Nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc mới đây đã cho thấy sử dụng aspirin và statin có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.
TS. Won-Mook Choi, Đại học Y Ulsan, Hàn Quốc phân tích bệnh chứng lồng ghép trên 17.150 bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) với 817.675 bệnh nhân không mắc HCC đã chỉ ra việc giảm 11% nguy cơ mắc HCC khi sử dụng aspirin và giảm 61% khi sử dụng với statin.
Ngoài ra, TS. Choi còn tiến hành phân tích tỷ lệ mắc HCC trên hai nhóm bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nhưng không bị xơ gan, một nhóm gồm 673.107 người dùng aspirin và nhóm kia với 588.045 người dùng statin. Kết quả, nguy cơ mắc HCC giảm 33% khi dùng aspirin và giảm 67% với statin. Tuy nhiên, các phân tích phân tầng theo thuốc cho thấy lợi ích của statin khi có hoặc không có aspirin, nhưng không có lợi ích nào của aspirin nếu không có statin.
Aspirin giúp làm giảm nguy cơ ung thư gan.
Để đ.ánh giá sự tương tác giữa xơ gan và aspin, TS. Heejoon Jang, Đại học Y Quốc gia Seoul đã thực hiện nghiên cứu trên 329.635 bệnh nhân viêm gan B mạn tính từ cơ sở bảo hiểm y tế Hàn Quốc. Có 20.200 người đã dùng aspirin ít nhất 90 ngày liên tục, còn lại chưa bao giờ được điều trị statin.
Trong số 2.697 bệnh nhân phát triển HCC trong giai đoạn theo dõi, tỷ lệ tích lũy hiện mắc của HCC thấp hơn đáng kể ở những người dùng aspirin so với nhóm không sử dụng, nguy cơ mắc HCC giảm 15% ở nhóm dùng aspirin. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân xơ gan, lợi ích của aspirin đã không được ghi nhận. Bệnh nhân không xơ gan vẫn giảm được 13% nguy cơ mắc HCC. Nhóm này cũng có nguy cơ xuất huyết lớn tăng nhẹ.
Các phát hiện từ hai nghiên cứu này bổ sung vào nguồn tài liệu ngày càng tăng cho thấy lợi ích của hai loại thuốc có sẵn và tương đối an toàn là statin và aspirin đối với nguy cơ ung thư gan và việc cần thiết của các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong tương lai.
Bác sĩ chuyên khoa: Ung thư biểu mô tế bào gan có rất ít dấu hiệu nhận biết sớm
Với ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma: HCC): kích thước khối u bao nhiêu thì có thể phát hiện được? Thời gian theo dõi đối với viêm gan virus HBV và HCV có khác nhau hay không? Đó là những câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm.
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một loại ung thư khởi phát từ gan. Nó khác với ung thư gan “thứ phát”, tức là các tế bào ung thư từ các bộ phận khác của cơ thể di căn đến gan. Nếu được phát hiện sớm thì bệnh nhân sẽ có khả năng được chữa khỏi bằng phẫu thuật hoặc cấy ghép.
Bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân nam 69 t.uổi có t.iền sử viêm gan C đã 2 năm nay đi khám và điều trị bệnh viện định kỳ 3 tháng/lần. Trong thời điểm dịch Covid-19 bệnh nhân 6 tháng mới đến viện khám thì ung thư gan kích thước đã to lên nhanh chóng chiếm gần hết 1/2 thể tích gan lúc này điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém.
Bác sĩ Sơn cho biết, khối u gan có đường kính dưới 1 cm rất khó để chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào gan HCC và cần được theo dõi cho đến khi nốt này phát triển đến mức có thể chẩn đoán bằng các tiêu chuẩn hình ảnh.
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán đoán nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ khuyến nghị tái khám 4 tháng một lần trong năm đầu tiên và 6 tháng một lần sau đó. Trong một số nghiên cứu, thời gian trung bình cần thiết để ung thư biểu mô tế bào gan HCC phát triển đường kính từ 1 cm đến 2 cm là 212 ngày đối với bệnh nhân nhiễm viêm gan (HBV) và 328,4 ngày đối với bệnh nhân nhiễm viên gan C (HCV) cho nên khoảng thời gian theo dõi đối với các nốt nhỏ (
Khoảng thời gian tầm soát 6 tháng bằng cách sử dụng phương pháp siêu âm có hoặc không có AFP. Trong cơ thể con người có một lượng rất nhỏ nồng độ AFP (alpha-fetoprotein). Nhưng khi bạn bị mắc các bệnh lý gan hoặc đang mang thai thì chất này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong m.áu.
