Đó là thông tin được đưa ra cảnh báo tại lễ mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc diễn ra tại Đại học Y Hà Nội vào chiều 25/11 vừa qua.
Đây là hồi chuông cảnh báo về thói quen dùng thuốc, kháng sinh của người dân ở nước ta.
Hậu quả nghiêm trọng nếu kháng sinh mất hiệu quả.
Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị bệnh cho con người cũng như cho vật nuôi. Tuy nhiên nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không cần thiết… khiến gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.
Thói quen sử dụng thuốc của người dân
Khí hậu Việt Nam nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi liên tục, độ ẩm không khí cao nên người dân rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng do virút hoặc ho do dị ứng thời tiết, khói bụi… Khi có những dấu hiệu trên, thay vì đi khám bác sĩ thì nhiều người dân đã ra các tiệm thuốc gần nhà kể bệnh, mua thuốc nhằm tiết kiệm kinh phí và thời gian.
Trong vai người đi mua thuốc, người viết dễ dàng mua được thuốc kháng sinh tại nhiều nhà thuốc khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Có nơi mua bằng cách đọc tên thuốc. Có nhà thuốc thì bán ngay thuốc kháng sinh sau khi nghe yêu cầu: bán cho thuốc tốt chữa cảm cúm mà không cần biết người mua có đơn thuốc hay không.
Việc bán thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh mà không kê đơn là rất nguy hiểm, bởi ngoài việc không theo dõi được tình trạng bệnh còn dẫn đến nhiều hệ lụy. Người bệnh không có đơn thuốc sẽ không có căn cứ uống đúng liều lượng thuốc, thời gian, những thức ăn kiêng kỵ, chống chỉ định với thuốc và có thể gặp rủi ro do phản ứng phụ từ thuốc gây ra.
Chưa kể, việc điều trị tại nhà kéo dài không đúng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, gây tốn kém về kinh tế. Mua và dùng thuốc kháng sinh không có đơn của bác sĩ cũng như dùng không đủ liều sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi đã bị kháng thuốc, việc dùng thuốc kháng sinh và các liệu pháp điều trị người mắc bệnh do nhiễm khuẩn sẽ không còn hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.
Theo báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới được tổng hợp từ 114 quốc gia trên khắp các khu vực cho thấy: Người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ t.ử v.ong tăng lên ở tất cả các nhóm t.uổi.
Tại Châu Âu: số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ t.ử v.ong 25.000 người/năm. Thái Lan tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và t.ử v.ong 38.000 người/năm. Ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và t.ử v.ong 23.000 người/năm.
Điều này tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn (ở Mỹ chi phí trực tiếp hơn 20 tỷ đô la/năm và chi phí gián tiếp hơn 30 tỷ đô la/năm) đặc biệt ở các nước nghèo, kém phát triển.
Tại Việt Nam, tỷ lệ kháng kháng sinh chiếm khoảng 40%, đứng thứ 4 về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước tại châu Á – Thái Bình Dương.
Kháng thuốc và xu hướng gia tăng kháng thuốc đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại là mối hiểm họa nhiều mặt đối với sự sống còn của loài người, đối với sức khỏe cộng đồng, đối với kinh tế – thương mại và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia; làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị kinh điển.
GS.TS Trần Văn Thuấn Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi và càng đáng báo động hơn khi nó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái của chúng ta.
Mỗi người cần sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.
Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm
Chia sẻ về vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương – cho biết: Kháng thuốc kháng sinh là vấn đề rất lớn ảnh hưởng đến an ninh y tế toàn cầu mà mỗi một quốc gia, mỗi địa phương, đơn vị và tất cả mọi người dân đều phải quan tâm vì nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, không ai được miễn trừ nhiễm khuẩn.
Để điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân kháng kháng sinh, bác sĩ phải nhận thức rõ vai trò của việc sử dụng thuốc điều trị. Bác sĩ phải cân nhắc dùng thuốc gì, thuốc ấy có tác dụng hay không, liều lượng thế nào, cơ thể người bệnh có dung nạp không, có tương tác với thuốc nào không, ngoài n.hiễm t.rùng còn bệnh đồng mắc bệnh khác hay không.
“Chính vì vậy, tôi khẳng định nếu hôm nay kê đơn kháng sinh không hợp lý thì kháng sinh sẽ không còn hiệu quả vào ngày mai”- ông Nhung cho biết thêm.
Theo , TS. Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam – chia sẻ: Thực tế, tình trạng kháng thuốc xảy ra ở nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Không chỉ vậy, tỷ lệ kháng thuốc với từng loại vi khuẩncũng có sự khác biệt. Tại Việt Nam, số liệu về kháng kháng sinh vẫn chưa rõ ràng. Vì thế phòng, chống kháng, kháng sinh vẫn là một hành trình dài. WHO đang kết hợp với Bộ Y tế để đưa ra những con số cụ thể về kháng thuốc kháng sinh.
“Nếu không kiểm soát thuốc kháng sinh hợp lý thì chúng ta sẽ mất đi vũ khí để chống lại tình trạng kháng kháng sinh. Chưa có số liệu kháng kháng sinh ở bệnh viện tuyến xã, huyện. Tỷ lệ tiêu thụ thuốc kháng sinh ở bệnh viện và ngành chăn nuôi vẫn chưa có. Do đó, WHO muốn lan toả thông điệp “Không sử dụng kháng sinh nếu không bị bệnh do vi khuẩn gây ra” và “khi bị nhiễm khuẩn thì phải sử dụng kháng sinh theo đơn, sử dụng đúng liều, đúng cách” để phòng, chống tình trạng kháng thuốc.” – TS. Kidong Park khẳng định.
Hậu quả về mặt y tế khi dùng kháng sinh không đúng
Tùy tiện dùng thuốc kháng sinh sẽ gây hậu quả khó lường như: Không khỏi bệnh (rất nhiều trường hợp khi dùng kháng sinh mãi không khỏi mới tới bệnh viện khám bệnh, làm cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh sẽ khó khăn hơn, bởi việc dùng kháng sinh tùy tiện trước khi đến bệnh viện khám sẽ làm cho hầu hết bệnh n.hiễm t.rùng đều giảm hoặc mất triệu chứng đặc thù của bệnh); bị tác dụng phụ do thuốc (việc dùng kháng sinh tùy tiện, ngoài việc g.iết c.hết những vi khuẩn gây bệnh thì kháng sinh còn t.iêu d.iệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể ví dụ như vi trùng đường ruột tạo men tiêu hóa, vì vậy, khi dùng kháng sinh, người bệnh thường hay bị tiêu chảy, đau bụng…
Thuốc kháng sinh còn có thể gây ra những tai biến như dị ứng, nhẹ chỉ nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, buồn nôn, nôn, nặng có thể gây độc cho gan, thận, sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng), gây kháng thuốc (việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi có nguy cơ dẫn đến cơ thể người bệnh phát sinh những loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh và sản sinh ra chủng loại vi khuẩn thế hệ sau có mức độ đề kháng cả với loại kháng sinh cực mạnh, khi bị bệnh nặng sẽ không có loại kháng sinh mạnh hơn để dùng. Người bệnh thậm chí sẽ t.ử v.ong bởi những nhiễm khuẩn thông thường)…
Hơ nóng rồi áp lá ngải cứu vào lưng, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất nhưng lời chuyên gia nói mới là điều bạn cần lưu ý
Trước khi thực hiện chữa đau lưng bằng lá ngải cứu, chuyên gia Đông y muốn nhắn nhủ người dùng, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Ngải cứu chữa đau lưng – Công thức chữa bệnh đơn giản được lưu truyền nhiều trong dân gian
Không gì đau đớn hơn những cơn đau lưng tìm đến khi bạn đang bận rộn với nhiều công việc, muốn nhanh chóng hoàn thành. Đau lưng là tác nhân khiến bạn chẳng thể tập trung vào làm bất cứ việc gì. Sử dụng những miếng dán giảm đau bán sẵn trên thị trường rồi đến những viên thuốc có ngay ngoài hiệu thuốc nhanh thì có nhanh nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Không muốn sống phụ thuộc vào thuốc kháng sinh hay không muốn lạm dụng kháng sinh, những giải pháp chữa bệnh tự nhiên luôn được chú trọng hơn cả. Dùng lá ngải cứu chữa đau lưng là một trong những cách trong dân gian được lưu truyền, nhiều người nức nở khen.
Dùng lá ngải cứu chữa đau lưng là một trong những cách trong dân gian được lưu truyền, nhiều người nức nở khen.
Được biết, trong Đông y, lá ngải cứu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Trong đó có công dụng giảm đau nhờ các hoạt chất có trong loại rau này. Đó là lý do từ lâu trong dân gian, người ta đã biết sử dụng lá ngải cứu để chườm nóng giúp giảm đau trong nhiều trường hợp.
Để chữa đau lưng từ lá ngải cứu, bạn chỉ cần:
Chuẩn bị:
– Một nắm lá ngải cứu tươi.
– Muối biển.
– Một túi vải đựng.
Cách làm:
– Rửa sạch lá ngải cứu tươi.
– Trộn ngải cứu cùng với ít muối hạt sau đó đem rang nóng.
– Đổ hỗn hợp vào tủi vải mỏng, sau đó chườm lên vùng lưng đau.
Cách dùng: Dùng chườm khi hỗn hợp không quá nóng để tránh bị bỏng, thực hiện liên tục trước khi đi ngủ, làm như vậy liên tiếp trong 3-4 tuần sẽ thấy bệnh đau lưng thuyên giảm đáng kể.
Dùng ngải cứu muối biển chườm nóng giúp giảm đau lưng rất tốt nhưng đừng quên điều này
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Sử dụng ngải cứu giúp điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm m.áu sát trùng. Kinh nghiệm dân gian ghi nhận, ngải cứu làm thuốc điều kinh, trong bụng lạnh đau, đi lỵ lâu, ra m.áu, chữa thổ huyết, đổ m.áu cam, băng huyết, lậu huyết, đới hạ có thai, chữa thần kinh đau, phong thấp và ghẻ lở.
“Trong Đông y, ngải cứu đặc biệt có công dụng trị đau nhức xương khớp, nhất là đau lưng, vô cùng hiệu quả. Nhờ chứa rất nhiều hoạt chất có công dụng kháng viêm, loại rau thuốc này phát huy công dụng giảm đau rất tốt”, chuyên gia chia sẻ.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, ngải cứu chứa một số thành phần có dược tính cao như xit amin, flavonoid, cholin… các chất này có khả năng khu trừ phong thấp, kháng khuẩn cũng như giúp m.áu lưu thông đều đặn.
Trong khi đó, muối biển có đặc tính kháng viêm tốt. Đông y ghi nhận, muối có tác dụng tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc vào kinh lạc làm chất gây nôn, chữa viêm họng, đau răng, rửa vết bỏng.
Đặc biệt, muối phát huy công dụng tốt đối với các trường hợp đau nhức khớp, tác dụng theo cơ chế “nóng giãn lạnh co cục bộ”. Trong muối có các ion dương và ion âm luôn song hành để cân bằng sự sống trong cơ thể. Khi được áp vào đúng vị trí đau nhức sẽ giúp giảm cơn đau hiệu quả.
Khi kết hợp ngải cứu và muối biển, bạn sẽ có ngay loại thuốc giảm đau lưng cực nhanh mà không cần đùng kháng sinh.
Khi kết hợp ngải cứu và muối biển, bạn sẽ có ngay loại thuốc giảm đau lưng cực nhanh mà không cần đùng kháng sinh. Chuyên gia khuyến cáo, để phát huy công dụng hiệu quả nhất cần duy trì thực hiện trong vòng 30 phút, trước khi đi ngủ để cơ bắp được thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn.
Tuy nhiên, khi chườm nóng ngải cứu chữa đau lưng cần lưu ý độ nóng chườm lên. Chuyên gia nhận định, nhiều người cho rằng càng nóng thì càng giúp giảm đau lưng nhanh hơn nên mặc dù hỗn hợp rất nóng vẫn cắn răng chịu đựng để chườm lên lưng. Điều này trong thực tế đã ghi nhận không ít các trường hợp bị bỏng da, dẫn đến gặp biến chứng nặng bên cạnh tình trạng đau lưng, phải nhập viện điều trị.
“Sau khi để vào túi vải chuẩn bị chườm, tốt nhất đợi thêm vài phút cho bớt nóng. Khi chườm nếu vẫn thấy nóng quá thì phải bỏ ra đợi thêm. Không nên quá chịu đựng vì có thể gây tổn thương cho làn da, thậm chí bị bỏng nặng”, lương y cảnh báo.