Trước khi thực hiện chữa đau lưng bằng lá ngải cứu, chuyên gia Đông y muốn nhắn nhủ người dùng, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Ngải cứu chữa đau lưng – Công thức chữa bệnh đơn giản được lưu truyền nhiều trong dân gian
Không gì đau đớn hơn những cơn đau lưng tìm đến khi bạn đang bận rộn với nhiều công việc, muốn nhanh chóng hoàn thành. Đau lưng là tác nhân khiến bạn chẳng thể tập trung vào làm bất cứ việc gì. Sử dụng những miếng dán giảm đau bán sẵn trên thị trường rồi đến những viên thuốc có ngay ngoài hiệu thuốc nhanh thì có nhanh nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Không muốn sống phụ thuộc vào thuốc kháng sinh hay không muốn lạm dụng kháng sinh, những giải pháp chữa bệnh tự nhiên luôn được chú trọng hơn cả. Dùng lá ngải cứu chữa đau lưng là một trong những cách trong dân gian được lưu truyền, nhiều người nức nở khen.
Dùng lá ngải cứu chữa đau lưng là một trong những cách trong dân gian được lưu truyền, nhiều người nức nở khen.
Được biết, trong Đông y, lá ngải cứu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Trong đó có công dụng giảm đau nhờ các hoạt chất có trong loại rau này. Đó là lý do từ lâu trong dân gian, người ta đã biết sử dụng lá ngải cứu để chườm nóng giúp giảm đau trong nhiều trường hợp.
Để chữa đau lưng từ lá ngải cứu, bạn chỉ cần:
Chuẩn bị:
– Một nắm lá ngải cứu tươi.
– Muối biển.
– Một túi vải đựng.
Cách làm:
– Rửa sạch lá ngải cứu tươi.
– Trộn ngải cứu cùng với ít muối hạt sau đó đem rang nóng.
– Đổ hỗn hợp vào tủi vải mỏng, sau đó chườm lên vùng lưng đau.
Cách dùng: Dùng chườm khi hỗn hợp không quá nóng để tránh bị bỏng, thực hiện liên tục trước khi đi ngủ, làm như vậy liên tiếp trong 3-4 tuần sẽ thấy bệnh đau lưng thuyên giảm đáng kể.
Dùng ngải cứu muối biển chườm nóng giúp giảm đau lưng rất tốt nhưng đừng quên điều này
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Sử dụng ngải cứu giúp điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm m.áu sát trùng. Kinh nghiệm dân gian ghi nhận, ngải cứu làm thuốc điều kinh, trong bụng lạnh đau, đi lỵ lâu, ra m.áu, chữa thổ huyết, đổ m.áu cam, băng huyết, lậu huyết, đới hạ có thai, chữa thần kinh đau, phong thấp và ghẻ lở.
“Trong Đông y, ngải cứu đặc biệt có công dụng trị đau nhức xương khớp, nhất là đau lưng, vô cùng hiệu quả. Nhờ chứa rất nhiều hoạt chất có công dụng kháng viêm, loại rau thuốc này phát huy công dụng giảm đau rất tốt”, chuyên gia chia sẻ.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, ngải cứu chứa một số thành phần có dược tính cao như xit amin, flavonoid, cholin… các chất này có khả năng khu trừ phong thấp, kháng khuẩn cũng như giúp m.áu lưu thông đều đặn.
Trong khi đó, muối biển có đặc tính kháng viêm tốt. Đông y ghi nhận, muối có tác dụng tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc vào kinh lạc làm chất gây nôn, chữa viêm họng, đau răng, rửa vết bỏng.
Đặc biệt, muối phát huy công dụng tốt đối với các trường hợp đau nhức khớp, tác dụng theo cơ chế “nóng giãn lạnh co cục bộ”. Trong muối có các ion dương và ion âm luôn song hành để cân bằng sự sống trong cơ thể. Khi được áp vào đúng vị trí đau nhức sẽ giúp giảm cơn đau hiệu quả.
Khi kết hợp ngải cứu và muối biển, bạn sẽ có ngay loại thuốc giảm đau lưng cực nhanh mà không cần đùng kháng sinh.
Khi kết hợp ngải cứu và muối biển, bạn sẽ có ngay loại thuốc giảm đau lưng cực nhanh mà không cần đùng kháng sinh. Chuyên gia khuyến cáo, để phát huy công dụng hiệu quả nhất cần duy trì thực hiện trong vòng 30 phút, trước khi đi ngủ để cơ bắp được thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn.
Tuy nhiên, khi chườm nóng ngải cứu chữa đau lưng cần lưu ý độ nóng chườm lên. Chuyên gia nhận định, nhiều người cho rằng càng nóng thì càng giúp giảm đau lưng nhanh hơn nên mặc dù hỗn hợp rất nóng vẫn cắn răng chịu đựng để chườm lên lưng. Điều này trong thực tế đã ghi nhận không ít các trường hợp bị bỏng da, dẫn đến gặp biến chứng nặng bên cạnh tình trạng đau lưng, phải nhập viện điều trị.
“Sau khi để vào túi vải chuẩn bị chườm, tốt nhất đợi thêm vài phút cho bớt nóng. Khi chườm nếu vẫn thấy nóng quá thì phải bỏ ra đợi thêm. Không nên quá chịu đựng vì có thể gây tổn thương cho làn da, thậm chí bị bỏng nặng”, lương y cảnh báo.
Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ chuyện nghề: Ca bệnh ám ảnh nhất trong 40 năm công tác và nỗi niềm đau đáu về tình trạng lạm dụng kháng sinh
Đối với PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ và câu chuyện lạm dụng kháng sinh là 2 vấn đề có liên quan mật thiết mà ông phải bỏ ra nhiều công sức để chữa trị, đào tạo.
Nếu một lần từng đến khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), có lẽ không ai là không biết đến PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai). Với nụ cười tươi luôn hiện hữu trên môi, cộng với thâm niên hơn 40 năm trong nghề đi kèm những trải nghiệm vui buồn, có ngồi cùng PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng hết ngày cũng chẳng thể hết chuyện để nói.
Nói về cơ duyên đến với nghề y, BS Dũng cười hiền hậu, nói là tình cờ chọn nghề cũng không phải, bị ép lại càng không. Ánh mắt xa xăm nhìn vào hư không, vị phó giáo sư khẽ khàng tâm sự, ông đến với ngành y vì lời khuyên của bố. Sau cái c.hết của em gái, người cha quá cố của ông vô cùng đau xót và nhắn gửi cậu con trai: “Hãy vào ngành y, hãy làm bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình tốt nhất” . Từ một học sinh giỏi Toán phải chuyển sang học Sinh học – một môn học thuộc rất nhiều, đối với BS Dũng không hề đơn giản.
Năm đầu tiên, BS Dũng có kết quả học tập rất kém. Nhưng vì lời khuyên chân thành của bố, BS Dũng quyết tâm thay đổi cách học, việc học hành cải thiện dần, ông bắt đầu nhận ra mình yêu nghề y lúc nào không hay. “Đã vào nghề thì phải giỏi, chỉ có thực sự giỏi mới có thể phục vụ người bệnh tốt hơn được” , BS Dũng chia sẻ.
Cuối năm thứ 5 của đại học, BS Dũng được chọn thi bác sĩ nội trú, đỗ đầu trong danh sách 25 người đỗ với 50 thí sinh chọn lọc trên cả nước. Lúc này, chàng bác sĩ trẻ Nguyễn Tiến Dũng được nhà trường phân công vào khoa Nhi chứ không phải do mình muốn.
BS Dũng tự nhận “nghề lôi kéo mình”. Những nụ cười hồn nhiên, những ánh mắt trong veo của trẻ nhỏ… phải vào viện thôi thúc ông không được dừng lại việc khám chữa bệnh cho trẻ. Tình yêu dành cho khoa Nhi bắt đầu từ đó, bình dị và cũng hết sức tự nhiên.
Làm nghề y hơn 40 năm, nỗi ám ảnh lớn nhất là không thể cứu sống con của đồng nghiệp bị viêm phổi
Hơn 40 năm trong nghề, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng thừa nhận, ngay từ khi ở nội trú, bám bệnh viện từ sáng sớm đến tối muộn, ông gặp rất nhiều ca bệnh ấn tượng. “4 năm ở nội trú là quãng thời gian vàng ngọc và ấn tượng nhất trong khám chữa bệnh” , BS Dũng nhấn mạnh.
Niềm vui thì nhiều nhưng nỗi buồn cũng lắm. Nỗi buồn ám ảnh lớn nhất với BS Dũng chính là không thể cứu sống được bệnh nhi là con của đồng nghiệp. Câu chuyện khiến ông vẫn còn day dứt mãi đến giờ.
Em bé bị viêm phổi nặng, được đưa vào viện đúng hôm bác sĩ trực. Bé nhập viện trong tình trạng tím tái, khó thở, chỉ hô hấp được khi có bình oxy. Mặc dù được hồi sức tích cực ngay khi vào viện nhưng cháu không thể qua khỏi. Trường hợp ấy là nỗi day dứt lớn trong đời BS Dũng. Bởi vì đó là con của đồng nghiệp, của người bạn thân thiết. Cái c.hết của cháu làm vị bác sĩ này quyết tâm tìm hiểu kỹ về bệnh phổi ở trẻ con.
Thật may mắn, cũng vào thời điểm đó WHO vào cuộc chẩn đoán, chia sẻ căn bệnh phổi phổ biến ở các nước nghèo.
Thông điệp được truyền đi như lửa truyền trong ngực BS Dũng: “Nếu chúng ta cứ ngồi trong bệnh viện thì chỉ cứu được những bệnh nhân đến khám chữa. Hãy đi ra khỏi bệnh viện để giảng dạy cho nhân viên y tế, nhất là ở các tuyến tỉnh, huyện, xã, vùng sâu vùng xa, tuyên truyền giáo dục đến bố mẹ nhằm nâng cao kiến thức phát hiện kịp thời bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ. Ví dụ khi trẻ có biểu hiện ho, sốt cần tích cực theo dõi để phát hiện kịp thời bất thường” .
Thấm nhuần chiến lược ấy, từ năm 1984, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng không quản ngại khó khăn, đi về giảng dạy, đào tạo từ tuyến trung ương đến địa phương đề phòng cảnh giác cao độ căn bệnh viêm phổi. Đây là một quyết định đúng đắn, bởi chỉ sau 3 năm thực hiện, tỷ lệ t.ử v.ong do viêm phổi ở nước ta đã giảm xuống một nửa. Sau chu kỳ 5 năm, WHO lần đầu tiên đ.ánh giá Việt Nam đi đầu trong việc giảm tỷ lệ t.ử v.ong ở trẻ bị viêm phổi.
Đến lúc này, BS Dũng vô cùng vui sướng. Cuối cùng thì nút thắt đau đáu ngày nào về bệnh gây t.ử v.ong nhiều ở trẻ nhỏ khi đó cũng được tháo ra.
“Cởi nút” bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ xong lại đau đầu với lạm dụng kháng sinh
Theo BS Dũng, một em bé bị ho, sốt cần được theo dõi thêm để biết chỉ là bệnh thông thường hay đã mắc viêm phổi. Có 3 cấp độ cần quan tâm. “Một là, bé bị ho, sốt, không khó thở thì không cần dùng kháng sinh, có thể chữa khỏi bằng những bài thuốc ngay tại nhà. Hai là, bé bị ho, sốt, thở nhanh thì đã bị viêm phổi nhẹ, cần dùng kháng sinh để điều trị bệnh sớm. Ba là, trẻ bị ho, sốt, khó thở, thở lõm ngực, lúc này bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhanh chóng nhập viện để điều trị theo phác đồ ngay” , PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
Những kiến thức nhận biết kiểu này phải chuyển cho cha mẹ, bệnh viện tuyến dưới nắm rõ. Kế hoạch này được làm nhiều năm trên toàn bộ đất nước. Nhưng về sau “Đáng tiếc là hiện tượng lạm dụng kháng sinh bắt đầu xuất hiện” , BS Dũng chia sẻ. Và thế là bác sĩ lại đau đầu với tình trạng lạm dụng kháng sinh.
Như chúng ta đã biết hiện nay rất nhiều người theo thói quen cứ ho sốt là tìm đến kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh trở thành vấn nạn, không chỉ đối với riêng trẻ nhỏ mà ở bất cứ đối tượng nào. Đáng lẽ bệnh nhân không dùng kháng sinh thì lại dùng kháng sinh. Đáng lẽ bệnh nhân chỉ cần dùng kháng sinh cũ, thông thường thì lại dùng kháng sinh đắt t.iền, hiện đại, kháng sinh thế hệ mới. Đáng lẽ bệnh nhân chỉ cần dùng một loại kháng sinh là ổn thì lại dùng nhiều loại…
Những hành động ấy làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, gây ra hiện tượng kháng kháng sinh, xuất hiện vi khuẩn đa kháng, vi khuẩn kháng toàn bộ các loại thuốc kháng sinh. Chúng ta rơi vào cảnh có bệnh nhưng không chữa được và cứ thế có nguy cơ vi khuẩn diệt loài người. Vì đau đầu về vấn đề này mà PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng luôn làm một việc: “Đi giảng ở đâu đụng đến kháng sinh lại phải nói rất kỹ”.
Với những trăn trở vẫn còn đó và hơn hết là mong muốn giúp được nhiều người bệnh hơn đặc biệt là các bệnh nhân nhi, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng vẫn bận rộn tất bật khám chữa bệnh mỗi ngày ở khoa Nhi dù trước đó từng quyết định nghỉ hưu nhiều lần.
“Quyết định nghỉ mấy năm rồi, đã chuẩn bị hết mọi thứ cho mình rồi nhưng cuối cùng tôi vẫn ở đây bởi dường như cái duyên với nghề bác sĩ vẫn chưa thể hết” , vị phó giáo sư cười nói.
Vị bác sĩ hiền hậu này bảo rằng cứ chuẩn bị đi thì ông lại được mọi người trong phòng ban ưu ái “thầy Dũng hãy ở lại”. Ở lại 5 năm theo Nghị định 71 của Chính phủ với nhiệm vụ làm công tác chuyên môn, giáo dục đào tạo điều dưỡng, bác sĩ…, vị phó giáo sư lại tiếp tục được anh em, bệnh nhân, bệnh viện muốn giữ lại lần nữa.
Năm 2019, khoa Nhi kỷ niệm thành lập 60 năm, BS Dũng vui mừng khôn xiết khi được nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng 2. Đầu năm 2020 hết Nghị định 71, ông cũng chuẩn bị xong xuôi rời khỏi bệnh viện thì xúc động vô cùng khi tất cả cùng đứng dậy đồng thanh “thầy Dũng hãy ở lại để giúp công việc tại khoa một lần nữa”.
Cái duyên với nghề y đẹp như vậy, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng không nỡ rời đi. Ông chia sẻ về dự định sắp tới của mình là sẽ dành thời gian tiếp tục viết nhiều sách hơn để lại cho các thế hệ sau. Nếu như bình thường mỗi năm một cuốn, bây giờ ông hi vọng mỗi năm có thể ra 2 cuốn sách.
Tâm huyết với nghề, tận tình với bệnh nhân, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng còn tích cực đi về vùng sâu vùng xa để tuyên truyền đào tạo, như thời gian vừa rồi có đến Hương Sơn (Hà Tĩnh) sau lũ ngập lụt để đào tạo y tế cho khu vực bệnh viện xã huyện, giúp người dân chống chọi với bệnh tật sau lũ.
Nhắc đến bác sĩ, chúng ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những con người khô khan, ít cảm xúc. Thế nhưng đâu phải ai cũng biết, phía sau họ là vô số những câu chuyện đáng nhớ về nghề, những lần “đỏ mặt” vì các ca bệnh nhạy cảm hay các giờ phút “cân não” giành giật sự sống cho bệnh nhân…
Chuyên mục “CHÂN DUNG BÁC SĨ” sẽ giống như “người kể chuyện” hộ các bác sĩ, giúp người đọc chạm đến những tâm tư của người mặc áo blouse trắng mà trước giờ ít được tiết lộ!