Một chấn thương có thể làm đám rối thần kinh cánh tay tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau và tạo ra mức độ liệt khác nhau: liệt một phần hoặc toàn bộ (nếu đứt toàn bộ thì liệt luôn cả khu vực).
Báo Sức khỏe&Đời sống mở chuyên mục Tư vấn thẩm mỹ nhằm giải đáp những thắc mắc của bạn đọc trong lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ.
Người tư vấn: Đại tá – TS.BS. Nguyễn Huy Thọ (ảnh) , nguyên Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật hàm mặt và Tạo hình – Bệnh viện TW Quân đội 108, Uỷ viên Hội đồng Khoa học Sở Y tế Hà Nội.
Tôi có quen một cháu bé người dân tộc Đan Lai, thuộc vùng sâu vùng xa của huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Năm nay cháu lên 6 t.uổi, đang có nguy cơ bị liệt tay vì tháng 10/2012, cháu bị ngã, đứt gân ở nách cánh tay phải. Hiện tại cánh tay của cháu không cử động được, các ngón tay và cánh tay đang có dấu hiện teo đi.
Các bác sĩ ở Nghệ An nói cháu phải được mổ để nối gân càng sớm càng tốt, nhưng gia đình không có t.iền nên lại đưa cháu về.
Thấy hoàn cảnh gia đình cháu quá khó khăn, tôi muốn kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ nhưng thực sự không biết chi phí cho một ca mổ như trường hợp của cháu hết bao nhiêu t.iền, cháu phải nằm viện bao nhiêu lâu và nên vào khoa nào, bệnh viện nào ở Hà Nội. Mong bác sĩ cho tôi những sự chỉ dẫn cụ thể. Tôi xin cảm ơn!
Tuấn Thi (TP.Vinh – Nghệ An)
Ảnh minh họa
Tôi rất đồng cảm với anh về việc muốn giúp đỡ cháu. Qua thư anh viết, tôi chưa rõ cháu bị thương trong hoàn cảnh nào, có bị sai khớp không, có bị gãy xương cánh tay, đứt dây thần kinh không…
Tôi xin cung cấp một số bệnh lý vùng nách để anh có thể hình dung rõ hơn: Hố nách có một đám rối thần kinh cánh tay, chi phối hoạt động toàn bộ nhóm cơ, từ cánh tay đến cẳng tay và bàn tay, 3 dây thần kinh chính (trụ, giữa, quay) quyết định toàn bộ hoạt động của cánh tay.
Một chấn thương có thể làm đám rối thần kinh cánh tay tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau và tạo ra mức độ liệt khác nhau: liệt một phần hoặc toàn bộ (nếu đứt toàn bộ thì liệt luôn cả khu vực).
Vì các bác sĩ ở Nghệ An bảo có thể nối gân cho cháu (chúng tôi nghĩ rằng đó là phẫu thuật chuyển gân), nên tôi nghĩ cháu không bị đứt hoàn toàn, bởi một số nhóm cơ nào đó vẫn có thể hoạt động được.
Về chi phí, mọi điều trị về dây thần kinh đều tốn kém. Trường hợp thứ nhất, nếu cháu chỉ cần chuyển gân thì thật may mắn vì đây là phẫu thuật đơn giản nhất. Người ta sử dụng cơ vẫn còn hoạt động, chuyển vị trí bám của nó để thay thế cơ bị liệt, tạo ra những hoạt động cơ bản của bàn tay như cầm, nắm để bệnh nhân tự phục vụ bản thân.
Trường hợp thứ hai, nếu bệnh nhân bị đứt một số sợi trục của thần kinh sẽ được chỉ định nối ngay hoặc sau 6 tháng nối lại dây thần kinh. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn dây thần kinh bị dập nát rồi nối lại. Nếu thần kinh bị mất đoạn quá dài thì phải ghép dây thần kinh. Các bệnh viện có khoa chấn thương ở Hà Nội đều thực hiện được 2 trường hợp trên.
Trường hợp thứ 3, toàn bộ nhóm dây thần kinh ở nách bị nhổ ra, cả 3 dây thần kinh lớn đều không hoạt động được, giống như một cái cây bị nhổ từ gốc, bắt buộc phải có kỹ thuật nối dây thần kinh xuyên ngực.
Sử dụng dây thần kinh ở nhóm bên lành nối liên thông sang bên liệt. Trường hợp này ít cơ sở y tế làm được vì nó phụ thuộc vào kỹ thuật, phương tiện ( kính hiển vi phẫu thuật). Theo tôi được biết thì Viện Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện TƯQĐ108) chuyên về lĩnh vực này.
Chi phí cho một ca mổ chuyển gân khoảng từ 10 đến 20 triệu và nằm viện khoảng 10 ngày. Chi phí cho vi phẫu thuật khoảng từ 30 đến 50 triệu, và có thể phải mổ thành nhiều chặng, mỗi chặng cách nhau khoảng 6 tháng, chưa kể những lần đi khám phụ. Nếu có điều kiện, bạn nên giúp cháu đi khám càng sớm càng tốt, để có hướng điều trị kịp thời.
Nối thành công động mạch ngón tay trỏ bị máy cưa cắt đứt
Bệnh nhân nam, 38 t.uổi trong lúc làm việc bị máy cưa gỗ cắt vào ngón tay trỏ bàn tay phải, làm đứt gân gấp, đứt 2 động mạch, thần kinh…
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nối động mạch cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC).
Tại Bệnh viện Đa khoa 115 (Nghệ An), sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đ.ánh giá tổn thương và nhận thấy đây là ngón có chức năng quan trọng cũng như là bàn tay thuận của bệnh nhân, ê kíp mổ Khoa Chấn thương chỉnh hình đã nhanh chóng phối hợp với các bác sĩ Khoa Gây mê hồi sức để tiến hành ca phẫu thuật.
Kíp mổ đã sử dụng dụng cụ nối vi phẫu bằng cách khâu nối mạch m.áu dưới kính hiển vi phẫu thuật. Sau 2 giờ 30 phút, các bác sĩ đã nối thành công mạch m.áu, gân cơ… trả lại bàn tay nguyên vẹn cho bệnh nhân.
Ngón tay của bệnh nhân sau phẫu thuật (Ảnh: BVCC).
Sau điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định tập phục hồi chức năng tại gia đình.
Bệnh nhân đã đi làm trở lại sau 10 ngày ra viện. Đến nay, bệnh nhân đã làm được hầu hết các công việc trước đây.
Tổn thương do máy cưa là loại tổn thương gây dập nát. Đây là các yếu tố nguy cơ gây tắc mạch sau mổ. Việc tiếp nhận xử trí các tổn thương này đòi hỏi trình độ chuyên môn của các bác sĩ cũng như trang thiết bị hiện đại để phục hồi cho bệnh nhân.