Sản phụ ở Thanh Hóa mang nhóm m.áu Rh (-). Tại Việt Nam, đây là nhóm m.áu hiếm với tỷ lệ 0,04% – 0,07%.
Trong suốt quá trình khám thai, chị N.T.Q. (27 t.uổi, trú tại Thanh Hóa) đều nhận kết quả bản thân mang nhóm m.áu RH (cộng), không đáng lo. Ngày 23/11, chị sinh thường một b.é g.ái tại cơ sở y tế gần nhà. Sau khi vượt cạn thành công, các bác sĩ phát hiện chị Q. mang nhóm m.áu hiếm Rh (-) và ngay lập tức cần tiêm mũi Anti-D trong vòng 72 giờ.
Tuy nhiên, cơ sở y tế địa phương lại không có loại thuốc này. Điều đó đe dọa không nhỏ tới sức khỏe, tính mạng của bà mẹ và đ.ứa t.rẻ.
Anti-D immunoglobulin là một kháng thể được cô lập từ huyết tương người. Theo y văn thế giới, Anti-D được sử dụng để ngăn ngừa việc người mẹ không mang yếu tố Rhesus (Rh-) tạo kháng thể kháng tế bào hồng cầu mang yếu tố Rhesus (Rh ) của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, phá thai hoặc một số tình huống nhạy cảm khác.
Trước tình hình nguy cấp, vợ chồng chị Q. quyết định vượt gần 200 km tới khoa Khám chuyên sâu Sản phụ khoa và Sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Tại đây, sản phụ được các bác sĩ chỉ định xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe trước tiêm. Vừa trải qua cuộc vượt cạn nên thể trạng của chị Q. còn yếu. Nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của bác sĩ, sản phụ Q. không còn nguy hiểm tới tính mạng.
Sản phụ mang nhóm m.áu Rh (-) đối mặt nhiều nguy cơ khi sinh nở. Ảnh minh họa: Freepik.
Rh (-) như O-, B-, A-, AB-, là nhóm m.áu hiếm tại Việt Nam với tỷ lệ 0,04% – 0,07%. Theo quy định của Hiệp hội Truyền m.áu Quốc tế, nhóm m.áu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm m.áu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm m.áu rất hiếm.
Trong cuộc sống, những người có nhóm Rh (-) khi cần truyền m.áu gấp (bị tai nạn, phẫu thuật cấp cứu) có nguy cơ đối mặt nhiều nguy hiểm vì ngân hàng dự trữ không có sẵn. Trường hợp mẹ có nhóm m.áu Rh (-), bố có nhóm m.áu Rh ( ) có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm m.áu giữa mẹ và con. Nó có thể gây sẩy thai, thai c.hết lưu, đẻ non hoặc đ.ứa t.rẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai, trong thai kỳ nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe kỹ càng tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Đặc biệt, khám tổng quát trước khi mang thai rất quan trọng bởi đây sẽ là bước chuẩn bị để sản phụ có thai kỳ an toàn, bé khỏe mạnh.
B.é g.ái song sinh chào đời còn nguyên trong bọc ối
Ca sinh được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đ.ánh giá là hy hữu.
Em bé là con của sản phụ Nguyễn Thị T. (SN 1993, trú tại Thanh Hóa). Chị T. mang song thai, nhập viện Phụ Sản Hà Nội ở tuần thai thứ 36. Do có hiện tượng vỡ ối sớm, sản phụ được chỉ định mổ lấy thai.
2h ngày 22/11, b.é g.ái đầu tiên vỡ ối, chào đời thuận lợi. Con nặng 1,8kg, khóc to, tình trạng khỏe mạnh.
Sau đó, bác sĩ tiến hành lấy b.é g.ái tiếp theo. Tuy nhiên, trái ngược với người chị, em bé vẫn còn nằm nguyên trong bọc ối.
Kíp phẫu thuật đã khéo léo đưa cả túi ối an toàn khỏi bụng mẹ, sau đó tiến hành rạch bọc ối, để nước ối thoát ra dần và lớp màng ối được bóc ra khỏi người bé. Em bé nặng 2kg, khỏe mạnh, khóc tốt. Hiện sức khỏe của sản phụ và 2 bé đều ổn định.
Em bé chào đời còn nguyên trong bọc ối – Ảnh: BVCC
Ca sinh được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đ.ánh giá là hy hữu. Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh chào đời còn nguyên trong bọc ối là 1/80.000 ca sinh, trường hợp sinh đôi mà 1 trong 2 bé còn trong túi ối càng hiếm gặp hơn. Bởi khi trẻ sinh ra, túi ối thường vỡ dưới tác động của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ của người mẹ, hoặc các thao tác chuyên môn khi phẫu thuật.
Dân gian gọi những trường hợp chào đời trong túi ối còn nguyên là “đẻ bọc điều”, dấu hiệu của sự may mắn. Em bé được cho rằng sẽ có đất trời che chở, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống sau này.