Uống vitamin này có thể giúp bạn nhớ lại giấc mộng đẹp

Nhiều khi chúng ta tỉnh dậy với cảm giác rung động hoặc ngạc nhiên thú vị với giấc mộng đẹp vừa trải qua, để rồi cảm thấy thất vọng ngay sau đó khi giấc mộng hoàn toàn biến mất, muốn nhớ lại cũng không nhớ được.

uong vitamin nay co the giup ban nho lai giac mong dep 689 5275733

Đang mơ giấc mộng đẹp, bỗng tỉnh dậy và không còn nhớ rõ về giấc mộng đẹp… – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nay thì các nhà khoa học dường như đã tìm ra một cách dễ dàng để giúp chúng ta nhớ lại những giấc mộng này.

Theo một nghiên cứu, bổ sung vitamin B6 trước khi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng đạt được điều này, theo Times of India.

Theo nghiên cứu mới được thực hiện bởi Đại học Adelaide ở Úc, dùng vitamin B6 giúp cải thiện khả năng nhớ lại giấc mơ của một người so với giả dược – một chất phổ biến có tác dụng sinh lý.

100 người từ khắp nước Úc đã tình nguyện tham gia nghiên cứu, nơi họ được yêu cầu dùng chất bổ sung trong 5 ngày liên tiếp. Đó là một nghiên cứu ngẫu nhiên, hoàn toàn khách quan, có đối chứng với giả dược, trong đó những người tham gia uống 240 mg vitamin B6 ngay trước khi đi ngủ.

uong vitamin nay co the giup ban nho lai giac mong dep 44d 5275733

Vitamin B6 xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như chuối, bơ, rau bina, khoai tây, sữa, pho mát, trứng, thịt đỏ, gan và cá. – SHUTTERSTOCK

Đồng nghiên cứu của nghiên cứu, tiến sĩ Aspy nói rằng việc hấp thụ vitamin này không ảnh hưởng đến sự sống động và kỳ lạ của người tham gia trong giấc mơ hoặc các khía cạnh khác trong mô hình giấc ngủ của họ. Trước khi dùng chất bổ sung, những người tham gia hiếm khi nhớ lại giấc mơ của họ nhưng sau đó họ đã báo cáo về sự cải thiện trong đó, theo Times of India.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chất dinh dưỡng này giúp gợi lại giấc mơ của bạn như thế nào và nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để biết bí ẩn đằng sau điều này.

Vitamin B6 là vitamin gì?

Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine là một trong tám loại vitamin thuộc nhóm B. Nó là một loại vitamin tan trong nước và được cơ thể chúng ta yêu cầu để thực hiện một số chức năng. Cơ thể chúng ta không thể sản xuất vitamin B6 vì vậy chúng ta cần phải lấy nó từ các nguồn khác nhau.

Vitamin B6 tham gia vào phản ứng của 150 enzym, giúp cơ thể chúng ta xử lý protein, carb và chất béo từ chế độ ăn uống. Vitamin này cũng có liên quan đến chức năng của hệ thần kinh và sức khỏe miễn dịch của chúng ta.

Vitamin B6 xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như chuối, bơ, rau bina, khoai tây, sữa, pho mát, trứng, thịt đỏ, gan và cá.

Vì vậy, nếu bạn muốn nhớ lại giấc mơ của mình vào buổi sáng, vitamin B6 là thực phẩm cần thiết cho bạn vào ban đêm, theo Times of India.

Những thứ đại kỵ với bưởi, ăn cùng lúc sẽ rất độc hại

Bưởi là loại quả dễ ăn nhưng có những thứ lại rất kỵ với bưởi, bạn quyết không được ăn nếu không sẽ rất hại sức khỏe.

Dịp Tết Trung thư sắp tới, ngoài món bánh trung thu thì bưởi cũng là loại quả không thể thiếu và được nhiều người yêu thích. Bưởi giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Mặc dù các loại vi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ, nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.

Tuy nhiên bưởi rất dễ tương tác với thuốc. Bác sĩ Hu Songlin, Giám đốc Khoa Nội tại Bệnh viện Trực thuộc Tân Trúc thuộc Đại học Y Trung Quốc, chỉ ra rằng bưởi có chứa thành phần furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

nhung thu dai ky voi buoi an cung luc se rat doc hai 9c6 5255774

Bưởi có chứa furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại. (Ảnh minh họa)

Thông thường, thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo m.áu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc được chuyển hoá thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc. Gan cũng có chức năng chuyển hoá để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng thuốc thực sự đi vào m.áu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng thuốc chúng ta uống vào.

Việc chuyển hoá giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs. Tức là do enzyme CYPs này mà nồng độ thuốc trong m.áu giảm xuống. Các loại thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức thuốc còn lại trong m.áu.

Tuy nhiên, trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines làm ức chế hoạt động của enzyme CYPs. Do đó, việc chuyển hoá giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc trong m.áu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khoẻ, tương tự như dùng quá liều thuốc. Chẳng hạn như nếu đang dùng một loại thuốc hạ cholesterol, nếu có hiện diện của nước ép bưởi, nồng độ thuốc này trong m.áu sẽ cao hơn và có thể gây ra sự rối loạn cơ, tổn thương gan

Hơn nữa, nếu một thuốc được hấp thu nhanh hơn mong đợi, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động. Ví dụ như thuốc dùng để hạ huyết áp có thể sẽ làm hạ huyết áp quá mức.

nhung thu dai ky voi buoi an cung luc se rat doc hai fd1 5255774

Khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid m.áu, t.huốc n.gủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Hu Songlin đã liệt kê những loại thuốc sau đây, nếu đang dùng, bạn nên tránh ăn bưởi càng nhiều càng tốt hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn:

1. Thuốc hạ lipid m.áu: Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin

2. Thuốc hạ huyết áp: Đa số các loại thuốc cao huyết áp đều không bị ảnh hưởng do ăn bưởi. Tuy nhiên, vài loại thuốc huyết áp sau đây bị ảnh hưởng: Felodipine, Nifedipine (Procardia), Losartan (Cozaar), Eplerenone (Inspra). Hậu quả là không kiểm soát được mức huyết áp mong muốn, tuỳ thuộc vào cơ chế hạ huyết áp của thuốc.

3. T.huốc n.gủ: Diazepam, Midazolam, Triazolam, Buspirone

4. Thuốc chống loạn nhịp tim: Amiodarone, Quinidine

5. Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine, sirolimus, tacrolimus.

6. Thuốc chống động kinh: Carbamazepine

7. Thuốc kháng sinh: Bao gồm những tên thuốc như clarithromycin, erythromycin, troleandomycin.

Bác sĩ Hu Songlin cũng nhắc nhở rằng nước ép bưởi hay bưởi đều có thể tác động tới thuốc. Tác động này có thể kéo dài tới 24 giờ. Không giống như những dạng tương tác thuốc khác vốn có thể tránh được bằng cách sử dụng 2 tác nhân có thể gây ra sự tương tác thuốc cách nhau vài giờ. Đối với nước bưởi này thì khoảng cách thời gian từ khi uống nước bưởi cho đến khi sử dụng các loại dược phẩm (vốn có sự tương tác với nước bưởi) phải trên 24 giờ.

Tóm lại là nước ép bưởi và bưởi có thành phần tương tự nhau, khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid m.áu, t.huốc n.gủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *