Người phụ nữ ở Hà Nội đến Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp kiểm tra và được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) vừa phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cho bệnh nhân L.T.T. (68 t.uổi, trú tại Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).
Trước đó, bà T. bị nuốt nghẹn nên đến cơ sở y tế này thăm khám. Nữ bệnh nhân được các bác sĩ xét nghiệm, siêu âm. Trên hình ảnh siêu âm tuyến giáp, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư, có chỉ định phẫu thuật.
Ê-kíp phẫu thuật đã cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch vùng cổ cho bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy 2 thùy tuyến giáp rất nhiều nhân cứng, chắc, dính vào tổ chức xung quanh.
Các bác sĩ cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp bị ung thư. Ảnh: BVCC.
Sau mổ, sức khỏe của bà T. ổn định, không khàn tiếng, tê tay. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân này được xuất viện.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Lâm, khoa Ngoại tổng hợp, cho biết ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính. May mắn, căn bệnh này có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Đây được cho là bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất so với các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở vùng cổ phía trước. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là tiết ra hormone đưa vào m.áu và được vận chuyển tới từng mô. Chúng giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, làm cho não, tim và các cơ quan khác luôn ở trạng thái ổn định…
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ bởi có thể tái phát. Ngoài siêu âm vùng cổ và xét nghiệm m.áu để theo dõi, bệnh nhân phải dùng thuốc hormone (levothyroxine) sau khi cắt tuyến giáp đến cuối đời. Liều hormone phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
Theo bác sĩ Lâm, tiên lượng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp rất tốt, đặc biệt ở người dưới 45 t.uổi và khối u kích thước nhỏ. Thông thường, thời gian sống thêm của bệnh nhân trong vòng 10 năm có tỷ lệ là 100%. Tỷ lệ t.ử v.ong do bệnh này rất thấp. Đối với bệnh nhân trên 45 t.uổi, u kích thước lớn và xâm lấn, tiên lượng vẫn khá tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát ở nhóm này cao hơn.
3 người trong gia đình mắc ung thư tuyến giáp dù không có biểu hiện bệnh
Tình cờ đi khám sức khỏe, cả ba người trong một gia đình đều được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể nhú dù chưa có biểu hiện bệnh.
Sự tiến triển của ung thư tuyến giáp thường rất âm thầm, các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. Ảnh minh họa
Ngày 30/9, trao đổi với Dân trí, PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho 3 người trong một gia đình (gồm mẹ, con trai, con gái) mắc ung thư tuyến giáp thể nhú dù chưa có biểu hiện bệnh.
Cụ thể, trong một lần tình cờ đi khám sức khỏe tại một phòng khám tư, chị T.,(32 t.uổi) được chẩn đoán bị u tuyến giáp 2 bên. Tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), kết quả siêu âm tuyến giáp cho thấy nhân thùy phải có kích thước 1,1×0,8cm; thùy trái nhân kích thước 0,7×0,6cm. Ngoài ra, bác sĩ chưa phát hiện các bất thường khác.
Chị T. được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể nhú, giai đoạn 1, xét nghiệm có đột biến gen BRAF V600E. Bệnh nhân được chỉ định điều trị iod phóng xạ, uống hormon Levothyroxin (T4), đồng thời được hội chẩn đa chuyên khoa có chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định, được hướng dẫn chế độ ăn kiêng iod và theo dõi chỉ số xét nghiệm m.áu sau 3 tuần. Sau điều trị 6 tháng, bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt bình thường.
Sau đó, mẹ và em trai của bệnh nhân cũng đã đi khám kiểm tra sức khỏe tổng thể tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu và cũng phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú khi chưa có các biểu hiện bất thường về mặt lâm sàng.
Trong đó, em trai chị T. (28 t.uổi) được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú, giai đoạn I, có đột biến gen BRAF V600E. Mẹ chị T. (58 t.uổi) cũng mắc ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 2. Cả hai được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp-vét hạch cổ, uống iod phóng xạ.
Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho biết, sự tiến triển của ung thư tuyến giáp thường rất âm thầm, các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, đôi khi phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo nếu trong gia đình đã có người bị ung thư tuyến giáp thì các thành viên còn lại nên khám kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ tầm soát phát hiện sớm bệnh. Bệnh sau khi được điều trị kịp thời thường có tiên lượng tốt.