Những bệnh t.ình d.ục có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi

Thai phụ mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tính mạng của mẹ và con.

Mới đây, thông tin bé sơ sinh ở Nghệ An mắc bệnh giang mai bẩm sinh khiến nhiều người lo lắng. Bệnh nhi được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Sau khi sinh, các bác sĩ đã nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bất thường và điều trị cho trẻ.

Trao đổi với Zing, ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thùy, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết khi thai phụ mắc bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục (STDs), thai nhi có nguy cơ lây nhiễm và gặp nguy hiểm.

Thai phụ nhiễm STDs nguy hiểm thế nào?

ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thùy cho biết bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục có thể tác động đến bất cứ ai, phụ nữ có thai không ngoại lệ. Một số bệnh có diễn biến âm thầm, không xuất hiện triệu chứng. Do đó, người nhiễm bệnh có thể không nhận biết được các dấu hiệu.

nhung benh tinh duc co the lay truyen tu me sang thai nhi cfc 5272674

Trẻ sơ sinh bị lây bệnh giang mai từ mẹ được điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Ảnh: BVCC.

Đối với phụ nữ mang thai, khi nhiễm thêm STDs, cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng do các biến chứng, thậm chí, tính mạng của người bệnh và thai nhi đều có thể bị đe dọa. Ngoài ra, bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Bác sĩ Thùy nhấn mạnh trong thời kỳ mang thai, ngay khi nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục, phụ nữ cần làm xét nghiệm tầm soát. Thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào gặp phải hoặc hành vi t.ình d.ục có nguy cơ cao và đề nghị làm xét nghiệm STDs.

“Ngay cả khi đã được tầm soát trong quá khứ, bạn cũng nên kiểm tra lại khi mang thai nếu nghi ngờ”, bác sĩ Thùy nói.

Bên cạnh đó, một số bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục có thể chữa khỏi trong thai kỳ như chlamydia, lậu, giang mai, trichomonas và viêm â.m đ.ạo.

Tuy nhiên, các bệnh nguy hiểm như herpes s.inh d.ục, viêm gan B, HIV không thể chữa khỏi. Một số trường hợp có thể dùng thuốc kháng virus hoặc biện pháp phòng ngừa khác để giảm nguy cơ truyền bệnh cho con.

Những bệnh t.ình d.ục nào có thể lây truyền từ mẹ sang con?

Bác sĩ Phan Thị Thùy Thao, khoa Da liễu, Bệnh viện quận 11, TP.HCM, cho biết đa số bệnh lây qua đường t.ình d.ục phổ biến như giang mai, lậu, sùi mào gà…, đều có khả năng truyền từ mẹ sang con.

Bệnh lậu: Đây là bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục do song cầu khuẩn Nesseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường t.ình d.ục và có thể lây sang con nếu người mẹ bị lậu trong thời gian mang thai.

Phụ nữ muốn có thai phải điều trị khỏi bệnh lậu vì vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong khi mang bầu và sinh. Thai nhi có thể bị sinh non hoặc viêm kết mạc mắt do tiếp xúc dịch niệu đạo của người mẹ nhiễm lậu cầu.

nhung benh tinh duc co the lay truyen tu me sang thai nhi 54b 5272674

Vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi trong khi mang thai và sau sinh. Ảnh: CNBC.

Giang mai: Vi khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con do vi khuẩn xâm nhập vào m.áu qua dây rốn. Vi khuẩn giang mai xâm nhập có thể gây sẩy thai, thai c.hết lưu hoặc dị tật.

Sùi mào gà (mụn cóc s.inh d.ục): Bệnh sùi mào gà khó phát hiện ở phụ nữ hơn nam giới vì cấu tạo bộ phận s.inh d.ục phức tạp hơn. Ở nữ giới, sùi mào gà có thể xuất hiện ở â.m h.ộ, â.m đ.ạo, cổ tử cung, h.ậu m.ôn, miệng…, dưới dạng những nốt nhỏ màu thịt nâu hoặc hồng tươi hay trắng đục và mềm. Chúng mọc thành chùm trông giống hình súp lơ. Chúng có thể gây ngứa, khó chịu hoặc c.hảy m.áu khi g.iao h.ợp.

Em bé sinh ra từ người mẹ mắc bệnh sùi mào gà có thể mọc mụn cóc ở cổ hoặc u nhú thanh quản. Do đó, những trường hợp này thường có chỉ định phẫu thuật để bảo vệ cho em bé.

Herpes simplex: Bệnh thường gặp do Herpes Simplex Virus (HSV) gây bệnh chủ yếu ở môi – miệng và bộ phận s.inh d.ục. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc và từ mẹ sang con trong lúc sinh. Thai phụ nhiễm HSV có thể lây sang con qua đường tử cung lúc sinh.

Trichomonas vaginalis: Đây là do trùng roi Trichomonas Vaginalis hay gặp ở phụ nữ mang thai. Trẻ sinh ra bị nhiễm virus có thể mắc các bệnh về da liễu hay hô hấp.

HIV/AIDS: Virus HIV có thể xâm nhập vào m.áu qua nhau thai, m.áu và dịch tiết của mẹ trong khi sinh và qua sữa mẹ. Bác sĩ Thao khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát HIV trước, trong thời gian mang thai để bảo vệ mẹ và con. Nếu bị HIV, bạn hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

6 thói quen làm hại da nhạy cảm

Những người có làn da nhạy cảm thường không chọn đúng loại mỹ phẩm phù hợp, khiến mặt luôn bị nóng rát và khó chịu.

Bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết những người có làn da nhạy cảm thường cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân là da của họ rất dễ bị kích thích, thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát.

Theo bác sĩ Tú, nếu bạn tránh được những sai lầm dưới đây, việc sở hữu làn da nhạy cảm sẽ không là vấn đề nghiêm trọng.

Sử dụng quá nhiều sản phẩm cùng lúc

“Chúng ta luôn muốn có làn da khỏe mạnh, trẻ trung và mịn màng. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều sản phẩm như kem chống nắng, kem nền, trị mụn, chống lão hóa cùng lúc lên da, chúng có thể gây hại, đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm”, bác sĩ Tú nói.

Khi sử dụng quá nhiều sản phẩm, làn da bị sần đỏ và ngứa rát nhiều hơn. Các bước chăm sóc da càng đơn giản càng tốt. Bạn chỉ nên bôi tối đa 2 sản phẩm cùng lúc lên da. Với tất cả sản phẩm, bạn nên chọn loại không chứa xà phòng và hương liệu.

6 thoi quen lam hai da nhay cam 2c0 5270059

Dùng nhiều mỹ phẩm cùng lúc khiến da chịu sức ép lớn. Ảnh: MSN.

Chọn sai sản phẩm

Bác sĩ Tú cho biết những người có da nhạy cảm không nên chọn sản phẩm chứa cồn, hương thơm, retinoid hoặc axit alpha-hydroxy (AHA). Chúng có thể làm nặng thêm tình trạng kích ứng da, đặc biệt khi sử dụng cùng lúc. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh chọn sản phẩm không phù hợp với loại da. Ví dụ, bạn không nên dùng tinh chất tan trong dầu cho da nhờn và có mụn trứng cá.

Tắm nước quá nóng

Tắm nước quá nóng và trong thời gian dài sẽ làm da mất nước và trở nên khô hơn. Đối với làn da nhạy cảm, chúng sẽ càng khô và dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm nước ấm không quá 10 phút. Sau khi tắm, bạn hãy lau khô bằng cách dùng khăn chạm nhẹ lên da để thấm nước. Sau đó, bạn nên thoa lớp kem dưỡng ẩm không có hương liệu.

6 thoi quen lam hai da nhay cam 1e3 5270059

Tắm nước nóng quá lâu khiến da dễ bị khô. Ảnh: ESC.

Sử dụng sản phẩm giặt tẩy

Bác sĩ Tú cảnh báo chất tạo màu và hương liệu trong các sản phẩm giặt tẩy có thể làm nặng thêm tình trạng da nhạy cảm. Bạn cần chọn các loại sản phẩm không có chất tạo màu, hương liệu, ít gây dị ứng.

Nhãn của các sản phẩm này thường có dòng chữ “hypoallergenic”, “scent-free”, “fragrance-free” hoặc “dye-free”. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi chọn sản phẩm xả vải và dung dịch tẩy vết bẩn.

Mặc quần áo mới chưa giặt

Đây là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ giặt quần áo mới trước khi mặc chúng. Với khăn, chăn và ga giường, bạn cũng cần làm tương tự.

Nguyên nhân là các mặt hàng này được làm từ vải cotton và polyester. Chúng thường chứa nhựa formaldehyde để giảm nếp gấp và nấm mốc. Chất này có thể gây hại cho da, tạo ra hiện tượng phát ban, sần đỏ, ngứa ngáy, châm chích… Ngoài ra, lượng thuốc nhuộm còn sót lại cũng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm.

Không rửa mặt trước khi ngủ

Điều này tương tự việc bạn đ.ánh răng 2 lần/ngày. Việc rửa mặt sạch 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối đều cần thiết. Đi ngủ khi chưa tẩy trang có thể gây kích ứng làm da bỏng rát, ngứa ngáy, nổi mụn trứng cá. Những người có làn da nhạy cảm nên chọn sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có hương liệu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *