Viêm sưng đau răng lợi, viêm hầu họng, viêm gan A, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm kết mạc… và các bệnh đường hô hấp là những bệnh rất hay mắc thời điểm này. Chỉ cần dùng 1 cây thuốc là có thể khỏi, nhưng không phải ai cũng biết.
Cây chữa nhiều bệnh ngũ quan
Viêm sưng gây đau răng lợi, viêm hầu họng, viêm gan A, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm kết mạc, các bệnh đường hô hấp… mà các bác sĩ gọi là các bệnh ngũ quan (5 bộ phận trên mặt gồm Tai, Lông mày, Mắt, Mũi, Miệng) rất hay mắc thời điểm này, nhất là t.rẻ e.m.
Chỉ cần dùng cây Xuyên tâm liên (còn gọi nhiều tên gọi khác như cỏ đắng, cỏ Ấn Độ, Kim hương thảo, Khổ đởm thảo…). Theo tài liệu ghi chép cổ của Trung Quốc, Xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt thải độc giúp điều trị các bệnh đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm da, dạ dày, viêm họng,…
Nhà nghiên cứu dược học Đỗ Tất Lợi cho biết, cây thuốc dân gian này có thể dùng để chữa đau nhức xương khớp và trị rắn cắn.
Cây Xuyên tâm liên. Ảnh minh họa.
Theo sách Đông y thì cây Xuyên tâm liên vị đắng, tính hàn, có công dụng đi vào kinh phế, vị, đại tràng và tiểu tràng… giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống… Xuyên tâm liên có tính kháng sinh rất mạnh đối với nhiều loại vi trùng, có tác dụng giảm đau tương tự aspirin, và làm hạ huyết áp hiệu quả.
Trong dân gian cây Xuyên tâm liên thường được dùng cả phần lá, thân và rễ, thu hoạch quanh năm. Rễ Xuyên tâm liên thường hái vào mùa đông, lá và thân thu hoạch vào mùa hè. Loài thảo dược này hay dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh, bế k.inh n.guyệt, chữa các bệnh viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn ở các bộ phận cơ thể, ngay cả bệnh cấp hay mạn tính. Còn dùng trị các bệnh nấm ngứa ngoài da rất hiệu quả. Một số thầy lang chữa bệnh da liễu, chữa bỏng bằng cách thái nhỏ nghiền vụn cây Xuyên tâm liên để dùng.
Cây Xuyên tâm liên. Ảnh minh họa.
Cách dùng cây Xuyên tâm liên
Với các bệnh ngũ quan như viêm hầu họng sưng đau, viêm mũi sưng, hay xung huyết niêm mạc mũi, đau mắt, sưng mắt, viêm mắt, viêm tai, thối tai, sưng lợi đau răng, các bệnh đường hô hấp… Cách dùng Xuyên tâm liên đơn giản và rất hiệu quả như sau:
– Cây Xuyên tâm liên tươi, hoặc khô dùng cả cây. Nếu cây khô cần dùng khoảng 20-30g, cây tươi dùng khoảng 40-50g.
– Cho cây thuốc vào niêu đất, hoặc nồi đổ ngập nước đun sôi kỹ lấy 3-4 bát nước đặc chia đều và uống hết trong ngày. Nếu là trẻ nhỏ thì dùng liều nhỏ hơn.
– Với bệnh viêm tai giữa, viêm mũi thì cần dùng lá tươi giã nát lấy nước cốt, rồi nhỏ vào tai, hoặc vào mũi. Mỗi ngày làm 2-3 lần tới khi khỏi, rất hiệu quả.
Xuyên tâm liên tươi, hoặc khô dùng cả cây đun nước uống chữa bệnh. Ảnh minh họa.
Về cơ bản, cây Xuyên tâm liên có rất nhiều tác dụng hữu ích, bà con đừng coi thường cây thuốc rẻ t.iền, cách dùng đơn giản và phổ thông, nhưng rất hiệu quả, dễ thực hiện. Trước khì trước khi dùng Xuyên tâm liên cần có tư vấn của bác sĩ để đề phòng tác dụng phụ. Cây Xuyên tâm liên cũng rất hợp khí hậu thổ nhưỡng Việt Nam nên bà con nhà, có đất thì nên trồng để dùng tự chữa bệnh khi thời tiết thay đổi hay khắc nghiệt, để giảm dùng thuốc kháng sinh.
Là dược thảo tốt, hiệu quả nhưng Xuyên tâm liên có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa, hạ huyết áp… Do đó trước khi dùng Xuyên tâm liên người dân cần có tư vấn của bác sĩ để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Một số người không nên sử dụng xuyên tâm liên là:
– Phụ nữ mang thai và cho con bú;
– Người tỳ vị hư hàn;
– Người mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con;
– Người có chứng m.áu không đông, người bị chấn thương ra m.áu, người sau phẫu thuật;
– Người bị tụt huyết áp thận trọng khi uống Xuyên tâm liên.
Người bệnh đang dùng các loại thuốc chống đông m.áu, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc ức chế miễn dịch… càng cần có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Xuyên tâm liên để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe và thuốc chữa bệnh đang dùng. Nên cần có tư vấn của bác sĩ trước khi dùng để đề phòng tác dụng phụ.
Kỷ lục trẻ mắc bệnh hô hấp phải thở ô xy
“Phòng cấp cứu sáng nay đã có hơn 30 ca phải thở oxy, kỷ lục từ đầu năm tới giờ” – BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 nói, đồng thời cho biết có hàng trăm bệnh nhi viêm đường hô hấp đang được điều trị tại đây.
Bệnh nhi mắc bệnh hô hấp tăng cao (ảnh chụp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ngày 23/10)
Kín bệnh nhi viêm đường hô hấp
Trưa 23/10, tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, rất nhiều bệnh nhi mắc bệnh hô hấp được cha mẹ bế xếp hàng chờ đợi đến lượt thăm khám. Bên trong các phòng bệnh, giường nào cũng có 2 bé nằm; hai bên hành lang của khoa, các giường nhỏ dành cho bệnh nhi được kê hẳn ra ngoài nhưng vẫn không đủ chỗ. Một số phụ huynh trải chiếu ở các bậc thang để vừa nằm, vừa tiện chăm sóc trẻ.
Chị T.H (25 t.uổi, ngụ H.Hóc Môn) vừa sinh con được hơn mười ngày cũng tất tả chờ nhập viện cho con. “Bé khó thở, sốt kéo dài. Chúng tôi đã đưa đi khám bệnh viện gần nhà nhưng không khỏi. Đến Bệnh viện Nhi đồng 1 thì bác sĩ yêu cầu nhập viện do bé có dấu hiệu viêm phổi” – chị H lo lắng nói.
Theo số liệu ghi nhận tại khoa Hô hấp, khoảng 3-4 tuần nay, số lượng bệnh nhi nhập viện tăng nhanh và đến ngày 23/10 đã đạt tới số kỷ lục của năm với hơn 400 trẻ mắc bệnh hô hấp nằm điều trị tại khoa, trong khi số giường bệnh trong khoa chỉ có 140.
Theo BS Tuấn, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, bệnh nhi điều trị tại khắp các bệnh viện trong cả nước đều vắng, sau đó tăng lên nhưng ngày đông nhất cũng chỉ có 140 trẻ nằm điều trị tại khoa. Ở phòng khám, 70% số trẻ đến khám hô hấp đến từ TPHCM, còn trong khoa thì có đến 60-70% bệnh nhân ở tỉnh nhập viện điều trị và khoảng 70% số trẻ đang nằm điều trị tại khoa hô hấp dưới 12 tháng t.uổi.
Các triệu chứng thường gặp ở phòng khám là trẻ bị n.hiễm t.rùng hô hấp như viêm mũi, viêm mũi họng, viêm tai giữa… Trong khi các trường hợp nhập viện là do mắc bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi… và song hành còn có dị ứng, hen suyễn.
Tại phòng cấp cứu của khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng thành phố cũng có nhiều bệnh nhi từ sơ sinh đến 2 t.uổi phải thở oxy, thở NCPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi), thậm chí thở máy vì mắc các bệnh lý hô hấp hoặc các biến chứng về hô hấp do bệnh nền gây ra.
Tình trạng nhiều trẻ nhập viện liên quan đến hô hấp cũng diễn ra tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Đơn vị này cho hay, số trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện này tăng cao trong những ngày gần đây. Theo bệnh viện, có thể do thời tiết những ngày qua thay đổi, mưa liên tục nên đã làm số trẻ mắc bệnh hô hấp đến khám, nhập viện tăng cao. Hiện số trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện điều trị tăng hơn gấp đôi so với đợt sau dịch COVID-19.
Nhiều trẻ trở nặng
Cũng theo BS Trần Anh Tuấn, chỉ trong buổi sáng 23/10 đã có hơn 30 trẻ nhập viện trong tình trạng nặng phải thở oxy. “Đây là kỷ lục từ đầu năm tới nay”- BS Tuấn nói.
Theo các chuyên gia y tế, từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm là đỉnh điểm trẻ mắc bệnh hô hấp. Phải hết tháng 11-12 mới giảm ở mức nhẹ.
BS Tuấn khuyến cáo để phòng bệnh, phụ huynh cần linh hoạt bảo vệ trẻ trước thay đổi tiêu cực của thời tiết (khi trời lạnh, mưa cần tránh mưa, gió lùa, mặc ấm cho trẻ; khi trời nóng cần sử dụng các phương tiện giải nhiệt hợp lý như không để luồng gió quạt máy, máy lạnh thổi thẳng vào người trẻ). Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế nơi đông người, tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, cần chăm sóc và theo dõi sát sao, chỉ cho trẻ đi học lại khi điều trị hết bệnh.
Về biện pháp lâu dài cần đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ, nâng cao sức đề kháng bằng cách tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin, uống nhiều nước, tránh khói t.huốc l.á… Đối với trẻ dưới 6 tháng t.uổi cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch. Tránh để trẻ ở gần người hút t.huốc l.á vì dễ tăng nguy cơ viêm phổi. Nếu bị hen suyễn nhưng vẫn sống trong môi trường có khói t.huốc l.á thì bệnh hen suyễn rất khó kiểm soát.