Nếu như người lớn biết cách tránh để kiến ba khoang làm tổn thương mình thì trẻ nhỏ lại chưa ý thức được điều này.
Cách nhận dạng kiến ba khoang và thời điểm xuất hiện nhiều
Kiến ba khoang (hay còn có tên gọi khác là kiến khoang, kiến kim, kiến cong…) là loài côn trùng có màu là các khoang đen và vàng cam xen kẽ, thân mình thon, dài như hạt thóc khoảng 1 – 1,2cm; ngang 2 – 3mm. Kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh.
Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp nhiều lần lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây c.hết người như nọc rắn. Kiến ba khoang xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt.
Thân kiến ba khoang chia khoang màu rõ rệt.
Kiến ba khoang bị thu hút bởi ánh sáng, nhất là ánh đèn huỳnh quang. Vì vậy, khi trời tối, các gia đình bật điện là chúng sẽ bay vào nhà.
Có một điều cần lưu ý là khi nhìn thấy kiến ba khoang, chúng ta không nên chà sát để g.iết kiến bởi khi đó chất độc trong kiến sẽ được phóng ra và làm tổn thương da.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ thì lại chưa ý thức được điều này, trẻ có thể nghịch hoặc lấy tay bắt, g.iết kiến, điều đó sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần hướng dẫn cho con hoặc ghi nhớ cách xử trí khi không may con bé bị kiến ba khoang tấn công.
Nếu trẻ có những dấu hiệu này thì bé đã bị kiến ba khoang đốt
Kiến ba khoang thường tấn công trẻ ở những vị trí như cánh tay, cổ, mặt. Ban đầu bé có thể sẽ không cảm thấy có bất cứ triệu chứng nào. Nhưng khoảng 12-24h sau, bé có thể bị bỏng và ngứa nhiều xung quanh những vùng bị kiến ba khoang đốt.
Tiếp tục 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang, khu vực này có thể đỏ tấy, sưng lên và bắt đầu xuất hiện các vết loét nhỏ. Sau đó chúng trở thành những vết rộp rồi vỡ ra như vết bỏng. Nếu không quan sát con kỹ càng, thường thì đến thời điểm vết thương đã trở nên giống vết bỏng, bố mẹ mới phát hiện ra.
Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc bắt, g.iết kiến ba khoang có thể gây nguy hiểm.
Nếu tay của bé có dính chất độc của kiến ba khoang mà chạm vào mắt, có thể dẫn đến sưng mắt, đỏ mắt hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Nếu tình trạng nhiễm độc nặng, bé sẽ kèm theo triệu chứng sốt, nổi hạch và đau vùng cổ, nách…
Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy và sau 5-7 ngày thì vảy bong hết nhưng để lại vết thâm lâu biến mất.
Bố mẹ cần làm gì khi con bị kiến ba khoang đốt?
– Nếu không may bé đã bị chất độc của kiến ba khoang tấn công thì bố mẹ tránh để tay trẻ đã tiếp xúc với kiến ba khoang chạm vào các vùng da khác, sau đó nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng xà phòng và nước sạch. Bố mẹ hết sức nhẹ nhàng để không làm trầy xước hoặc vỡ vết thương.
– Khẩn trương bôi hồ nước vào vùng da tiếp xúc với kiến ba khoang. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ khi bị kiến đốt để bôi thêm một số loại thuốc. Ví dụ: Nếu nốt ban đổ chuyển sang thành mụn mủ, phồng rộp thì dùng thêm kem mỡ Oxyde kẽm, kem mỡ kháng sinh để bôi lên da.
– Nếu xuất hiện dấu hiệu l.ở l.oét hay nhiễm khuẩn, rỉ mủ thì bố mẹ mua dung dịch xanh metilen 1% bôi cho bé.
– Trong trường hợp tình trạng của trẻ nặng hơn, các chuyên gia khuyên bố mẹ sau khi vệ sinh vết thương cho con thì nên đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để thăm khám. Bố mẹ không nên tự ý điều trị cho con tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Phòng tránh kiến ba khoang đốt trẻ bằng cách nào?
– Với những trẻ đã lớn, bố mẹ cần hướng dẫn con không dùng tay để bắt, miết hay g.iết kiến ba khoang. Thay vào đó, nên thổi hoặc đặt 1 tờ giấy để kiến bò lên và lấy ra khỏi người.
– Thường xuyên quan sát con để nhận ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ nếu có tiếp xúc với kiến ba khoang.
– Hạn chế mở cửa, nên buông rèm hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực các cửa, lỗ thông khí, nhất là ở nơi gần cây cối, cánh đồng… khi bật đèn.
– Tránh cho trẻ chơi ở nơi có nhiều đèn sáng vì những khu vực này rất thu hút kiến ba khoang. Khi đi ngủ nên cho trẻ ngủ trong màn.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng, tránh ẩm ướt.
– Trước khi mặc quần áo hay dùng khăn lau mặt cho trẻ, bố mẹ nên kiểm tra trước để phát hiện kiến ba khoang nếu có.
– Khi phát hiện trong nhà có nhiều kiến ba khoang, có thể gây nguy hiểm cho con, bố mẹ nên liên hệ đơn vị y tế chuyên trách để được hướng dẫn và phối hợp xử lý kịp thời.
Bôi thuốc gì khi ‘dính’ kiến ba khoang độc tính gấp 15 lần rắn hổ mang?
Ca bệnh viêm da do kiến ba khoang có thể mắc rải rác trong năm nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây thì số ca bệnh tăng đột biến. Nhiều người thắc mắc cần bôi thuốc gì và cách phòng tránh kiến ba khoang như thế nào?
Anh N.M.H. (Hà Nội) đi khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết, sau khi ngủ dậy anh thấy những nốt chấm đỏ ngứa ngáy, bỏng rát nên ra nhà thuốc mua thuốc mỡ về bôi. Tuy nhiên, bôi thuốc 4 ngày rồi mà vùng da tổn thương ngày càng phồng rộp, đau rát. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán anh H. bị viêm da do tiếp xúc độc tố của kiến ba khoang.
Bác sĩ Quách Thị Hà Giang – Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết, ca bệnh viêm da do kiến ba khoang có thể mắc rải rác trong năm nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây thì số ca bệnh tăng lên. Có những gia đình cả nhà đều bị nên phải đến bệnh viện để khám.
Bệnh nhân đến bệnh viện có rất nhiều người đã từng sử dụng các thuốc khác nhau để trị vết thương do kiến ba khoang, thậm chí có bệnh nhân nhầm tình trạng viêm da này với bệnh zona thần kinh. Một số bệnh nhân nhai gạo ra đắp vào vết thương, hoặc đắp lá làm cho tổn thương da nặng hơn.
Gia tăng đột biến viêm da do kiến ba khoang.
Thực chất, người bệnh không phải bị kiến ba khoang “đốt” mà viêm da do tiếp xúc dịch tiết có độc tố pederin của kiến. Chất độc này được ví độc gấp nọc độc của rắn hổ mang chúa từ 10 – 15 lần.
Pederin tạo nên phản ứng ở da trong vòng 24 giờ sau tiếp xúc. Đáp ứng ở da thấy được khác nhau phụ thuộc vào nồng độ của paderin, thời gian tiếp xúc và từng cá thể bệnh nhân bị tiếp xúc. Trường hợp nhẹ có thể thấy ban đỏ nhẹ trong khoảng 2 ngày sau đó tự hết.
Trường hợp nặng hơn, các ban đỏ này sẽ hình thành bọng nước trong vài ngày tiếp theo, tổn thương có vùng hơi lõm gợi hình một vật gì hình tròn hoặc bầu dục áp vào, sau đó là giai đoạn bong vảy da. Thời gian toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài 5-20 ngày. Đôi khi tổn thương cũng để lại sẹo.
Bôi thuốc gì khi “dính” chất độc kiến ba khoang?
Theo bác sĩ Giang, dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh là khi thức dậy sau một đêm hoặc tự nhiên có cảm giác rát bỏng, trên vùng da hở như mặt, cổ, vai gáy, cánh tay xuất hiện tổn thương dạng dát đỏ thành vệt, thành đám theo chiều tay quệt, hơi nề, trên có xuất hiện mụn nước, mụn mủ li ti. Bạn cảm thấy ngứa và cào gãi khiến tổn thương càng lan rộng. Một số trường hợp nặng, nhất là t.rẻ e.m có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận tổn thương.
Nếu vô tình dính phải dịch tiết từ kiến ba khoang, sơ cứu đúng cách giúp những tổn thương trên da dịu đi rất nhiều. Cụ thể:
Dùng nước sạch rửa vùng da bị thương tổn sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do chất độc của kiến ba khoang.
Vị trí tổn thương được điều trị bằng các dung dịch nước hoặc hồ làm dịu da, sát khuẩn như dung dịch Jarish, hồ nước, hồ neo pred.
Bôi thuốc mỡ corticoid 1-2 lần/ ngày trong vòng 5-7 ngày.
Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay g.iết c.hết, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho kiến bò lên và lấy nó ra khỏi người.
Loài kiến này bị thu hút bởi ánh sáng đèn nên cần đóng các cửa sổ, cửa ra vào các phòng làm việc và phòng ngủ vào ban đêm. Khi ngủ nên tắt điện để tránh thu hút kiến. Khi có cảm giác rát bỏng, nổi ban đỏ cần phải đến cơ sở da liễu khám để được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời.
Hình ảnh kiến ba khoang
Kiến ba khoang có cánh không?
Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên gọi là kiến ba khoang, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…
Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 – 1cm, ngang 2 – 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, bay và chạy rất nhanh; về màu sắc, đôi khi có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng. Một đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước.
Nhiều khi bạn phát hiện kiến ba khoang trong nhà không có cánh là bởi vì chúng bị gãy rụng cánh.