Trong chiếc váy hồng, Thủy Tiên cười rạng rỡ, cất lời hát “Ơi cuộc sống mến thương” cùng bệnh nhân ung thư vú.
Đặng Trần Thủy Tiên, 20 t.uổi, ở Hải Phòng, là hoa khôi truyền cảm hứng của cuộc thi Duyên dáng ngoại thương năm 2019. Cô phát hiện ung thư vú từ tháng 7/2019, tham gia thi nhan sắc với mái đầu trọc.
N.ữ s.inh Đại học Ngoại Thương không còn mái đầu trọc như cách đây hơn một năm khi bắt đầu điều trị ung thư vú. Thay vào đó là mái tóc đen, dài chấm cổ, được cắt gọn gàng. Thủy Tiên cao 1,7 m, nổi bật giữa 156 bệnh nhân ung thư vú khác tại buổi chụp ảnh nhân tháng hành động Tầm soát sớm và nâng cao nhận thức về bệnh K vú trong cộng đồng hôm 3/10.
Từ khi mắc ung thư vú, cô thường xuyên tham gia những buổi thiện nguyện cho bệnh nhân ung thư trên cả nước, bên cạnh việc điều trị.
Tiên giọng nhí nhảnh, cười nói: “Tuy chưa khỏi bệnh nhưng cơ thể mình khỏe lắm, không ốm như mọi người nghĩ đâu. Mình có thể tham gia các hoạt động thiện nguyện để truyền cảm hứng đến các bệnh nhân ung thư vú như mình, mong họ có động lực vượt qua mọi khó khăn”.
Dứt lời, Tiên bắt nhịp cho các bệnh nhân hát lại ca khúc “Ơi cuộc sống mến thương” một lần nữa, sau đó cùng mọi người chụp những bức ảnh kỷ niệm. Sau hơn một năm điều trị bệnh, hiện tại, cô gái chỉ còn một lần hóa trị nữa là chính thức được ra viện, hoàn tất phác đồ điều trị, phải theo dõi trong vòng 5 năm.
Thủy Tiên (giữa) cùng các bệnh nhân ung thư vú tại buổi chụp hình ngày 3/10. Ảnh: Thúy Quỳnh
Thủy Tiên phát hiện ung thư vú vào tháng 7 năm ngoái, trong một lần tắm và tình cờ s.ờ n.gực thấy có cục hạch cứng. Cô gái tìm hiểu thông tin về ung thư vú, song nghĩ “còn trẻ, ít khả năng bị ung thư vú nên quên bẵng đi”.
Một tuần sau, Tiên đến bệnh viện tỉnh khám, kết quả sinh thiết khẳng định bị ung thư vú giai đoạn 2A – khối u tương đương kích thước quả chanh. Kết quả Bệnh viện K một lần nữa xác nhận bị ung thư vú. Cô gái bắt đầu hành trình chữa trị, đầu tiên là phẫu thuật cắt nửa bên ngực trái.
Khi mổ, bác sĩ phát hiện hạch di căn đến nách. Tiên phải nghỉ học ở trường, tiến hành hóa trị. Bác sĩ Lê Thị Yến, Phó trưởng khoa Nội 6, Bệnh viện K, cho biết phác đồ điều trị cho Tiên là truyền hóa trị trong vòng một năm và theo dõi tiến trình của bệnh 4 năm nữa.
Một tuần một lần, cô gái cùng bố từ Hải Phòng đến Hà Nội, điều trị hai ngày rồi lại về nhà. Đợt đầu tiên vào thuốc, cô vô cùng mệt, rụng tóc, nôn nao, móng tay móng chân đen, da sạm, cơ thể gầy đi trông thấy. Khi quen dần với thuốc, Tiên dần thấy cơ thể khỏe lên, đến cuối năm 2019 thì khỏe hẳn. Bác sĩ nhận định: “Tiên đáp ứng điều trị tốt, sức khỏe cải thiện hơn rất nhiều”.
Tiên không còn phải hóa trị một tuần một lần như trước, thay vào đó là 20 ngày mới truyền hóa trị một lần. Đầu năm 2020, cô gái bắt đầu đi học trở lại cùng các em sinh viên năm 2.
“Những buổi đầu tiên đi học lại, mình rất ngại vì mọi người cứ nhìn, với sợ mình còn ốm”. Ban đầu, Tiên chỉ ngồi cùng với mấy bạn cũng học lại giống mình, về sau thân hơn thì quen gần hết cả lớp. “Giờ mọi người coi mình là người bình thường rồi”, Tiên cười nói.
Giọng cô gái háo hức khi nhắc đến việc học tập ở trường. Nhớ lại một năm trước đây, không được đi học, lúc nào cũng chỉ quanh quẩn đến viện, về nhà, với Tiên, “đó là khoảng thời gian mơ hồ và nhàm chán”. Nhìn các bạn năng động, được ra ngoài gặp gỡ mọi người, Tiên không tránh khỏi những lúc tủi hờn. Vì thế, khi quay trở lại, cô gái không giấu nổi niềm vui. “Đến trường được học tập, được giao tiếp, đôi khi mình quên đi việc mình bị bệnh”.
Có những lúc phải nghỉ học bởi trùng với lịch điều trị, song Tiên được các thầy cô giáo ở trường luôn tạo điều kiện.
“Giờ truyền hóa chất với mình nhẹ nhàng lắm, vì quen rồi. Với cả, mình khỏe nên nhanh phục hồi lại. Hôm trước truyền thì hôm sau không thấy mệt nữa”, Tiên kể. Những lần truyền hóa chất về sau, cô gái có thể tự đi một mình, không cần người thân đưa đi.
Thủy Tiên hoàn toàn khỏe mạnh và có thể tham gia các hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Thúy Quỳnh
Thủy Tiên vẫn duy trì thói quen sinh hoạt bằng cách dậy từ 5 giờ sáng tập thể dục, ăn uống theo chế độ nghiêm ngặt, hạn chế ăn đường và thịt đỏ, ngủ đủ giấc. Sau khi giành danh hiệu Hoa khôi truyền cảm hứng, cô gái tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện cho bệnh nhi ung thư.
Có dịp, Tiên cùng các bác sĩ Bệnh viện K đến từng phòng, từng giường bệnh, trao quà cho các bệnh nhân điều trị ung thư tại viện. Tiên nói danh hiệu “Hoa khôi truyền cảm hứng” Đại học Ngoại thương Hà Nội cũng chính là điều mà cô mong muốn chuyển tới những người bệnh như mình.
“Mình cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm hơn, lúc nào cũng phải vui vẻ, không chỉ cho bản thân mình mà còn là để lan tỏa đến nhiều người khác”, cô gái chia sẻ.
Tiên trao quà cho các bệnh nhi ung thư tại viện, Ảnh: Nhân vật cung cấp
Gần 20 ngày nữa là đợt hóa trị cuối cùng theo phác đồ của Tiên tại Bệnh viện K. Nhắc đến triển vọng sắp được xuất viện, Thủy Tiên mắt sáng lên, cười tươi, khua chân múa tay liên hồi. Nhưng chỉ vài phút sau, giọng cô lắng xuống.
“Nhìn lại một hành trình mình đã đi được nửa già và chuẩn bị đến hồi kết, thực sự có rất nhiều cảm xúc. Mình cảm thấy biết ơn khi mọi người xung quanh đồng hành cùng mình trải qua quãng đường ấy. Có nước mắt, nụ cười, nhưng tựu chung lại là một hành trình tuyệt vời, mình cảm thấy cứng rắn hơn”.
“Có lẽ sẽ không còn khó khăn nào có thể làm mình gục ngã được nữa. Mình mong cuộc đời phía trước sẽ luôn màu hồng, như chiếc váy này”, Tiên nói.
Chuyên gia chỉ “bí kíp” ngừa ung thư vòm họng
Các dấu hiệu ung thư vòm họng rất mờ hồ khó phát hiện sớm, khoảng 98% đến viện ở giai đoạn muộn nên điều trị gặp nhiều khó khăn.
Các bác sĩ khuyên rằng, nên hạn chế ăn mặn, vì ăn quá nhiều muối là nguy cơ gây ung thư vòm họng. Ảnh: ST
Theo Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM), các triệu chứng của ung thư vòm họng rất mơ hồ, khi có các triệu chứng tái đi tái lại như nghẹt mũi, xịt mũi ra mủ hoặc m.áu, người bệnh nên đến bác sĩ tai mũi họng để tầm soát, chẩn đoán ung thư.
Ung thư vòm họng khó can thiệp bằng phẫu thuật, do đó các liệu pháp kết hợp giữa hoá trị và xạ trị là những lựa chọn khả thi hơn cả.
Ở giai đoạn sớm, xạ trị đơn thuần có thể kiểm soát được tế bào ung thư. Tỉ lệ xạ trị ngay giai đoạn đầu có thể kéo dài thời gian sống thêm 5 năm đạt tới 97-100%.
Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỉ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp từ 10% – 40%. Do đó nếu ung thư vòm họng không phải giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ phối hợp hoá – xạ trị.
Với ung thư vòm họng di căn, vị trí đầu tiên thường là di căn xương, nền sọ, kế đó là di căn phổi, gan. Khoảng hơn một nửa bệnh nhân có nhiều hơn một vị trí di căn.
Tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư vòm họng, tuy nhiên theo nghiên cứu tại Mỹ từ 2009 đến 2015 cho thấy, số người sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 82%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 73%, giai đoạn 4 là 48%.
Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tâm lý của bệnh nhân mà thời gian sống của họ có thể khác nhau.
Còn tại Anh, có khoảng 80% bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ sống được ít nhất 1 năm kể từ khi chẩn đoán, 50% sống được sau 5 năm.
Các bác sĩ khuyên rằng, nên hạn chế ăn mặn, vì ăn quá nhiều muối là nguy cơ gây ung thư vòm họng. Rượu chứa nhiều chất cồn, mỗi ngày kích thích vùng khoang miệng của chúng ta chắc chắn sẽ gây thay đổi tế bào học vùng khoang miệng, từ đó gây ra nhiều bệnh lý khác chứ không chỉ có ung thư vòm họng.
Ngoài ra, hút t.huốc l.á rất có hại. Trong khói thuốc có gần 238 các chất độc hại khác nhau, có thể kích thích vùng vòm họng, là một trong những yếu tố nguyên nhân gây ung thư vòm họng.
Một số nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, chúng ta hít phải các bụi độc hại, ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ung thư vòm họng.