Tắm nước nóng hay nước lạnh tốt cho sức khỏe?

Tắm nước lạnh hay tắm nước nóng đều có những lợi ích riêng. Tuy nhiên, tắm như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Lợi ích của tắm nước lạnh đối với sức khỏe

Mặc dù tắm nước lạnh nhanh có vẻ không giúp cơ thể thư giãn, nhưng nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với tắm nước nóng như:

tam nuoc nong hay nuoc lanh tot cho suc khoe ffc 5272539

Ảnh minh họa

Phục hồi sau khi tập luyện

Ngày nay, rất nhiều vận động viên đã tiến hành ngâm mình trong nước đá sau khi luyện tập. Tắm nước đá lạnh (cryotherapy) được biết đến như một liệu pháp giúp phục hồi nhanh, giảm đau ở các cơ bắp và nhức mỏi ở những vận động viên thực hiện những bài tập nặng.

Một phân tích tổng hợp năm 2018 xem xét các kỹ thuật phục hồi sau tập thể dục cho thấy rằng tiếp xúc với nước lạnh như ngâm nước đá lạnh và liệu pháp áp lạnh là một trong những cách tốt nhất để giảm viêm và mỏi cơ. Trên thực tế, ngâm nước lạnh làm giảm nhận thức của cơ thể về cảm giác đau và mệt mỏi đến 96 giờ sau khi tập thể dục, khi so sánh với việc phục hồi mà không có nó.

Giảm ngứa

Nếu bạn có làn da nhạy cảm, tắm nước lạnh thay vì nước nóng có thể giúp giảm ngứa vì tác dụng làm mát, chống viêm của nước lạnh. “Nó giúp khắc phục cảm giác ngứa, dù là tắm lạnh, chườm đá hay tắm mát”, Carrie Kovarik, MD, Phó giáo sư da liễu tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania nói…

Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn

Các nhà nghiên cứu cho rằng nước lạnh gây ra phản ứng căng thẳng ở mức độ thấp từ hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường khả năng phục hồi, vì vậy khi cơ thể bạn thực sự bị tấn công từ một căn bệnh nào đó, nó có thể phản ứng tốt hơn.

Tuy nhiên, khi đã bị bệnh, bạn nên tránh tắm nước lạnh cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Bởi tắm nước lạnh sẽ không thể chữa lành bất kỳ bệnh hoặc n.hiễm t.rùng nào sau khi bạn đã mắc bệnh.

tam nuoc nong hay nuoc lanh tot cho suc khoe eb2 5272539

Ảnh minh họa

Lợi ích sức khỏe của tắm nước nóng

Các vòi hoa sen nước nóng có thể là lựa chọn phù hợp với nhiều người, nhưng từ quan điểm da liễu, tắm nước nóng lại có hại cho làn da vì nước nóng sẽ loại bỏ dầu tự nhiên trên da nhanh hơn. Tắm nóng có thể làm khô da, đặc biệt nếu bạn bị bệnh mãn tính như bệnh chàm. Ngoài ra, tắm nóng có thể khiến bạn cảm thấy ngứa hơn vì chúng có thể khiến các tế bào trong da tiết ra histamine, một chất dẫn đến cảm giác ngứa.

Bỏ qua một số tác hại đối với làn da, việc tắm nước nóng có thể hữu ích trong một số trường hợp nhất định nếu bạn muốn:

Thư giãn cơ bắp

Tắm nóng có thể giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện khả năng phục hồi. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, ngâm chân trong nước nóng khoảng 45 phút trước khi tập thể dục làm giảm tổn thương cơ và đau nhức sau khi tập luyện.

Giảm triệu chứng hô hấp

Tắm nước nóng có thể là một cách tốt để giúp làm sạch nghẹt mũi. Đó là bởi vì đờm trong cổ họng và mũi của bạn sẽ được làm lỏng bởi hơi nước được tạo ra từ vòi sen nóng. Tuy nhiên, hơi nước này cũng có thể gây hại cho những người mắc bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính, xơ nang hoặc hen suyễn nghiêm trọng.

tam nuoc nong hay nuoc lanh tot cho suc khoe 4c2 5272539

Ảnh minh họa

Cải thiện giấc ngủ

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc đứng dưới vòi hoa sen nước nóng trong khoảng 20 phút có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng tắm nước nóng nhiệt độ 40 dến 43 độ C khoảng 90 phút trước khi đi ngủ giúp nhịp sinh học của cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ một cách tự nhiênvà cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tắm nước ấm là tốt nhất để giữ mát trong trời nóng

Mặc dù có vẻ hợp lý để hạ nhiệt trong cái nóng khi tắm lạnh, nhưng thực tế lại ngược lại vì cách da và hệ tuần hoàn của bạn phản ứng với nhiệt. Nếu bạn tắm nước lạnh, nhiệt độ da sẽ giảm và bạn sẽ cảm thấy mát mẻ hơn. Nhưng kết quả là, lưu lượng m.áu đến da cũng sẽ giảm và cơ thể sẽ không giải phóng nhiều nhiệt.

Mặc dù tạm thời bạn cảm thấy mát hơn, nhưng vì cơ thể không còn tỏa nhiều nhiệt qua da, nên tất cả lượng nhiệt vẫn được giữ bên trong khiến nhiệt độ lõi của cơ thể vẫn ở mức cao. Thay vào đó bạn nên tắm nước ấm, điều này sẽ giúp bạn giải nhiệt hơn theo thời gian. Theo các chuyên gia, nhiệt độ nước tắm khoảng 33 độ C là hiệu quả nhất.

Những điều không nên mắc phải khi tắm, để không bị đột quỵ

Tắm là một hoạt động vệ sinh cá nhân hàng ngày. Tuy nhiên có những thói quen trở thành kiêng kị khi tắm gây ảnh hưởng đế sức khỏe thậm chỉ gây đột tử.

nhung dieu khong nen mac phai khi tam de khong bi dot quy 9fa 4980933

Ảnh minh họa.

Không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng

Tắm nước nóng, lỗ chân lông sẽ giãn nở, giải phóng nhiệt lượng hiệu quả khiến cơ thể mát mẻ dễ chịu hơn. Nhiệt độ thích hợp nhất khi tắm vào mùa hè là khoảng 35-38 độ C tương đương với nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến da giảm chất tinh dầu (lipid béo), gây khô da. Nếu sử dụng máy hoặc bình nước nóng gia đình, bạn nên điều chỉnh và kiểm tra nhiệt độ nước trước khi sử dụng.

Bạn cũng nên chọn máy nước nóng có chất lượng cao, dễ điều chỉnh nhiệt độ để người lớn t.uổi có thể sử dụng thuận tiện và chức năng chống bỏng hiệu quả khi dùng cho trẻ nhỏ.

Không nên tắm quá muộn

Tuyệt đối bạn không nên tắm sau 23h bởi vào đêm muộn, nhiệt độ giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe. Điều đó gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và t.ử v.ong.

Hạn chế tắm quá lâu

Rất nhiều người có thói quen tắm lâu, ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn thoải mái. Tuy nhiên việc kéo dài thời gian tắm quá lâu cực kỳ có hại cho sức khỏe, làm cơ thể thêm mệt mỏi thậm chí tim bị thiếu m.áu và thiếu khí. Trường hợp nặng hơn có thể khiến co thắt động mạch vành, rối loạn nhịp tim và gây đột tử.

Không tắm khi vừa đi ngoài nắng về

Có nhiều người khi đi ngoài nắng hoặc khi vừa chơi thể thao xong thường chỉ ngồi vài phút sau đó chạy vào phòng tắm với hi vọng nước sẽ làm hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên việc tắm khi mồ hồi còn chưa ráo là điều nguy hiểm. Các lỗ chân lông lúc đó vẫn còn đang mở rộng, hơi nước sẽ ngấm qua những lỗ chân lông này vào cơ thể. Hậu quả là chúng ta sẽ rất dễ bị cảm ho, sốt, viêm phổi…

Tuyệt đối tránh việc tắm ngay khi vừa đi từ ngoài nắng về hoặc vừa mới tập thể thao xong, hãy lau khô mô hôi bằng khăn bông, ngồi khoảng 20 phút để cơ thể kịp thích nghi với môi trường bình thường trong phòng rồi hãy tính đến việc bước vào phòng tắm.

Nằm điều hòa ngay sau khi tắm

Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông m.áu trong cơ thể làm cho m.áu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đ.ập của tim và huyết áp. Đặc biệt với những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ gây tai biến, ảnh hưởng xấu tới tính mạng do dễ bị cảm lạnh.

Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp tắm xong vào bật điểu hòa và giảm nhiệt độ đột ngột sau một lúc cơ thể lạnh cóng, cứng người, khó thở dẫn đến suy hô hấp và khi đưa đến bệnh viện thì đã quá trễ.

nhung dieu khong nen mac phai khi tam de khong bi dot quy 5bb 4980933

Ảnh minh họa

Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong m.áu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng. Ảnh minh họa: Internet

Tắm khi quá no hoặc quá đói

Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong m.áu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.

Tắm sau khi uống rượu bia

Rượu bia chứa nhiều chất kích thích vì thế dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời, làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Nguy hiểm hơn điều này còn có thể gây vỡ mạch m.áu, ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Rất nhiều trường hợp tắm sau khi uống rượu bia dẫn tới huyết áp tăng cao dẫn tới bị đột quỵ.

Để tóc ướt đi ngủ gây ra bệnh đau đầu mãn tính

Một số người thường tắm gội vào ban đêm và đi ngủ với mái tóc chưa khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch m.áu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Chưa kể đến việc bạn đi ngủ với cái đầu ướt rất dễ dẫn đến tình trạng bị nấm đầu, ngứa đầu.

Tắm khi cơ thể mệt mỏi

Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn m.áu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Khi bạn tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra t.ử v.ong.

Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.

Không tắm nhiều lần trong ngày

Mồ hôi ra nhiều trong những ngày nóng nực khiến cơ thể nhớp nháp, cộng thêm nhiệt độ môi trường tăng cao khiến lúc nào chúng ta cũng có cảm giác “phừng phừng”. Có lẽ vì vậy nhiều người thường chọn cách tắm nhiều lần trong ngày sáng ngủ dậy là tắm, trưa tắm, chiều nấu cơm xong cũng tắm và có khi trước khi đi ngủ lại cố tắm thêm lần nữa.

Tuy nhiên, việc tắm quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Bởi việc tắm nhiều sẽ làm khô da, làm da mất đi các vi khuẩn có ích, thậm chí là còn gây hại cho da bởi sự tác động của các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *