Viết cho những người đang trải qua ung thư

LTS: Đỗ Nguyễn Trường Hải – chàng kiến trúc sư quy hoạch 26 t.uổi từng gây ấn tượng mạnh trong chương trình “Người ấy là ai” với thông điệp nhiều cảm xúc “nghĩ khác về bệnh ung thư”.

Nhận lời mời tham gia dự án cộng đồng “Thị dân sống khỏe: Đối diện ung thư” của Người Đô Thị, Trường Hải đã gửi đến tòa soạn bài viết này, để chia sẻ cặn kẽ hơn biến cố ung thư anh đã trải qua và những suy nghĩ gửi gắm đến mọi người, để có ứng xử kịp thời, đúng đắn với sức khỏe của mình.

Từ lâu mình đã có một hạch cứng ở cổ. Lúc nó mới xuất hiện, mình có đi bệnh viện khám nhưng bác sĩ khi ấy không nghĩ là biểu hiện bệnh. Mình mang theo nó suốt 10 năm, cho đến một lần khám tổng quát gần đây các bác sĩ mới bắt đầu nghi ngờ nên khuyên mình đi sinh thiết. Cũng tiện thể còn ngày phép nhiều nên mình đến bệnh viện thực hiện. Khi mổ sinh thiết bác sĩ nhìn thấy đại thể tế bào, nghi ngờ ung thư tuyến dưới hàm nên chỉ định cắt nguyên khối tế bào và lấy mẫu đi xét nghiệm hóa mô miễn dịch.

Đối mặt ung thư

Kết luận đầu tiên mình nhận được là “carcinoma tuyến grade 3 nghĩ đến xuất phát từ phổi”, một kết luận làm cho bác sĩ, y tá nào cũng ngao ngán và tiếc cho t.uổi đời của mình còn quá trẻ. Sau đó, mình có một buổi nói chuyện nhỏ với bác sĩ để xem về mặt tinh thần mình có đủ để vượt qua căn bệnh này không. Qua buổi nói chuyện đó, mình nhận ra cuộc đời của mình không êm đềm mà luôn có những thử thách, và lần này là một thử thách mình không thể trốn chạy được. Vậy thì mình chấp nhận nó, đối mặt với nó và cố gắng vượt qua.

Thật ra, với những kết luận của bác sĩ ở thời điểm đó mình không nghĩ mình có nhiều cơ may để vượt qua được thử thách lần này, nhưng ít nhất mình phải cố gắng chứ không thể bỏ cuộc khi còn chưa bắt đầu.

Bình phục rất nhanh sau phẫu thuật

Mình mổ sinh thiết ngay dịp Tết nên không nằm viện mà trở về nhà chờ vết mổ bình phục. Ngày thứ nhất sau mổ là khó chịu nhất, mặt sưng to, nước miếng cứ tuôn ra trong miệng. Đêm đó mình không ngủ được, tự cố động viên bản thân: giấc ngủ là cần thiết để mau phục hồi, nên mình đã cố gắng ngủ từng giấc nhỏ để không bị mất sức.

Qua đến ngày thứ hai thấy đỡ hơn rất nhiều. Các hôm sau mình cố gắng ăn uống tẩm bổ thêm cho cơ thể, tuyệt đối không bỏ bữa mặc dù việc nuốt thức ăn khá đau. Mình luôn nghĩ rằng: “Không thể vì vài tế bào ung thư, mà mình làm kiệt quệ hàng triệu tế bào khỏe mạnh còn lại trong cơ thể”. Cứ như thế bằng tình yêu thương dành cho chính cơ thể, mình bình phục rất nhanh sau phẫu thuật.

viet cho nhung nguoi dang trai qua ung thu f99 5401924

Đỗ Nguyễn Trường Hải trong chuyến du lịch khám phá Hang Én ở Quảng Bình, tháng 8.2020. Ảnh: Sỹ Đặng

Trong suốt quá trình chờ hồi phục mình đã tìm hiểu thêm về ung thư phổi, mình thấy rằng mình không có biểu hiện nào của căn bệnh đó, nên sau Tết mình quyết định xin chuyển viện. Mình chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa về ung bướu. Sau khi trải qua hết các xét nghiệm hội chẩn lần đầu, mình được bác sĩ thông báo không còn tế bào ung thư và cần thiết phải giải phẫu bệnh một lần nữa tế bào mà mình đã sinh thiết ở bệnh viện trước. Sau một quá trình dài, đến lần hội chẩn thứ hai, bác sĩ mới xác định được chính xác căn bệnh của mình: “carcinoma nhầy bì grade thấp”, so ra với kết luận ban đầu thì nhẹ nhàng hơn nhiều.

Trở lại cuộc sống đầy niềm vui

Sau khi có kết quả chính xác về bệnh tình, mình muốn lưu lại những gì đã trải qua nên có đăng trên facebook cá nhân một bài viết ngắn. Liền sau đó, mình thật sự bất ngờ vì nhận được rất nhiều lời động viên thăm hỏi từ những người bạn, người thân, các thầy cô, đồng nghiệp, trong đó có cả những người mình chưa gặp bao giờ. Mình rất biết ơn nguồn năng lượng tích cực to lớn mà những người xung quanh truyền cho mình. Và lúc đó mình nhận ra rằng khi mình chia sẻ một khó khăn thì ít nhất một lời động viên sẽ được gửi lại, cuộc sống tràn ngập yêu thương luôn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với mình.

Hiện giờ mình đã được lấy hết các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể, nhưng hằng năm vẫn phải kiểm tra để tránh bệnh tái phát. Mình trở lại cuộc sống thường nhật với những thói quen mới tốt cho sức khỏe hơn, ăn nhiều rau xanh, trái cây hơn, vận động thể thao để giúp các quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tránh tích tụ các chất độc hại trong cơ thể. Mình cũng thử trải nghiệm những điều mới mẻ khác, bắt đầu đi khám phá du lịch các vùng đất mới của Việt Nam, leo núi, đi thuyền ra nơi biển khơi, lặn ngắm san hô, khám phá các hang động, thưởng thức ẩm thực ở các vùng đất mình đặt chân đến… Hiện mình đang cố gắng viết tiếp cuộc đời bằng những trang trải nghiệm thú vị, thật may mắn khi có cuộc sống này và mình cố gắng tận hưởng nó trọn vẹn nhất.

Đến với Người ấy là ai là một dịp tình cờ, đó cũng là lần đầu tiên mình nhìn thấy được cách làm việc của một êkip sản xuất chương trình truyền hình, bao nhiêu vất vả để mang đến một món quà giải trí tinh thần cho các khán giả. Sau chương trình mình cũng quen biết nhiều anh chị bên sản xuất, các anh chị tham gia chương trình và cả các khán giả nữa, mọi người đều ủng hộ tinh thần lạc quan của mình, nhờ vậy mà mình cảm thấy mạnh mẽ hơn, tin vào bản thân mình hơn.

Với công việc là một kiến trúc sư quy hoạch, mình lại được đi đến các vùng đất mới, nghiên cứu, phân tích, thiết kế, thể hiện, báo cáo phương án, đó chính là đam mê của mình. Cũng chính vì là kiến trúc sư quy hoạch nên mình mong muốn được xuất hiện trên sóng truyền hình để nói về công việc của mình, để thêm nhiều người nhận ra có một ngành nghề như vậy, và để những người có cùng đam mê có thể tham gia trong lĩnh vực này.

viet cho nhung nguoi dang trai qua ung thu 9f8 5401924

Đỗ Nguyễn Trường Hải – chàng kiến trúc sư quy hoạch 26 t.uổi từng gây ấn tượng mạnh trong chương trình “Người ấy là ai” với thông điệp nhiều cảm xúc “nghĩ khác về bệnh ung thư”. Ảnh: Sỹ Đặng

Đôi lời gửi gắm

Viết cho những người đang trải qua ung thư, mình muốn nhắn nhủ rằng ung thư là một thử thách khó khăn mà không ai muốn trải qua trong cuộc đời. Nhưng nếu nó đến với mình thì hãy cố gắng hết sức, rồi chúng ta sẽ thấy tia sáng ở cuối con đường hầm, và khi bước ra ngoài đó là một cuộc sống tràn ngập niềm vui đang chờ đợi. Mỗi chúng ta sẽ không lẻ loi trên con đường đó, những người thân yêu sẽ đồng hành cùng chúng ta trên suốt chặng đường này.

Số ca mắc bệnh ung thư ngày càng nhiều trong cuộc sống, một phần do y học phát triển nên dễ dàng phát hiện bệnh hơn, nhưng cũng có một phần không nhỏ khác mà các bác sĩ đã khuyến cáo: lối sống ngày nay tiềm tàng nhiều tác nhân gây ung thư. Việc thay đổi lối sống khỏe mạnh hơn, chăm chỉ vận động hơn, kèm theo ăn uống đầy đủ dưỡng chất là điều mà mình mong muốn những người đang khỏe mạnh cố gắng thực hiện, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, mà sức khỏe của chính các bạn cũng là niềm vui cho những người xung quanh các bạn.

Vui – khỏe – yêu cuộc sống!

Sống chung với ung thư

Nhiều người đối mặt với cảm giác sợ hãi và không chắc chắn ở từng giai đoạn của cuộc đời, trong khi Joshua Wong sống chung với điều này hàng ngày.

Nhà làm phim người Trung Quốc gốc Australia 42 t.uổi đang chiến đấu với ung thư biểu mô nang tuyến adenoid (ACC), một dạng bệnh hiếm gặp khởi phát từ các mô. Khối u đã lan khắp cơ thể, đến phổi, não, cột sống và hộp sọ của anh.

“Tôi không thể nói trước mình còn sống bao lâu, chúng ta chẳng bao giờ biết được”, anh chia sẻ. Wong đã bị mù một bên mắt, nhưng anh vẫn học cách sống trọn vẹn từng ngày còn lại. Anh đem những trải nghiệm của mình lên màn ảnh với bộ phim đầu tay The Calm Beyond.

ACC thường xảy ra ở tuyến nước bọt vùng đầu và cổ. Các nghiên cứu về sự phổ biến của căn bệnh tại châu Á còn hạn chế. Bác sĩ cũng không biết nguyên nhân gây bệnh. Hàng năm, khoảng 1.200 người Mỹ phát triển khối u dạng này, theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm gặp.

Sau nhiều lần thăm khám nhằm xác định nguyên nhân cho các cơ đau dai dẳng, kết quả sinh thiết và hình ảnh năm 2018 cho thấy Wong bị ung thư biểu mô. Trong lần xạ trị đầu tiên, căn bệnh thuyên giảm, anh tưởng mình đã chiến thắng ung thư.

Tháng 2 năm nay, Wong một lần nữa cảm thấy không khỏe. “Khi đang tập thể dục và làm những việc thường ngày, tôi đột ngột cảm thấy khó thở”, anh kể lại.

Kết quả chiếu chụp cho thấy bệnh ung thư đã tái phát, các khối u phát triển nhiều trong cơ thể. Bác sĩ chẩn đoán tiên lượng của anh không khả quan. ACC di căn có thể “rút ngắn cuộc sống của một người bình thường chỉ trong vài tháng”. Hóa trị cũng không còn hiệu của đối với Wong. Để duy trì sự sống, anh phải làm hóa trị và truyền tĩnh mạch vitamin C, B12.

song chung voi ung thu 04a 5310621

Joshua Wong mù một mắt do ung thư. Ảnh: Joshua Wong.

Từ khá sớm, vợ chồng Wong đã quyết định đây là thời gian để sống, chứ không phải chờ đợi cái c.hết. “Chúng tôi lựa chọn tiếp tục theo đuổi những gì mình đam mê, nhưng vẫn giữ đủ sự sáng suốt, chẳng hạn không lơ là việc nghỉ ngơi và làm những điều tích cực”, anh giải thích.

Trong quá trình đấu tranh với bệnh ung thư và cả đại dịch Covid-19, anh đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tháng 5, hai vợ chồng đón con gái đầu lòng, Emery. Ngày 16/10, bộ phim giả tưởng The Calm Beyond của anh ra mắt tại Liên hoan Phim Adelaide ở Australia. Phim kể về hành trình sống sót của một người phụ nữ sau trận sóng thần tại Hong Kong.

Wong nảy ra ý tưởng về kịch bản khi đang chụp cộng hưởng từ vào năm 2018. “Tôi nhận ra rằng bộ phim nên kể về việc sống chung với các sang chấn tâm lý sau cơn bão. Vấn đề không chỉ là bạn đã sinh tồn, mà đã sống thế nào khi bão qua đi”, anh chia sẻ.

“Ung thư cũng là một loại sang chấn. Nỗi đau không chỉ ảnh hưởng đến bạn, nó tác động đến cả những người phải chứng kiến bạn chịu đựng nhưng chẳng thể giúp được gì”, Wong nói thêm.

Để vượt qua ung thư, anh cho rằng sự cân bằng và quan điểm sống là yếu tố quan trọng. Theo Wong, người bệnh không nên áp đặt bản thân phải luôn lạc quan. Anh nhận định cuộc sống tràn ngập những ngày tuyệt vời, song cũng có những thời điểm đau khổ. Việc thừa nhận sự tồn tại của cả hai mặt là điều hoàn toàn bình thường.

“Ngồi không cũng được, chỉ cần đừng nằm dài trong đau khổ. Việc chìm ngập trong cảm giác cay đắng, tức giận, những giây phút tự hỏi ‘Tại sao lại là tôi’ không hề giúp ích. Nó cũng không khiến cho người xung quanh tôi cảm thấy dễ dàng hơn”, anh nói.

Wong học cách tập trung vào những phước lành nhỏ bé trong cuộc sống, bao gồm cả việc chăm sóc con gái nhỏ của mình. “Tạ ơn Chúa vì chỉ khi mất đi gần như mọi thứ, tôi có thể nhận ra và trân trọng những gì mình đang sở hữu”, anh nói.

Một trong những độc lực khác của Wong là Leora Caylor, huấn luyện viên chuyên khoa ung thư tích hợp, người đã giúp đầu óc của anh “ngập tràn suy nghĩ tích cực, thay vì những chỉ số đau đớn từ bác sĩ”.

“Leora giúp tôi hiểu rằng mình có thể kết hợp các hình thức điều trị truyền thống như phẫu thuật, chạy xạ và hóa trị với liệu pháp tự nhiên để tạo thành một phác đồ được cá nhân hóa, tối ưu nhất thế giới.

“Một trong số đó là việc bổ sung vitamin liều cao thông qua tiêm tĩnh mạch”, anh nói. “Cô ấy cũng giúp tôi nhận ra rằng sức khỏe tốt khởi đầu với việc có nền tảng lành mạnh. Vì vậy tôi đã thực hiện thêm xét nghiệm chuyên biệt, bên cạnh quy trình khám ung thư truyền thống”.

Thông qua huấn luyện viên Leora, anh đặt ra những câu hỏi phù hợp với bác sĩ chuyên khoa ung thư để có được kết quả điều trị tốt nhất.

song chung voi ung thu 489 5310621

Joshua Wong cùng vợ và con gái. Ảnh: Joshua Wong.

Anh cũng hết lời ca ngợi Chelsea, người vợ “anh hùng” đã ở bên cạnh trong suốt 7 năm chiến đấu với ung thư.

Thay đổi lớn nhất trong lối sống của Wong thời kỳ mắc bệnh là nghỉ ngơi đầy đủ. Là một biên kịch, đạo diễn, anh thường thức tới 3h sáng để hoàn thành công việc. Song, bệnh ung thư giúp anh nhận ra mình cần ngủ đủ giấc, thư giãn về cả tâm trí, tinh thần lẫn cảm xúc.

Trước khi mắc ung thư, Wong nghĩ rằng mình có chế độ ăn uống vô cùng lành mạnh với món salad sở trường. Song giờ đây, anh chú ý hơn đến nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo chúng không có hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe.

“Nếu bạn ăn salad với thịt gà được tiêm hormone tăng trọng hoặc biến đổi gene, cơ thể bạn cũng chịu ảnh hưởng tương tự”, anh giải thích.

Để thay đổi chế độ ăn uống, ăn cắt giảm hầu hết các loại đường và carbohydrate trong thực đơn hàng ngày. Điều này không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với người châu Á. Nó cũng có giá khá cao. “Nhưng triết lý của tôi là bạn tiêu tốn ba thứ chính trong cuộc đời: thời gian, t.iền bạc và sức khỏe. Tôi muốn tốn nhiều thời gian và t.iền bạc, để dành sức khỏe”, anh nói.

May mắn, sự kết hợp của hóa trị và phương pháp tự nhiên phát huy hiệu quả. Khối u trong não anh thu nhỏ còn một nửa kích thước ban đầu, tình trạng di căn trong phổi giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, anh vẫn còn những khối u ác tính khác. Wong tiếp tục nghiên cứu nhiều phòng khám trên khắp thế giới để tìm ra con đường điều trị tiếp theo.

“Tôi không thích ung thư hay bệnh tật, nhưng những cơn đau là cơ hội hoặc lời cảnh báo, để chúng ta trưởng thành, học hỏi và chữa lành”, anh nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *