Người đàn ông bị lỗ rò chỉ thường gặp thời chiến tranh

Một người đàn ông sau khi can thiệp tim mạch tại vùng bẹn xuất hiện lỗ rò mạch m.áu bên trong hàng chục năm mà không hay biết khiến thiếu m.áu nuôi chân làm tê mỏi trong thời gian dài.

Chiều 4-10, Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM cho biết vừa can thiệp một người đàn ông rò mạch m.áu c.hảy “rồ rồ” trong người hàng chục năm mà không biết. Cách đây 11 năm ông Đ.X.B. (50 t.uổi) can thiệp cắt cơn nhịp nhanh kịch phát bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn DSA tại một bệnh viện lớn.

Không may trong quá trình can thiệp, kim đi vào động mạch đã đ.âm qua tĩnh mạch song song kề bên tạo thành một đường thông từ động mạch sang tĩnh mạch khiến cho tĩnh mạch dị dạng và ngày càng phình to, gọi là rò động tĩnh mạch tự nhiên AVF ( Arteriovenous Fistula). Sau can thiệp điều bệnh nói trên, ông B. hay cảm thấy tê chân nhưng lại không để ý, đồng thời không hề cảm nhận được về bất thường này.

nguoi dan ong bi lo ro chi thuong gap thoi chien tranh a7f 5273512

Ông B. được can thiệp lỗ rò mạch m.áu hàng chục năm mà không biết

Gần đây các cơn tê mỏi xuất hiện nhiều hơn ông quyết định đi khám. Tại Bệnh viện quận Thủ Đức, các bác sĩ siêu âm màu Dopler và CT scan phát hiện tại vùng đùi bẹn, nơi đ.âm kim để điều trị trước đây có dòng m.áu c.hảy dưới da kêu “rò rò”, bệnh nhân bị rò động tĩnh mạch vùng chậu.

Rò động tĩnh mạch khiến cho lượng m.áu động mạch thay vì chảy xuống chi dưới để nuôi chân thì lại chảy ngược về tim theo đường tĩnh mạch qua lỗ rò khiến chân bị tê, yếu do thiếu dinh dưỡng, đồng thời m.áu lại chảy dồn nhiều về tim, tăng cường độ làm việc của tim, về lâu dài sẽ khiến cho bệnh nhân bị suy tim nên cần can thiệp càng sớm càng tốt.

Bệnh nhân được can thiệp bịt lại vết lỗ rò thông giữa động mạch và tĩnh mạch trong vòng 1 tiếng đã thành công. ThS.BS Nguyễn Kim Anh, Trưởng khoa Lồng Ngực-Mạch m.áu, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết trong chiến tranh, bệnh lý rò động tĩnh mạch thường gặp do đạn làm thủng vị trí giao nhau giữa động mạch và tĩnh mạch, song hiện nay bệnh lý này tương đối hiếm, có thể gặp ở những bệnh nhân tự tiêm chích m.a t.úy hay những sự cố y khoa.

Sốt 10 ngày liên tục không đỡ, nam thanh niên phát hiện bị lao màng não

Nam thanh niên được đưa đến bệnh viện cấp cứu do sốt nhiều ngày liên tục, dù tự uống thuốc nhưng không đỡ. Kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện anh bị lao màng não.

sot 10 ngay lien tuc khong do nam thanh nien phat hien bi lao mang nao fa8 5266376

Bệnh nhân được theo dõi điều trị lao màng não tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh: PN Online

Ngày 1/10, thông tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân H.V.L. (27 t.uổi, quê Cần Thơ) bị viêm màng não và nhồi m.áu não rải rác do vi khuẩn lao tấn công.

Được biết, anh L. hiện đang làm việc tại Bình Dương. Trước đó, anh L. bỗng sốt liên tục 10 ngày, tự mua thuốc uống tại nhà nhưng không bớt. Sau đó, anh L. được đưa đến Bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu.

Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị rối loạn tri giác nặng và nhận định bệnh nhân có thể bị viêm màng não, cho chỉ định chọc dịch não tủy. Kết quả chụp MRI (cộng hưởng từ) sọ não cho thấy bệnh nhân bị viêm màng não và nhồi m.áu não rải rác, chẩn đoán ban đầu bệnh nhân bị lao màng não.

Sau 2 tuần điều trị, tri giác bệnh nhân có cải thiện rõ, hết sốt, gọi hỏi có đáp ứng, thực hiện được một số y lệnh đơn giản, được rút ống sonde dạ dày, có thể tự mình ăn uống. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, được xuất viện về nhà, đồng thời được hướng dẫn thủ tục để tiếp tục điều trị lao tại tổ chống lao địa phương.

Trao đổi với PN Online, bác sĩ Phạm Đỗ Thanh Tuấn – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết trường hợp anh L. là một trong các trường hợp được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Mặc dù tình hình hiện tại đã ổn định và được xuất viện nhưng bệnh nhân vẫn phải liên tục điều trị kéo dài 12 tháng để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn, tránh được tình trạng kháng thuốc.

Theo bác sĩ Tuấn, lao màng não xảy ra do trực khuẩn lao gây ra ở não và màng não con người. Đây là một bệnh cảnh lao hệ thần kinh được xếp vào nhóm lao nặng do diễn tiến và đáp ứng điều trị khó lường trước được.

Tuy tỷ lệ lao màng não hiếm xảy ra, chỉ khoảng 5% trong số các bệnh lao nhưng ra tỉ lệ t.ử v.ong có thể tới 70%, để lại nhiều di chứng thần kinh không hồi phục như: sống đời thực vật, bị động kinh, bị mù, liệt vĩnh viễn…

Bác sĩ Tuấn cho rằng việc chẩn đoán sớm lao màng não rất khó do bệnh cảnh lâm sàng thay đổi và không đặc hiệu nên chỉ có khoảng 36% bệnh nhân được chẩn đoán và 6% được điều trị ngay lập tức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *