Người đàn ông mắc bệnh phổi hiếm gặp sau chuyến đi chơi trong hang

Sau chuyến đi chơi nhân dịp sinh nhật 40 t.uổi, Nate Rose bị tổn thương phổi do nhiễm nấm histoplasma, bệnh liên quan tới dơi.

Anh Nate Rose (người Mỹ) cùng bạn bè đã đến hệ thống hang Rio Camuy ở Puerto Rico. Họ trèo xuống hố sụt, bơi vài km trên một con sông ngầm trong hang. Chuyến đi diễn ra êm đẹp với những kỷ niệm thú vị.

Tuy nhiên, 10 ngày sau khi trở về nhà, anh Nate cảm thấy đau đầu suốt từ khi ngủ dậy tới tối muộn. Hôm sau, anh cảm thấy cơn đau trầm trọng hơn và cổ bắt đầu cứng lại. Ngày thứ ba, Nate thậm chí không thể nắm chắc một vật gì đó và không ngoái được đầu ra phía sau.

nguoi dan ong mac benh phoi hiem gap sau chuyen di choi trong hang 31a 5275082

Anh Nate (trái) trải qua thời gian dài mệt mỏi vì bệnh phổi do nhiễm nấm

Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ Nate bị viêm màng não. Họ tiến hành khám lâm sàng, lấy mẫu nước tiểu, xét nghiệm m.áu, chọc dò cột sống và kể về hành trình tới Puerto Rico. Tuy nhiên, khi có kết quả, bác sĩ vẫn chưa biết chính xác Nate bị bệnh gì.

Jared, một người đi cùng đoàn tham quan với Nate, cũng đau đầu nhưng không bị cứng cổ. Khi biết về chuyến đi chơi ở hang, bác sĩ hỏi: “Ở đó có dơi không” và nghi ngờ họ nhiễm nấm histoplasma.

Cả Jared và Nate được nhập viện và phải uống thuốc giảm đau. Sau đó, khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện một mảng đen ở phổi của anh.

Lúc này, Jared bị chẩn đoán tổn thương phổi do nấm histoplasma. Đây là một loại nấm phát triển trong phân chim và dơi. Khi nấm sinh sôi, các bào tử sẽ phát tán trong không khí.

Trong điều kiện bình thường, các bào tử nấm sẽ lơ lửng trong không khí, không gây hại cho sức khỏe. Nhưng ở môi trường bí bức như hang, mật độ của chúng sẽ rất cao.

Nếu con người hít phải bào tử trên, nấm sẽ sinh sôi trong phổi, gây ra các vết sẹo giống như lao. Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể t.ử v.ong.

Sau khi bị xác định mắc bệnh phổi giống người bạn đồng hành, Nate bắt đầu quá trình điều trị. Anh trải qua rất nhiều đau đớn, không còn cảm nhận được thời gian.

Ở Florida (Mỹ) không có đủ chuyên gia bệnh truyền nhiễm. Bởi vậy, Nate phải chờ đợi bác sĩ tới chữa trị cho mình.

Sau một tuần, cơn đau đầu giảm bớt nhưng bệnh nhân tiếp tục phải uống thuốc trong bốn tháng. Nate thường xuyên phải đi kiểm tra, lấy m.áu. Thuốc có thể ngăn chặn quá trình phát triển của nấm nhưng không thể hàn gắn tổn thương ở phổi.

Bởi vậy, hàng ngày, Nate phải tập thở như một dạng vật lý trị liệu cho phổi.

Khi gặp gỡ bạn bè, Nate phát hiện ra hầu hết những người trong đoàn đều có những triệu chứng tương tự với các mức độ khác nhau. Nhưng không người nào được chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu. Một số người bị nghi cảm cúm, số khác được kiểm tra dị ứng.

Hai tháng sau khi ra viện, bác sĩ cho Nate xem bản chụp phim X-quang. Kết quả cho thấy phổi của anh đã bị tổn thương nặng và có sẹo.

Điều may mắn là Nate đã phục hồi tốt và có thể đi bộ, lặn cũng như tham gia các hoạt động thể chất khác. Nhưng khi chạy, anh phải cố gắng hơn để đạt được tốc độ như trước đây.

Ô nhiễm không khí làm giảm chức năng phổi của trẻ nhỏ

Các nhà nghiên cứu châu Âu đã phát hiện không khí ô nhiễm sẽ khiến chức năng phổi của trẻ sơ sinh thời nay bị suy giảm so với các thế hệ trước.

o nhiem khong khi lam giam chuc nang phoi cua tre nho 290 5187324

Nghiên cứu mới được công bố cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong năm đầu đời làm giảm sự phát triển chức năng phổi của trẻ ở độ t.uổi từ 6 đến 15, thậm chí ở mức ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn của EU.

“Điều này thật đáng lo ngại vì nó cho thấy rằng tổn thương phổi trong năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp trong suốt cuộc đời”, Tiến sĩ Qi Zhao thuộc Viện Nghiên cứu Y học Môi trường IUF-Leibniz ở Dsseldorf (Đức), cho biết.

Nghiên cứu dựa trên kết quả đo khả năng hô hấp của 915 t.rẻ e.m ở độ t.uổi 6, 10 và 15 sống tại các vùng Munich và Wesel của Đức.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả với mức độ ô nhiễm tại các khu vực mà các tình nguyện viên nhỏ t.uổi sinh sống cho đến khi chúng được 1 t.uổi. Sau khi thêm các yếu tố bao gồm cả việc hút thuốc của cha mẹ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ càng tiếp xúc sớm với không khí ô nhiễm thì khi lớn lên chức năng phổi của chúng càng giảm.

Giới hạn của WHO đối với nồng độ bụi PM2.5 hàng năm là 10 g/m3, trong khi tiêu chuẩn của EU là 25 g/m3.

Ông Thierry Troosters, chủ tịch của Hiệp hội Hô hấp Châu Âu, cho biết: “Kết quả nghiên cứu rất đáng quan ngại bởi tiêu chuẩn của EU cũng không cho thấy độ an toàn”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *