Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh gây tích tụ chất độc trong cơ thể, dễ biến chứng thành ung thư gan.
Xơ gan là tình trạng xảy ra do gan bị tổn thương lâu dài, dẫn đến sẹo, xơ hóa. Các nốt sần thay thế mô và khiến gan cứng hơn. Xơ gan là bệnh mạn tính, có tỷ lệ t.ử v.ong cao. Ở giai đoạn đầu, hầu hết người mắc xơ gan thường không được phát hiện. Khi tình trạng nghiêm trọng, bệnh nhân thường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo thống kê từ quỹ British Liver Trust của Anh, mỗi năm, quốc gia này có 4.000 người c.hết vì xơ gan. Khoảng 700 người phải ghép gan để sống.
Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới mọi giới tính và lứa t.uổi. T.rẻ e.m cũng có thể bị xơ gan. Người uống nhiều rượu bia, mắc viêm gan B, C hoặc bệnh gan di truyền có nguy cơ bị xơ gan cao.
Các triệu chứng cần chú ý
Trong nhiều trường hợp, xơ gan còn được gọi là bệnh gan giai đoạn cuối. Bởi nó xảy ra khi gan đã trải qua nhiều tổn thương như viêm, nhiễm mỡ, xơ hóa.
Trong nhiều năm, người bị xơ gan vẫn có thể sống khỏe mạnh mà không cần ghép gan. Khi biến chứng, bệnh sẽ khó điều trị và khả năng chữa khỏi rất thấp. Gan không thể hoạt động bình thường trở lại nếu đã bị tổn thương, trừ khi được ghép gan.
Y học thế giới chia xơ gan thành 2 giai đoạn chính. Đó là xơ gan còn bù (giai đoạn chưa có cổ chướng) và mất bù (phù, cổ chướng). Căn cứ vào 2 giai đoạn này, bệnh nhân có những biểu hiện khác nhau.
Xơ gan gây mất dần chức năng gan, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Freepik.
Ở những người xơ gan giai đoạn đầu, chức năng của cơ quan này vẫn còn nên họ hầu như không có triệu chứng. Người bệnh mơ hồ thấy mệt mỏi, chán ăn, giảm t.ình d.ục, đau nhẹ hạ sườn phải…
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng (mất bù), người mắc sẽ bị chán ăn, đầy bụng, rối loạn k.inh n.guyệt, liệt dương, vú lớn, c.hảy m.áu chân răng, c.hảy m.áu cam, lông tóc dễ rụng, vàng da, tiểu sậm màu, đau hạ sườn phải, phù chân, trĩ, đi cầu ra m.áu, nôn ra m.áu…
Ở thời điểm này, gan không thể thực hiện đầy đủ chức năng và sớm bị các biến chứng nghiêm trọng. Tế bào c.hết và xuất hiện nhiều mô sẹo (xơ hóa) sẽ khiến gan không tạo ra đủ protein cần thiết như albumin giúp điều hòa các thành phần huyết tương trong m.áu và cơ thể. Bệnh nhân có thể bị rối loạn đông m.áu do thiếu các hóa chất cần thiết cho quá trình này.
Ngoài ra, gan mất đi khả năng p.hân h.ủy các chất thải trong cơ thể như bilirubin. Các loại thuốc, độc tố, hóa chất cũng không được đào thải, gây tích tụ và nguy hại sức khỏe.
Biến chứng nguy hiểm
Theo Mayo Clinic, gan không thể hồi phục sau khi bị xơ hóa. Do đó, thời điểm phát hiện bệnh và điều trị sớm sẽ quyết định đến hiệu quả điều trị, cũng như khả năng sống sót của người mắc. Bởi xơ gan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tăng áp lực tĩnh mạch chủ và xuất huyết trong: Các mô sẹo gây cản trở dòng m.áu đi qua gan, dẫn đến tăng áp lực tại tĩnh mạch. Lâu dần, hệ lụy của tình trạng này là giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch phình vị dạ dày. Người bệnh bị xuất huyết dạ dày, nôn và đại tiện ra m.áu. Nếu không xử trí kịp thời, biến chứng dễ gây t.ử v.ong.
Sưng phù chân và bụng: Áp lực lên tĩnh mạch có thể gây tích tụ chất lỏng ở chân (phù nề) và bụng (cổ trướng). Hiện tượng này xảy ra do gan không có khả năng tạo đủ số protein (điển hình là albumin) trong m.áu.
Xơ gan gây phù nề chân và cổ trướng bụng. Ảnh: Freepik.
Lá lách to: Đây là biến chứng phổ biến xảy ra khi áp lực lên tĩnh mạch quá lớn. Lá lách to còn gây mắc kẹt các tế bào bạch cầu, tiểu cầu. Điều này dẫn tới tình trạng giảm bạch – tiểu cầu trong m.áu.
N.hiễm t.rùng: Nếu bạn bị xơ gan, cơ thể mất đi khả năng chống viêm và n.hiễm t.rùng. Bệnh xơ gan cổ trướng còn có thể dẫn đến viêm phúc mạc do vi khuẩn.
Suy dinh dưỡng: Gan mất đi chức năng khiến cơ thể khó xử lý các chất dinh dưỡng và hấp thu nó. Về lâu dài, bệnh nhân dễ bị suy nhược, sụt cân, ảnh hưởng lớn tới hệ miễn dịch và sức khỏe.
Tích tụ độc tố trong não (bệnh não gan): Gan bị tổn thương do xơ gan khiến cơ quan này không thể đào thải chất độc ra khỏi m.áu. Khi chất độc tích tụ trong não, bệnh nhân dễ bị loạn thần, khó tập trung. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng hôn mê.
Vàng da: Hiện tượng này xảy ra khi gan không loại bỏ hết bilirubin – chất thải trong m.áu – ra khỏi cơ thể. Vàng da điển hình bằng triệu chứng da, lòng trắng của mắt và nước tiểu trở nên sẫm màu.
Ngoài những biến chứng trên, ảnh hưởng nguy hiểm nhất của người mắc xơ gan là bệnh chuyển dần sang ung thư. Ung thư gan còn gây suy thận và di căn tế bào ác tính sang các cơ quan khác. Khi chức năng gan hoạt động kém, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc độc tố ra khỏi cơ thể. Áp lực quá tải lâu dài dẫn đến suy thận, giảm chức năng lọc và bài tiết nước tiểu. Hậu quả là cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại.
Ngoài ra, các tế bào ung thư từ gan có thể di căn tới những cơ quan khác trên cơ thể như phổi, xương, thận… Ở giai đoạn này, việc điều trị ung thư gan gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân thấp.
Đây chính là 3 loại virus, vi khuẩn gây ung thư có thể lây từ người sang người
Ung thư không phải một căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên virus gây ung thư thì hoàn toàn có nguy cơ lây.
Virus và vi khuẩn được biết đến là những vi sinh vật cực nhỏ tồn tại khắp mọi nơi trên trái đất. Chúng có thể lây nhiễm cho động vật, thực vật… Virus, vi khuẩn cũng là một nguyên nhân được công nhận của bệnh ung thư ở con người và các loài khác. Ung thư không phải một căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên virus gây ung thư thì hoàn toàn có nguy cơ lây. Dưới đây là 3 loại virus, vi khuẩn gây ung thư chủ yếu có khả năng lây nhiễm từ người sang người:
1. Vi khuẩn Helicobacter pylori
Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn gây bệnh mà con người rất khó đối phó. Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và phát hiện ra rằng, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày. Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn này rất cao, các thống kê cho thấy nước ta có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn này có thể dễ dàng lây từ người sang người qua đường miệng, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta còn gọi đó là “bệnh hôn”.
Vi khuẩn này có thể dễ dàng lây từ người sang người qua đường miệng, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta còn gọi đó là “bệnh hôn”. Bệnh này thường xảy ra ở những đối tượng yêu nhau, cha mẹ và con cái, vợ chồng… Thậm chí vi khuẩn này cũng có nguy cơ lây nhiễm nếu chúng ta sử dụng cùng đồ ăn với người bệnh.
Đương nhiên những trường hợp này chỉ có thể xảy ra với t.iền đề người trong gia đình mắc bệnh. Nếu gia đình bạn không có ai mắc vi khuẩn này thì bạn có thể tạm yên tâm loại trừ nguy cơ mắc bệnh. Với những người trong gia đình có t.iền sử mắc ung thư dạ dày, tốt hơn hết nên đi khám định kỳ sau một năm hoặc nửa năm để phòng ngừa virus HP.
Vi khuẩn HP cũng có nguy cơ lây nhiễm khi sử dụng chung đồ ăn với người bệnh.
2. Virus viêm gan B
Theo thống kê của WHO, có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Còn ở nước ta, số người nhiễm loại virus này chiếm khoảng 20% dân số. Virus viêm gan B là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B, xơ gan, ung thư gan…
Hiện nay có thể xác định 3 con đường lây nhiễm virus viêm gan B, đó là lây qua đường m.áu, lây qua đường t.ình d.ục và lây từ mẹ sang con. Do đó chúng ta không nên chủ quan với loại virus này. Nếu đi hiến m.áu, bạn nên tham gia hiến m.áu ở các bệnh viện chính quy, không nên đến những cơ sở nhỏ lẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm do dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh.
Virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con.
Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa virus viêm gan B hiệu quả đó là tiêm vắc-xin ngừa virus. WHO khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh nên tiêm vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ – sau đó là tiêm tiếp hai hoặc ba liều vắc-xin viêm gan B cách nhau ít nhất bốn tuần để đạt hiệu quả phòng bệnh.
3. Virus viêm gan C
Mặc dù virus viêm gan C (HCV) không phổ biến bằng virus viêm gan B, tuy nhiên đây cũng là một bệnh truyền nhiễm rất hay gặp. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Một khi bị nhiễm loại virus này thì hơn một nửa số bệnh nhân sẽ phát triển thành viêm gan mãn tính, thậm chí còn có nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan cao hơn nhiều so với những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B.
Theo ước tính từ WHO, năm 2016 có khoảng 399.000 người c.hết vì virus viêm gan C trong đó phần lớn là biến chứng xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
Virus viêm gan C là một loại virus lây truyền qua đường m.áu. Điều này có thể xảy ra do sử dụng m.a t.úy qua đường tiêm chích, tiêm chích không an toàn, chăm sóc sức khỏe không an toàn, truyền m.áu và các sản phẩm m.áu không được kiểm tra…
HCV cũng có thể lây truyền qua đường t.ình d.ục và có thể truyền từ mẹ bị nhiễm sang con. Viêm gan C không lây qua sữa mẹ, thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và dùng chung đồ ăn, thức uống với người bị bệnh.
Mặc dù có tỷ lệ lây nhiễm cao, tuy nhiên hiện nay y học thế giới vẫn chưa tìm ra vắc-xin ngừa virus viêm gan C. Do đó chúng ta cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa như không dùng chung dụng cụ y tế, không quan hệ t.ình d.ục bừa bãi…