Ruột là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nếu đường ruột gặp vấn đề thì bạn sẽ khó thu về được lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Với nhịp sống hiện đại ngày càng bận rộn, mọi người sẽ không thể duy trì các thói quen lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Trong khi chúng ta thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe của tim mạch, gan, thận và các bộ phận khác thì sức khỏe của đường ruột cũng là điều cần được lưu ý.
Khi đường ruột gặp vấn đề, cơ thể bạn sẽ tiêu hóa thức ăn kém hơn và làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Dưới đây là 6 thói quen thường gặp gây ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột mà bạn cần sửa ngay.
1. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Những người thường xuyên ăn các món nướng, hun khói, chiên, ngâm… rất dễ tồn đọng nhiều độc tố trong cơ thể. Và nếu không tìm cách giải phóng độc tố thì các chất độc hại này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột theo đường ăn uống.
Nếu tế bào thành ruột bị tổn thương do các chất độc tích lại lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh đường ruột như viêm ruột, loét ruột, ung thư ruột… Vì vậy, bạn nên tìm cách cân đối lại khẩu phần ăn hàng ngày. Hãy chủ động ăn nhiều rau xanh và giảm bớt những loại thực phẩm dễ gây kích thích như đồ cay, đồ chiên xào dầu mỡ, từ đó sẽ tránh được những tác hại lên thành tế bào ruột.
2. Uống rượu
Việc uống rượu trong một thời gian dài dù với số lượng bao nhiêu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài gây kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa, tác động của rượu đối với gan cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Nhiều người mắc bệnh gan do uống rượu nhiều, hậu quả là dẫn đến xơ gan.
Do đó, nếu bạn có thể hạn chế tiêu thụ rượu vào người thì chắc chắn sức khỏe đường tiêu hóa lẫn cơ quan gan của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
3. Thức khuya nhiều
Giới trẻ thời nay thường có thói quen thức khuya thường xuyên, nhưng không hề biết rằng điều này có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột. Nguyên nhân là do thói quen thức khuya có thể gây rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến tình trạng rối loạn hệ thống trao đổi chất, từ đó dễ sinh ra táo bón mãn tính, tiêu chảy và các vấn đề khác.
Bên cạnh đó, thức khuya nhiều còn khiến cơ thể tiêu hao năng lượng. Việc thường xuyên ăn đêm do thức khuya cũng có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột.
4. Lười vận động
Tùy theo đặc thù công việc hoặc do thói quen cá nhân của nhiều người nhưng nếu bạn mắc phải thói quen lười vận động thì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Ngồi lâu chẳng những khiến m.áu quanh h.ậu m.ôn lưu thông kém mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Mặc khác, thói quen ngồi lâu cũng sẽ làm nhu động ruột làm việc chậm lại, dễ gây táo bón. Nếu tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày không giải quyết được cũng sẽ gây hại lớn cho đường ruột.
5. Không điều khiển được cảm xúc
Những tác động xấu gây ảnh hưởng đến tâm trạng lâu dài cũng dễ gây căng thẳng, lo lắng, bồn chồn và dần dần ảnh hưởng đến nhịp sinh học của hệ tiêu hóa, từ đó gây táo bón mãn tính, hội chứng ruột kích thích và các bệnh khác có liên quan mật thiết đến ảnh hưởng của tâm trạng xấu.
6. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên mà không theo chỉ định từ bác sĩ cũng dễ sinh ra tình trạng kháng thuốc và ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, cơ thể sẽ khó hấp thu và tiêu hóa tốt thức ăn, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và các triệu chứng khác.
3 thứ “hung thần” khiến dạ dày, đường ruột sợ hãi nhất: Bạn có đang làm hàng ngày không?
Dạ dày và đường ruột được ví là “nhà máy” tiêu hóa thức ăn, nuôi dưỡng cơ thể. Khi chúng có vấn đề, toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là 3 thứ khiến dạ dày sợ nhất.
Dạ dày, đường ruột là “nhà máy” tiêu hóa thức ăn, cần phải chăm sóc thật tốt
Ai cũng biết rằng dạ dạy và đường ruột là hai bộ phận quan trọng hàng đầu trong hệ tiêu hóa. Nhưng thực tế cho thấy rằng, càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh về đường tiêu hóa. Nhẹ thì trướng bụng, khó tiêu, sau đó là viêm đau dạ dày, nặng hơn nữa có thể là các căn bệnh nguy hiểm, thậm chí ung thư.
Trong cuộc sống, nhiều người bị khó chịu hoặc xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa, điều này liên quan nhiều đến thói quen ăn uống không điều độ, cách ăn sai, ăn uống thiếu chất trong thời gian lâu dài.
Đối với việc dưỡng sinh và chăm sóc dạ dày, đường ruột, chúng ta hãy cùng điểm qua một số vấn đề dạ dày và đường ruột sợ nhất mà mỗi người cần biết sớm để tránh.
1, Sợ lạnh nhất
Theo quan niệm Đông y, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng được so sánh như quả cầu lửa hoặc quả cầu băng, sau khi ăn xong sẽ gây ra phản ứng căng thẳng hoặc co thắt trong dạ dày và làm cho hoạt động tiêu hóa vốn rất nhẹ nhàng trở nên náo động, ồn ào bất thường.
Dạ dày ưa nhiệt độ ấm áp, vì vậy nhiệt độ của bữa ăn và súp nên được giữ ở mức khoảng 37 càng tốt. “Lạnh” ở đây không chỉ bao gồm thức ăn có chứa trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp, mà còn bao gồm các thuộc tính của thực phẩm (thực phẩm tính hàn theo quan niệm của Đông y). Do vậy, những người bị đau bụng ăn đồ lạnh càng ít càng tốt.
Bên cạnh đó, việc giữ ấm dạ dày và đường ruột là phần quan trọng nhất, vì để lạnh lâu trong bụng có thể gây co thắt dạ dày hoặc các vấn đề tồi tệ hơn.
2, Sợ thịt cá muối (kiểu Trung Quốc)
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày của cư dân miền bắc Trung Quốc cao hơn nhiều so với miền nam Trung Quốc, một trong những lý do quan trọng là họ thường ăn thịt muối xông khói và cá muối (kiểu Trung Quốc).
Đồ muối chế biến kiểu truyền thống TQ chứa nhiều nitrit và amin bậc hai, có thể tổng hợp hợp chất nitrosamine dưới độ chua thích hợp trong dạ dày hoặc tác động của vi khuẩn, có nguy cơ gây ra ung thư ở một số trường hợp.
Cá hun khói và thịt xông khói kiểu Trung Quốc chứa nhiều chất gây ung thư, chẳng hạn như 3-4 benzopyrene và Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAHs).
Thực phẩm chiên, nướng, cháy và dầu ăn ở nhiệt độ cao tái sử dụng cũng chứa các chất gây ung thư như vậy và nên được tiêu thụ ít hơn.
Trong các món dưa muối kiểu Trung Quốc thường để lâu ngày, nhiều muối, có thể chứa các chất độc hại, có thể gây kích ứng, đồng thời có thể khiến vi khuẩn tích tụ trong dạ dày và ruột, gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, nên tỷ lệ mắc bệnh ung thư hiện nay rất cao thường liên quan đến lối sống và chế độ ăn uống.
3, Sợ rượu
Axit dạ dày chỉ có thể được tiết ra khi có kích thích tương ứng, nhưng bất kỳ kích thích quá mức nào cũng sẽ gây tổn thương cho dạ dày.
Do đó, chế độ ăn cần ít dầu mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, E và vitamin B, tăng cường ăn đạm một cách hợp lý để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đồng thời, nên kiểm soát việc uống trà mạnh (trà đậm đặc), cà phê, rượu và các thức ăn gây kích thích.
Tốt hơn hết là lúc bình thường nên uống ít rượu bia để không gây kích ứng lớn cho dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa. Thay vào đó, lời khuyên là bạn nên ăn nhiều rau quả tươi và uống nhiều nước hơn.
Ba thói quen ăn uống không tốt cho dạ dày và ruột được giới thiệu ở trên, không biết các bạn có hiểu biết về những lời khuyến cáo nhỏ này không. Các vấn đề về dạ dày và ruột là vấn đề thường gặp. Vì vậy, để bảo vệ nó, bạn phải chú ý thói quen ăn uống và tránh đồ ăn lạnh.