Sau lần té ngã, n.am s.inh 14 t.uổi rơi vào nguy kịch, sốc, n.hiễm t.rùng huyết toàn thân. Hiện loại vi khuẩn mà bệnh nhân này bị nhiễm chưa thể xác định.
Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận ca nguy kịch vì bị nhiễm một loại vi khuẩn tụ cầu chưa rõ loại. Đó là một n.am s.inh 14 t.uổi. 10 ngày trước, bệnh nhân đi làm phụ gia đình tại vùng sông nước Kiên Giang, vô tình vấp cọng dây và bị té ngã, trật chân phải. Em không bị chấn thương vùng đầu. Tuy nhiên, đến chiều, n.am s.inh sốt cao. Kết quả chụp X-quang tại bệnh viện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương phần mềm, kê thuốc uống tại nhà.
Đến ngày thứ 3, vùng mắt cá chân phải của bệnh nhân sưng to, kèm theo sốt. Tại bệnh viện, em được truyền dịch hạ sốt. Tuy nhiên, sang ngày 23/11, bệnh nhân sốt, than mệt, không tự ngồi dậy được và vẫn ăn uống bình thường. Người nhà đưa n.am s.inh tới Bệnh viện tỉnh An Giang. Đến 9h cùng ngày, bệnh nhân bắt đầu nói sảng nhưng không co giật.
N.am s.inh nguy kịch sau bị vấp cọng dây, nhiễm loại khuẩn chưa thể xác định. Ảnh: BVCC.
22h ngày 24/11, bệnh nhân bị suy hô hấp, phải đặt ống thở, thở máy, dùng kháng sinh, thuốc vận mạch. Lúc này, em được chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM). Chỉ từ vết thương ngõ vào xâm nhập từ khớp gối, nam bệnh nhân rơi vào nguy kịch, có triệu chứng sốc, n.hiễm t.rùng huyết toàn thân, sưng khớp tiến triển.
Ê-kíp chuyên gia tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đang gia sức bảo tồn chức năng các cơ quan cho bệnh nhân. Sau khớp gối, gan, thận và đặc biệt là màng tim của n.am s.inh đang có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Dịch khớp gối đầy mủ, m.áu. Các bác sĩ đã chọc hút và đem đi xét nghiệm để tìm ra chủng khuẩn đặc hiệu cũng như phổ kháng sinh phù hợp cho điều trị.
Có thể nhận thấy diễn tiến bệnh của trường hợp nói trên nặng không kém Whitmore do trực khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây nên. Tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn gram dương, hiếu khí. Trong đó, Staphylococcus aureus là tác nhân gây bệnh nhiều nhất. Nó thường gây ra n.hiễm t.rùng da và đôi khi viêm phổi, nội tâm mạc, viêm tủy xương và dẫn tới tình trạng áp- xe. Một số chủng khác tạo thành các độc tố phức tạp, gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và sốc nhiễm độc.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyến cáo các dòng vi khuẩn tụ cầu dễ tìm thấy ngoài môi trường đất, nước bẩn, ruộng đồng, vùng nước tù đọng và lây sang người, động vật khi tiếp xúc trực tiếp. Chỉ một vết thương nhỏ ngoài da, bệnh nhân bị vi khuẩn xâm nhập có thể gặp biến chứng viêm mô tế bào, n.hiễm t.rùng huyết toàn thân, da, khớp, tim.
Do đó, mùa mưa lũ vừa qua, người dân miền Trung và vùng sông nước cần đặc biệt nâng cao các biện pháp phòng bệnh Whitmore, n.hiễm t.rùng các loại. Nguyên tắc đầu tiên đó là luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, dọn dẹp môi trường sạch sẽ, sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc có tiếp xúc bùn, đất, nước bẩn và ăn chín, uống sôi.
Ruột dính chặt vì hai viên bi nam châm ‘đi lạc’ trong bụng suốt 6 tháng
Hai viên bi có nam châm siêu hút vô tình bị b.é t.rai 22 tháng t.uổi nuốt vào bụng và bám chặt khoang ruột suốt 6 tháng.
Trẻ nhỏ thường vô tình nuốt các món đồ chơi có kích thước nhỏ
Nhiều trẻ hóc dị vật, uống nhầm hóa chất
Ngày 26/11, Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết, vừa phẫu thuật gắp ra ngoài 2 viên bi nam châm bị ghim chặt trong mạc treo ruột non để cứu b.é t.rai tên N.B.Q (22 tháng t.uổi, quê Đồng Nai).
Theo lời người nhà, cách đây 6 tháng, trong lúc chơi mô hình, bé Q. vô tình nuốt vào bụng 2 viên bi trong mô hình lắp ráp. Do 2 viên bi là nam châm nên hít chặt nhau, không thể ra ngoài theo cách tự nhiên.
2 viên bi có nam châm vừa được lấy từ ruột bệnh nhi (ảnh: BVCC)
2 viên bi này nằm ở 2 khoang ruột khác nhau và đã hút các đoạn ruột dính chặt, dần dần xuyên thành và bị mạc treo ruột bao lại, doạ tắc và nguy cơ hoại tử ruột nếu không được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời.
Trước đó 1 tuần, bé khởi phát triệu chứng ho đàm, dần sốt cao, ói và tiêu lỏng từng đợt, quấy khóc nhiều, bú kém nên người nhà đưa đến bệnh viện với tình trạng bụng đau, phình nhẹ.
Điều trị viêm hô hấp và rối loạn tiêu hoá nhiều ngày bên ngoài không đỡ, bé được chụp chiếu phim XQuang kiểm tra thì phát hiện 2 dị vật cản quang tròn nhỏ nằm gói gọn trong lòng bụng, khu vực ruột non. Lúc này mẹ bé nhớ lại trước đây, bé có chơi một số viên bi nam châm hình dạng tương tự người nhà đã dẹp bỏ vì thấy có nguy cơ hóc nuốt sặc.
Ngay lập tức, êkíp phẫu thuật Ths.BS CK2 Tạ Huy Cần, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Nhi đồng TP đã nội soi xử lý gắp 2 viên bi này ra.
Trong khi tiến hành can thiệp mổ, nội soi khoang ổ bụng thấy dị vật nằm ngoài ruột, trong mạc treo ruột non. Bác sĩ nhẹ nhàng bóc tách cẩn thận lấy dị vật, vệ sinh vùng tổn thương, kiểm tra kĩ thành ruột lân xận nguy cơ hoại tử và thủng không còn, tiến hành khâu đóng vết mổ…
Hình chụp XQuang 2 viên bi nằm trong bụng bệnh nhi (ảnh: BVCC)
Sau hơn 2 giờ, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ có thói quen ngậm đồ chơi dễ bị giật mình hay quên nuốt vào bụng. Bi nam châm hít vào nhau tạo nên mô hình nên khi nuốt vào rất nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể bị sốc n.hiễm t.rùng do thủng ruột, gây n.hiễm t.rùng ổ bụng và có thể dẫn tới t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trường hợp trẻ bị hóc, nuốt các đồ chơi tháo rời như mảnh ghép nhập viện không phải là hiếm. Do đó, phụ huynh nên lưu ý cân nhắc cho trẻ chơi trog chơi phù hợp độ t.uổi, khi bé có biểu hiện đau bụng, sốt, than mệt sau khi chơi đồ chơi nên tìm cách hỏi bé và đưa con đến cơ sở y tế kịp thời để xử trí.