Có một vài bệnh lý thần kinh nhãn khoa có khuynh hướng hay xảy ra với người cao t.uổi. Bệnh đôi khi diễn tiến lành tính, có khi là khúc dạo đầu của bệnh lý phức tạp đằng sau.
Những bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng đến người cao t.uổi bao gồm: lão thị, đột quỵ, hội chứng mắt sụt lún, thiếu m.áu thị thần kinh trước không do động mạch… Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là nguyên nhân t.uổi tác và các bệnh lý nền.
Lão thị
Mắt điều tiết là nhờ khả năng của thể thủy tinh và dây Zin co hẹp lại nhằm tăng năng lực khúc xạ, để giữ cho hình ảnh của sự vật luôn tập trung ở võng mạc và ngược lại. Lão thị là sự suy giảm năng lực điều tiết gia tăng cùng với t.uổi tác, điều này thể hiện rõ sau t.uổi 50.
Dưới 20 t.uổi lực điều tiết là 7-10 D, đến 50 t.uổi chỉ còn 0.50 D. Biểu hiện lần đầu của lão thị thường ở độ t.uổi 42-44, sau đó mắt giảm biên độ điều tiết đáng kể cho đến độ t.uổi 50-55. Điển hình là bệnh nhân nhìn mờ khi nhìn gần, mỏi mắt khi liếc nhìn, đau đầu thứ phát sau khó chịu tại mắt. Do vậy cần nhu cầu chiếu sáng cao hơn, cần đưa vật ra xa để nhìn rõ hơn.
Lão thị thường xuất hiện sau t.uổi 50.
Để chẩn đoán được năng lực điều tiết suy giảm người ta phải đo thị lực nhìn gần và nhìn xa rồi đưa ra biện pháp can thiệp khúc xạ, phục hồi khả năng nhìn gần cho bệnh nhân. Đo khúc xạ khách quan, soi bóng đồng tử có thể phát hiện thêm viễn thị ẩn, là tình trạng làm thiểu năng điều tiết nặng thêm, bao gồm cả lão thị.
Trong khi một số người lão thị do t.uổi già thì số còn lại rất khó xác định do nguyên nhân gì. Tuy vậy, có 2 tình trạng được cho là có thể phát sinh ra lão thị: Do nhân mắt và không do nhân mắt. Cho dù t.uổi tác được nêu ra trước tiên là lý do gây ra lão thị, những yếu tố khác cũng được nhắc tới bao gồm: bệnh hệ thống, thuốc men, chấn thương…
Lão thị thường được điều trị bằng kính thuốc (hai tròng hoặc đa tròng) để nhìn gần. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể hữu ích: đặt kính đa tròng nội nhãn, kính trong chiều dày giác mạc. Các phẫu thuật này làm trường nhìn sâu hơn nhưng có thể gây giảm độ tương phản hoặc thị lực nhìn xa.
Hội chứng mắt sụt lún
Đây là bệnh lý ngày càng gặp nhiều trên người cao t.uổi, gây lác. Các cơ vận nhãn vốn được bao bọc bởi các mô liên kết có chức năng hỗ trợ cơ vận nhãn như những chiếc ròng rọc. Thoái hóa trên người già làm tổ chức liên kết bị sa xuống và là nguyên nhân gây lác trong, lác đứng, giảm khả năng ngước lên trên và gây lác.
Trên phim MRI có thể nhìn rõ tổ chức liên kết của cơ trực ngoài, trực trên bị sa xuống. Nếu bệnh nhân không phát hiện ra song thị thì không cần điều trị đặc hiệu. Ngược lại, bệnh nhân sẽ được trang bị thêm lăng kính để điều trị nhìn đôi. Cũng có thể phẫu thuật sẽ giúp điều trị mắt sụt lún nến bệnh nhân không muốn hoặc không đáp ứng tốt với lăng kính.
Người cao t.uổi cần đi khám chuyên khoa mắt khi có những dấu hiệu bất thường.
Đột quỵ
Não và mắt cùng được cấp m.áu chung, do vậy nhìn mờ thoáng qua là dấu hiệu tiềm ẩn của đột quỵ, và cũng phải được điều trị. Mù thoáng qua có 50% là do thiếu m.áu động mạch cảnh và 50% trong số đó sẽ diễn tiến thành đột quỵ sau 3 năm. Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol m.áu, nguy cơ với động mạch vành là những yếu tố tổng hòa làm nên đột quỵ.
Các dấu hiệu thần kinh đến sớm như nhìn mờ một bên do tắc mạch, nhìn mờ 2 mắt kèm bán manh, nhìn mờ hai mắt có song thị đứng hoặc ngang có kèm theo thoáng qua là những dấu hiệu chỉ điểm của đột quỵ và cần lượng giá đột quỵ về phương diện thần kinh với chẩn đoán hình ảnh và theo dõi đột quỵ cũng như quản lý các bệnh toàn thân như là những yếu tố nguy cơ.
Bệnh lý thị thần kinh không do thiếu m.áu động mạch – NAION
NAION là bệnh lý thị thần kinh cấp tính thường gặp nhất trên bệnh nhân 50 t.uổi. Điển hình là bệnh nhân bị giảm hoặc mất thị lực cấp tính, một bên, đặc trưng là mất một phần thị trường phía dưới.
NAION điển hình có đi kèm với các bệnh lý nguy cơ của hệ mạch m.áu nhưng các yếu tố liên quan đến ngưng thở khi ngủ cũng được nhắc đến, t.iền sử dùng interferon alpha, thuốc ức chế phosphodiesterase và drusen gai thị. Không có thuốc điều trị NAION. Thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu, steroid được coi là có vai trò nào đó nhưng chưa được chứng minh.
Do đó, kiểm soát tốt các nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu và tập luyện, thay đổi chế độ ăn là những lời khuyên cần thiết đối với bệnh nhân để giảm biến chứng cho mắt. Thị lực sẽ không thay đổi từ tháng thứ 2 sau khi NAION khởi phát. Đã và đang có những điều trị thử nghiệm cho bệnh lý này, cả với thể cấp và mạn tính, sự lựa chọn nào cũng nên được bàn thảo với bệnh nhân. Tiên lượng thị lực thường tốt hơn trên người trẻ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Trên đây là những bệnh lý phổ biến nhất hay gặp ở người cao t.uổi. Có những ca bệnh phục hồi sớm và có những ca mất nhiều thời gian để phục hồi. Nhưng quan trọng nhất là thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần nhận biết để đi khám chuyên khoa mắt, được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Điều này không chỉ cải thiện thị lực mà còn là chất lượng sống cho người cao t.uổi. Đối với các bác sĩ chăm sóc mắt ban đầu, cần lưu ý để giúp cho điều trị, tham vấn cho người bệnh những bước cần thiết tiếp theo.
Chăm sóc đôi mắt cho người cao t.uổi
Với người cao t.uổi, mọi cơ quan trong cơ thể đều diễn ra quá trình lão hóa và đôi mắt cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Ở người cao t.uổi, các bệnh về mắt thường gặp như bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm t.uổi già, Glaucoma (bệnh thiên đầu thống), võng mạc tiểu đường, võng mạc cao huyết áp, mộng quặm mắt…
Những căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn vô cùng nguy hiểm và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa.
Phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng kỹ thuật phaco cho bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Việt-Nga Hạ Long.
Các bệnh về mắt thường gặp ở người cao t.uổi
Bệnh đục thủy tinh thể là căn bệnh thường gặp ở người cao t.uổi. Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể thường diễn biến chậm, không gây đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể có những yếu tố sau: Do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền, quá tình lão hóa tự nhiên, viêm màng bồ đào, bị trấn thương mắt… Hoặc thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ m.áu nhóm statin,thuốc trầm cảm.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu nào, khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn mới thấy các triệu chứng như: Giảm thị lực, mắt nhìn mờ hơn, có thể thấy các chấm đen trước mắt, bệnh nhân có cảm giác lóa mắt khi gặp ánh sáng mạnh và con ngươi sẽ chuyển dần từ màu đen sang màu trắng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh đục thủy tinh thể đó chính là phẫu thuật Phaco. Đây là phương pháp phẫu thuật dùng năng lượng từ đầu tuýp Phaco để tán nhuyễn thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ rất nhỏ, thay vào đó là một thủy tinh thể nhân tạo. Đây là phẫu thuật an toàn, hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay so với các phương pháp trước, diễn ra nhanh an toàn, không gây đau, không ra m.áu, không khâu, sẽ giảm được loạn thị và có thể xuất viện ngay trong ngày.
Người cao t.uổi còn mắc bệnh đục thủy tinh thể thứ phát. Do khi phẫu thuật Phaco, người bệnh lựa chọn thủy tinh thể chất lượng kém, dẫn đến thị lực bị mờ dần. Trường hợp này, bệnh nhân cấn đến bệnh viện để bác sĩ quét Laser, mắt sẽ sáng trở lại.
Bệnh Glaucoma (hay còn gọi là cườm nước hoặc thiên đầu thống) hay chứng tăng nhãn áp là một tình trạng nơi thần kinh thị giác mắt kết nối với não bị tổn thương. Bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu không phát hiện và điều trị sớm. Glaucoma thường xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thể thoát ra ngoài, làm tăng áp lực bên trong mắt và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác. Bệnh khá phổ biến, tuy nhiên bệnh không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì thế rất khó nhận ra.
Chứng tăng nhãn áp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa t.uổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người lớn ở độ t.uổi 70 và 80. Các biện pháp điều trị tăng nhãn áp bao gồm thuốc, phẫu thuật bằng tia laser mống mắt, phẫu thuật cắt bè cùng giác mạc, phẫu thuật đặt van dẫn lưu (van Ahmed). Bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân chính gây ra mù lòa, đây là kẻ thù thầm lặng lấy đi thị lực và phá hủy dần võng mạc làm mờ dần mắt. Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường trên võng mạc làm cho võng mạc bị tổn thương nặng, ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng thị giác.
Các giai đoạn của bệnh võng mạc đái tháo đường, gồm: Bệnh lý hoàng điểm do đái tháo đường thường gặp nhất, gây giảm thị lực ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là thể bệnh không phụ thuộc Insulin, từ 50-70 t.uổi. Và, bệnh lý võng mạc đái tháo đường t.iền tăng sinh, là hiện tượng tổn thương ở võng mạc, dẫn đến các tổn thương thiếu m.áu cục bộ, xuất huyết, xuất tiết và phù võng mạc.
Phương pháp điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường hiện đại nhất hiện nay đó chính là thử thị lực, soi đáy mắt và Laser quang đông để bảo vệ đáy mắt. Laser quang đông có tác dụng phá huỷ các tổ chức tân mạch võng mạc, ngăn chặn xuất huyết dịch kính võng mạc và phù hoàng điểm. Từ đó có tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và bảo tồn thị lực cho bệnh nhân, trường hợp bị nặng bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật.
Ở người già, bệnh mộng quặm cũng thường xảy ra khiến người bệnh cảm thấy mắt vô cùng khó chịu. Mộng mắt hay còn gọi là mộng thịt, đó là một khối tăng sinh phát triển hình tam giác trên bề mặt kết giác mạc, do thoái hóa của kết mạc nhãn cầu dưới tia cực tím (ánh nắng). Đầu mộng có thể chạm tới phần giác mạc, che phủ 1 phần con ngươi, xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt, người bị thường có độ t.uổi từ 40 đến 60 t.uổi, nhưng hiếm gặp ở t.rẻ e.m.
Người bị mộng thịt thường thấy đỏ mắt, ngứa mắt, mờ mắt, kích ứng mắt, khô mắt và có cảm giác như dị vật trong mắt. Một số bệnh lý khác gây lên mông quặm do bị viêm mắt hoặc sang chấn hậu phẫu. Viêm kết mạc cũng có thể dẫn đến biến chứng quặm mi như bệnh Pemphigus, mắt hột, bỏng hóa chất, hội chứng Stevens-Johnson.
Hiện nay phương pháp tối ưu đem lại kết mong muốn là sử dụng phương pháp phẫu thuật quặm.
Lấy lại thị lực cho người già bằng công nghệ hiện đại
Với những bệnh lý về mắt như trên, người cao t.uổi có thể đến các cơ sở y tế để khám, điều trị. Tại Quảng Ninh, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt – Nga Hạ Longđã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Liên bang Nga đáp ứng yêu cầu khám, điều trị các bệnh về mắt cho người dân trên địa bàn tỉnh.
8 tháng trước, ông Bùi Văn Hải (60 t.uổi, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) có dấu hiệu nhìn mờ nên đến Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long để khám và được chẩn đoán bị đục thủy tinh thể. Ông đã quyết định phẫu thuật Phaco cả 2 mắt. Đến nay, mắt của ông Hải đã hoàn toàn hồi phục.
“Sau khi được tư vấn, tôi hoàn toàn yên tâm thực hiện phẫu thuật Phaco tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long. Đôi mắt của tôi đã hoàn toàn nhìn sáng rõ, nhờ vậy việc đi lại, sinh hoạt thuận lợi hơn trước nhiều, cảm ơn bác sĩ giúp chúng tôi thoát khỏi cảnh mù lòa của t.uổi già”, ông Hải chia sẻ.
Trong tháng 6 và 7/2020, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt – Nga Hạ Long đã tổ chức khám mắt nhân đạo cho gần 2.000 người cao t.uổi tại 2 TX Đông Triều và huyện Cô Tô.
Trong phẫu thuật Phaco, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt – Nga Hạ Long duy trì áp dụng nhân thủy tinh thể chất lượng cao cho bệnh nhân, như: AT Lisa Multifocal1809 ( Mỹ). Tecnis 1 ZCBOO (Mỹ), Hoya Isert 251 (Nhật Bản). Tiến sĩ, bác sĩ Naidiuk Dmitrii, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long, chia sẻ: Khi phẫu thuật Phaco, người bệnh cần lựa chọn thủy tinh thể theo độ t.uổi và chất lượng để duy trì thị lực vĩnh viễn. Cùng với đó, từ sau 40 t.uổi, mọi người nên kiểm tra mắt định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh. Bên cạnh đó, cần cung cấp cho mắt các dưỡng chất cần thiết như kẽm, vitamin B2, lutein, zeaxanthin để giúp nuôi dưỡng tế bào mắt khỏe mạnh và phòng ngừa lão hóa.
Ngoài ra, các y bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long còn triển khai các kỹ thuật can thiệp giữ thị lực cho người bị tiểu đường bằng phương pháp Laser quang đông đáy mắt, phẫu thuật chuyển mạch cho người bị Glacoma, phẫu thuật mở rộng tuyến lệ, phẫu thuật mộng, cắt mí sụp, chỉnh mí quặm, chỉnh lác… để điều trị các bệnh lý về mắt cho người cao t.uổi.