Hai viên bi có nam châm siêu hút vô tình bị b.é t.rai 22 tháng t.uổi nuốt vào bụng và bám chặt khoang ruột suốt 6 tháng.
Trẻ nhỏ thường vô tình nuốt các món đồ chơi có kích thước nhỏ
Nhiều trẻ hóc dị vật, uống nhầm hóa chất
Ngày 26/11, Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết, vừa phẫu thuật gắp ra ngoài 2 viên bi nam châm bị ghim chặt trong mạc treo ruột non để cứu b.é t.rai tên N.B.Q (22 tháng t.uổi, quê Đồng Nai).
Theo lời người nhà, cách đây 6 tháng, trong lúc chơi mô hình, bé Q. vô tình nuốt vào bụng 2 viên bi trong mô hình lắp ráp. Do 2 viên bi là nam châm nên hít chặt nhau, không thể ra ngoài theo cách tự nhiên.
2 viên bi có nam châm vừa được lấy từ ruột bệnh nhi (ảnh: BVCC)
2 viên bi này nằm ở 2 khoang ruột khác nhau và đã hút các đoạn ruột dính chặt, dần dần xuyên thành và bị mạc treo ruột bao lại, doạ tắc và nguy cơ hoại tử ruột nếu không được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời.
Trước đó 1 tuần, bé khởi phát triệu chứng ho đàm, dần sốt cao, ói và tiêu lỏng từng đợt, quấy khóc nhiều, bú kém nên người nhà đưa đến bệnh viện với tình trạng bụng đau, phình nhẹ.
Điều trị viêm hô hấp và rối loạn tiêu hoá nhiều ngày bên ngoài không đỡ, bé được chụp chiếu phim XQuang kiểm tra thì phát hiện 2 dị vật cản quang tròn nhỏ nằm gói gọn trong lòng bụng, khu vực ruột non. Lúc này mẹ bé nhớ lại trước đây, bé có chơi một số viên bi nam châm hình dạng tương tự người nhà đã dẹp bỏ vì thấy có nguy cơ hóc nuốt sặc.
Ngay lập tức, êkíp phẫu thuật Ths.BS CK2 Tạ Huy Cần, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Nhi đồng TP đã nội soi xử lý gắp 2 viên bi này ra.
Trong khi tiến hành can thiệp mổ, nội soi khoang ổ bụng thấy dị vật nằm ngoài ruột, trong mạc treo ruột non. Bác sĩ nhẹ nhàng bóc tách cẩn thận lấy dị vật, vệ sinh vùng tổn thương, kiểm tra kĩ thành ruột lân xận nguy cơ hoại tử và thủng không còn, tiến hành khâu đóng vết mổ…
Hình chụp XQuang 2 viên bi nằm trong bụng bệnh nhi (ảnh: BVCC)
Sau hơn 2 giờ, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ có thói quen ngậm đồ chơi dễ bị giật mình hay quên nuốt vào bụng. Bi nam châm hít vào nhau tạo nên mô hình nên khi nuốt vào rất nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể bị sốc n.hiễm t.rùng do thủng ruột, gây n.hiễm t.rùng ổ bụng và có thể dẫn tới t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trường hợp trẻ bị hóc, nuốt các đồ chơi tháo rời như mảnh ghép nhập viện không phải là hiếm. Do đó, phụ huynh nên lưu ý cân nhắc cho trẻ chơi trog chơi phù hợp độ t.uổi, khi bé có biểu hiện đau bụng, sốt, than mệt sau khi chơi đồ chơi nên tìm cách hỏi bé và đưa con đến cơ sở y tế kịp thời để xử trí.
B.é t.rai nuốt viên bi sắt phải chuyển viện lên TP.HCM cấp cứu
B.é t.rai 5 t.uổi ở Đồng Tháp vừa ngậm viên bi sắt vừa nằm võng chơi. Không may, bé lỡ nuốt phải, sau đó nôn ói, đau vùng cổ,… được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương và sau đó chuyển lên TP.HCM cấp cứu.
Viên bi sắt lấy ra từ thực quản bệnh nhi 5 t.uổi – ẢNH: BVCC
Ngày 17.11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận b.é t.rai N.T.P (5 t.uổi, ngụ Đồng Tháp) nhập viện vì nuốt viên bi sắt.
Người nhà kể, bé vừa ngậm viên bi sắt vừa nằm võng chơi. Ba mẹ phát hiện liền gọi bé nhả ra nhưng bé lỡ nuốt, sau đó nôn ói, đau vùng cổ, không ăn uống được, không khó thở.
Bệnh nhi được người nhà đưa đến khám tại bệnh viện địa phương và chụp X-quang. Hình ảnh X-quang nghi ngờ có dị vật cản quang vùng thực quản, sau đó bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã phải tiến hành nội soi gây mê cấp cứu và lấy thành công viên bi sắt ở thực quản đoạn ngực. Những dị vật nuốt vào thực quản như viên bi sắt là rất trơn, việc gắp ra là khá khó khăn.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 (BS.CK1) Lý Phạm Hoàng Vinh (Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), các dị vật hình dáng tròn nhẵn như viên bi sắt là khá khó lấy, do các dụng cụ gắp đều bị trơn tuột. Dựa trên kinh nghiệm lâu năm và các y văn, các bác sĩ phải áp dụng phương pháp bóng hơi đẩy lên thì mới gắp thành công.
Sau nội soi gắp viên bi sắt, bé đã có thể uống sữa và sau đó ăn cháo bình thường, không còn nôn ói, hết đau.
BS.CK2 Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Nhi đồng 1): khuyến cáo: việc hóc các loại dị vật như vật dụng, đồ chơi, đồng xu, viên bi sắt… ở trẻ nhỏ rất thường gặp, tuy nhiên lại nguy hiểm vô cùng, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như không ăn uống được, áp xe thành sau họng, áp xe cổ, áp xe, thủng thực quản, tổn thương mạch m.áu… Do vậy, khi nghi ngờ bé bị hóc các loại dị vật, người nhà nên đưa bé ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám lấy dị vật.
Ngoài ra, phụ huynh cần luôn chú ý quan sát trẻ và không để các vật dụng nhỏ trong tầm tay trẻ.