Một số người vệ sinh bàn chân rất kĩ càng nhưng vẫn phải đối mặt với tình trạng chân bốc mùi khó chịu.
Nếu như bạn là một trong số đó, nội dung dưới đây sẽ giải thích cho bạn chuyện gì có thể đã xảy ra và cách khắc phục vấn đề đáng ngại này.
Chân bốc mùi là một trong những điều tệ nhất và đáng xấu hổ nhất với bất kì ai đã và đang gặp phải cảm nhận thấy. Nó khiến cho bạn khó khăn trong việc đi giày hoặc khi bạn cởi giày cho thoải mái. Thậm chí nếu làm như vậy, bạn vẫn có thể cảm thấy rất ngượng ngùng và muốn làm một điều gì đó để giải quyết vấn đề gây nhức nhối này.
Đối với nhiều người, lý do gây ra mùi hôi là do thói quen xấu như đi tất nhiều lần không giặt, đi giày không đi tất hoặc rửa chân không đúng cách dẫn đến sự tích tụ của các vi sinh vật gây ra mùi hôi ở bàn chân.
Tuy nhiên, lại có những người dù đã vệ sinh chân rất kĩ lưỡng và luôn giữ cho bàn chân, tất, giày sạch sẽ nhất có thể nhưng vẫn gặp phải nỗi kinh hoàng mang tên “chân bốc mùi”. Nếu bạn là một trong số những người gặp phải trường hợp như vậy, việc hiểu được tại sao chân lại có mùi hôi và cách để giải quyết nó sẽ giúp bạn thoát khỏi những tình huống “ngượng chín mặt”, ngay cả khi bạn cởi giày.
3 lý do phổ biến khiến chân bốc mùi
Có thể do giày dép
Chân bốc mùi có thể bị gây ra khi bạn lựa chọn giày dép không phù hợp. Điều này là bởi một số loại giày dép gây bí bách, cản trở sự lưu thông khí ở bàn chân, khiến cho mồ hôi được tiết ra ở bàn chân trong cả một ngày dài không bốc hơi được. Từ đó tạo ra và nuôi dưỡng các vi sinh vật gây mùi trên bàn chân.
Chân bị n.hiễm t.rùng
Các bệnh n.hiễm t.rùng ở chân như bệnh nấm chân cũng có thể là tác nhân gây ra việc chân bốc mùi. Thông thường những bệnh n.hiễm t.rùng ở chân có biểu hiện nhãn t.iền ngay trên da, tuy nhiên, một số khác lại không có biểu hiện này ở giai đoạn đầu mà thay vào đó nó khiến chân bạn bị bốc mùi.
Đi giày không đi tất
Lý do này cũng gần tương tự như lý do bạn chọn sai loại giày dép. Các vi sinh vật sống trên bàn chân của chúng ta sẽ sinh sôi và phát triển nhanh theo cấp số nhân khi ở trong điều kiện thiếu sáng và ẩm ướt.
Tất được coi như một lớp ngăn cách có vai trò hấp thụ mồ hôi từ bạn chân của bạn một cách tạm thời để mồ hôi dần bốc hơi thông qua không khí lưu thông bên trong giày, dép. Khi đi giày không đi tất, tức là bạn đã loại bỏ lớp ngăn cách này, mồ hôi ở bàn chân tiết ra chưa kịp bốc hơi chính là điều kiện tuyệt vời để các vi sinh vật sinh sôi, nảy nở và khiến cho chân bạn bốc mùi.
Cách thoát khỏi “nỗi kinh hoàng” chân bốc mùi
Nếu bạn muốn tránh khỏi việc chân có mùi hôi, dưới đây là một số điều bạn có thể làm. Nhưng tất nhiên, bạn vẫn không thể quên việc vệ sinh sạch sẽ bàn chân, tất và giày dép.
– Rửa chân bằng xà bông và nước ít nhất 1 lần/ngày. Hãy đảm bảo rửa sạch các kẽ giữa những ngón chân, móng chân để cho chúng hoàn toàn sạch sẽ.
– Cắt móng chân gọn gàng.
– Mang tất làm từ vật liệu thoáng khí. Nếu đi tất làm từ vật liệu tổng hợp như tất vải sẽ không hấp thụ mồ hôi và khiến cho mồ hôi bị mắc kẹt trong giày và làm chân bị bốc mùi.
– Loại bỏ da c.hết ở bàn chân.
– Thay tất 1 lần/ngày và không sử dụng lại, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
– Thay giày luôn phiên, tránh đi cùng một đôi giày trong thời gian dài.
– Đặt thêm miếng lót giày để tăng hiệu quả làm khô và bốc hơi mồ hôi ở bàn chân.
– Bảo quản giày trong tủ thông thoáng hoặc kệ để giữ giày khô ráo.
– Không nên đi giày nếu giày bị ướt do trời mưa bởi vi sinh vật có thể phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
Nguồn: Times Now/Helino
Zona thần kinh trên miệng: căn bệnh thường gặp khi trời hanh khô khiến không ít nàng cảm thấy ái ngại
Khi bề mặt da trên môi hoặc vùng xung quanh xuất hiện các mảng phát ban màu đỏ, gây ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti… thì đó có thể là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Zona thần kinh ở môi.
Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết, điển hình là trong tiết trời hanh khô, nắng rát, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh liên quan tới da. Trong đó, có một căn bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ trên gương mặt mà còn khiến hội con gái chẳng thể đ.ánh son khi ra ngoài, đó là bệnh Zona thần kinh ở môi.
Zona thần kinh ở môi là căn bệnh như thế nào?
Zona thần kinh là bệnh n.hiễm t.rùng do virus varicella zoster, cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Hầu hết, ai cũng sẽ mắc phải bệnh thủy đậu một lần trong cuộc đời nhưng sau khi hết bệnh thì loại virus này vẫn còn trong cơ thể dù không hoạt động. Theo thời gian, nó có thể phát triển thành bệnh Zona, gây n.hiễm t.rùng, ngứa ran, nóng rát…
Bệnh Zona ở môi cũng giống như bệnh Zona thần kinh, đều là do virus gây bệnh thủy đậu tấn công vào vùng môi, từ đó làm xuất hiện những nốt mụn nước xấu xí xung quanh viền môi. Bệnh dù không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt và dẫn đến nhiều sự bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh ở môi
– Do tâm lý, gặp căng thẳng, lo âu kéo dài.
– Do khí hậu: thay đổi thời tiết đột ngột hoặc để vùng da môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng rát.
– Do chức năng hệ miễn dịch suy giảm.
Triệu chứng nhận biết bệnh Zona thần kinh ở môi
Bệnh Zona thần kinh ở môi là một trong những bùng phát của virus xung quanh miệng hoặc trên môi, gây đau rát. Bệnh rất dễ tái phát và lan rộng ra xung quanh nếu không được chữa trị kịp thời. Khi mắc bệnh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
– Cơ thể đột nhiên ớn lạnh, mệt mỏi, cảm sốt, nhức đầu: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh Zona ở môi, biểu hiện thường giống với bệnh cảm thông thường nên nhiều người chủ quan bỏ qua.
– Ngứa, sưng và đỏ da ở môi, quanh khu vực miệng: Triệu chứng này sẽ xuất hiện sau 2 – 3 ngày kể từ khi bệnh bùng phát và có dấu hiệu gia tăng về sau. Người bệnh có thể nhận biết thông qua biểu hiện tê ngứa, sưng đau quanh miệng và môi.
– Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở môi và quanh miệng: Sau cảm giác tê ngứa, quanh miệng và viền môi sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti. Đôi khi, chúng có thể mọc ở cằm, má và mũi. Những nốt mụn nước này theo thời gian sẽ sưng to lên và chứa cả dịch nước bên trong. Sau khoảng 3 – 4 ngày, chúng khô lại, ngả vàng và đóng vảy. Nếu người bệnh gãi ngứa hay dùng vật châm chích thì có thể làm cho mụn nước vỡ ra, dịch nước sẽ chảy và lan sang vùng da khác hoặc lây sang người khác, gây viêm nhiễm nặng.
Bệnh Zona ở môi có gây nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh Zona ở môi sẽ tự khỏi sau thời gian khởi phát khoảng 7 – 10 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi kem đặc trị để đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn vẫn cần chú ý để tránh gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như để lại sẹo trên môi, làm ảnh hưởng đến gương mặt.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến vùng thần kinh dưới da. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng bệnh Zona ở môi, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh Zona ở môi
Để phòng tránh bệnh thì ngoài tiêm phòng vắc-xin, bạn nên thực hiện một số điều sau đây:
– Tránh tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân hoặc ôm hôn người bị bệnh.
– Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh hay mầm bệnh.
– Khi đang bị bệnh Zona ở môi, không nên dùng tay chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể, nhất là mắt và bộ phận s.inh d.ục.
– Duy trì chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng.
Theo Trí thức trẻ