Khi cơ thể gửi 4 tín hiệu này, mẹ bầu cần nhanh chóng bổ sung dinh dưỡng kẻo làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
1. Chuột rút bắp chân khi ngủ
Khi thai được khoảng 20 tuần, xương của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng, nhu cầu về canxi tăng cao. Nếu mẹ bầu bị thiếu canxi thì biểu hiện cơ thể dễ thấy nhất là chuột rút ở bắp chân. Thông thường, sau 13 tuần thai, mẹ bầu nên bổ sung canxi định kỳ. Ngoài ra, bạn nên tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời để thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể.
2. Chuyển động của thai nhi giảm dần
Bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ, nếu mẹ bầu cảm thấy thai nhi cử động thường xuyên, nghĩa là em bé đang rất khoẻ mạnh và được nuôi dưỡng tốt. Tuy nhiên, nếu thai nhi lười vận động thì mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
3. Mẹ bầu tăng cân quá chậm
Để giữ được vóc dáng thon gọn, hầu hết các bà mẹ đều hạn chế ăn uống trong khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần theo dõi cân nặng của bản thân và thai nhi. Nếu mẹ hoặc thai nhi tăng cân chậm, bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để giúp bé phát triển nhanh chóng.
4. Kích thước tử cung
Kích thước tử cung thường được đo khi khám thai. Kích thước tử cung tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Giá trị kích thước tử cung sẽ dùng để phản ánh sự phát triển của thai nhi. Nếu kích thước tử cung thay đổi ít, bạn cần nhanh chóng bổ sung các chất dịnh dưỡng.
Trên thực tế, việc mẹ bầu thiếu dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi mà còn gây ra những ảnh hưởng về thể chất cho chính người mẹ.
Thiếu dinh dưỡng khi mang thai gây ra những tác hại gì?
Đối với phụ nữ mang thai
1. Bà bầu thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, axit folic hay vitamin B12 sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu m.áu.
2. Nếu thai phụ thiếu các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen sẽ dễ gây tăng huyết áp thai kỳ.
3. Nếu bà bầu thiếu canxi, cơ thể dễ bị suy nhược, chóng mặt và chuột rút.
4. Nếu bà bầu thiếu iốt trong cơ thể sẽ gây mất cân bằng sản xuất hormone tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
Đối với thai nhi
1. Thai nhi bị suy dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ khiến phôi thai phát triển sớm hơn mức bình thường. Vì sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên chủ yếu phụ thuộc vào lượng progesteron trong cơ thể người mẹ.
2. Đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, dinh dưỡng không đủ có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ. Trí thông minh của trẻ sau khi chào đời sẽ thua kém trẻ bình thường.
3. Nếu cơ thể bà bầu thiếu trầm trọng chất đạm, vitamin và các nguyên tố vi lượng có thể gây sẩy thai, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của thai nhi.
Thai nhi phát ‘tín hiệu SOS’ khi mẹ bầu cứ vô tư ‘nạp’ 4 loại thực phẩm không lành mạnh
Mẹ ơi, bé nằm trong bụng sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi mẹ thường xuyên ăn những loại thực phẩm không lành mạnh này đấy.
Việc ăn uống trong khi mang thai là một vấn đề quan trọng mà mẹ bầu nào cũng cần phải lưu ý. Bởi lúc này, dinh dưỡng mẹ nạp vào không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mẹ mà còn cả cho em bé ở trong bụng nữa. Do đó, mẹ hãy ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các vi chất cần thiết cho thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy tránh xa những loại thực phẩm không lành mạnh này nhé. Bởi mẹ cứ vô tư “nạp” vào sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể và thai nhi trong bụng đấy.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng cần kiểm soát cân nặng. Một số mẹ bầu có xu hướng thích ăn nhiều đồ ngọt hơn khi mang thai. Tuy nhiên việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến cân nặng tăng vọt, hàm lượng chất béo trong cơ thể tiếp tục tăng lên quá đà và khiến cơ thể mẹ thêm gánh nặng. Bên cạnh đó, do quá trình chuyển hóa khi mang thai nên mẹ ăn nhiều đồ ngọt có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, thai nhi bị dị tật.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng không nên ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Tuy rằng những đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ khiến chị em có cảm giác ăn uống hơn. Nhưng chính thói quen xấu này sẽ mang đến những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể như tồn dư chất độc từ đồ ăn được dùng dầu chiên rán nhiều lần. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.
Đồ ăn cay nóng
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng chán ăn, ăn không cảm nhận rõ mùi vị. Việc ăn đồ ăn cay nóng phần nào kích thích vị giác, giúp chị em ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên mẹ bầu hãy hạn chế điều này bởi ăn nhiều đồ cay nóng có thể khiến cơ thể bị nóng trong, gây ra chứng táo bón. Mẹ bầu ăn đồ cay nóng nhiều cũng dễ bị ợ hơi, ợ nóng vì tăng sự sản xuất axit trong dạ dày.
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn đồ cay nóng quá nhiều cũng sẽ dẫn đến chứng táo bón. Nếu chứng táo bón tiếp diễn trong thời gian mang thai quá lâu, mẹ sẽ có thể bị trĩ.
Đồ muối chua
Đồ muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi… cũng có thể giúp mẹ bầu kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Nhưng bên cạnh đó đồ muối chua cũng khiến mẹ bầu tăng nồng độ natri trong cơ thể, gây mất nước, ảnh hưởng đến lượng nước ối cung cấp cho thai nhi. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm muối chua còn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi, thậm chí con còn tăng khả năng bị chứng cao huyết áp khi lớn lên.