Theo bác sĩ Sơn, dựa trên thời gian nhân đôi của khối u gan (khoảng 29 đến 398 ngày), khoảng thời gian tái khám 6 tháng là một lựa chọn hợp lý. Vì khoảng thời gian ngắn hơn phát hiện nhiều tổn thương nhỏ hơn, nhưng không cải thiện việc phát hiện HCC kích thước nhỏ. Tỷ lệ mắc HCC trong dân số chọn và các phương tiện có sẵn có thể ảnh hưởng đến khoảng thời gian sàng lọc. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi về khoảng thời gian tối ưu để sàng lọc là từ 4 đến 8 tháng.
Vậy đối tượng để khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư gan là ai?
Hầu hết các bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, tiên lượng điều trị xấu.
Theo bao cao cua ghi nhan ung thu toan cau nam 2018: Ung thu bieu mo te bao gan la hay gap nhat, chiem tam 80% cac truong hop ung thư gan va thuờng lien quan đen nhung nguoi bi viem gan man tinh. Bác sĩ Sơn cho biết, những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao với bệnh ung thư gan cần thực hiện khám sàng lọc để phát hiện bệnh sớm:
– Những người mắc bệnh lý về gan như xơ gan do viêm gan B,C; người uống ba rượu nhiều; người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do bia rượu; người bị viêm đường mật nguyên phát giai đoạn 4, do thiếu hút men Alpha-1- antitrypsin; bệnh huyết sắc tố di truyền và các nguyên nhân khác…
– Những người không mắc bệnh xơ gan những nhiễm bệnh viêm gan các loại, có t.iền sử người thân trong gia đình bị mắc bệnh ung thư gan…
Hầu hết các bệnh ung thư là do những thay đổi di truyền xảy ra trong suốt cuộc đời của một người? Những thay đổi di truyền này được kích hoạt bởi các yếu tố khác nhau:
– Di truyền gen từ cha mẹ hoặc kết quả tự nhiên của quá trình lão hóa.
– Tiếp xúc với các yếu tố môi trường ô nhiễm, tia cực tím và tia bức xạ.
– Tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm như vi rút Viêm gan B, C và HPV…
– Phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị, thuốc hormone và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
– Các yếu tố về lối sống, chẳng hạn như hút thuốc, uống quá nhiều rượu, loại thực phẩm ăn, lượng thức ăn và có tập thể dục hay không, cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư.
Những người thuộc nhóm đối tượng trên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường Nếu bạn thuộc những đối tượng kể trên thì đừng chủ quan với sức khỏe của mình, hãy đi thực hiện xét nghiệm sớm để biết mình có bị bệnh hay không để biết cách chữa trị.
Những dấu hiệu và triệu chứng giúp phát hiện của bệnh ung thư biểu mô tế bào gan
Bác sĩ Sơn cho biết, các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư sẽ phụ thuộc vào vị trí ung thư và cơ quan bị ảnh hưởng. Nếu ung thư đã lan rộng, các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi ung thư tiến triển, có thể bắt đầu chèn ép hoặc làm tổn thương các cơ quan, mạch m.áu và dây kinh lân cận. Do chèn ép và gây tổn thương gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư.
Các dấu hiệu và triệu chứng chung của ung thư bao gồm:
– Giảm cân không giải thích được
– Mệt mỏi kéo dài
– Sốt
– Đau
– Thay đổi da như da trông sẫm màu hơn, da và mắt vàng, da ửng đỏ, ngứa.
Lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư
Thói quen sống có những tác động nhất định đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư biểu mô tế bào gan nói riêng. Những người đã bị các bệnh gan, tổn thương gan nên thực hiện lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh như:
– Thực hiện một chế độ ăn uống tốt hơn, bao gồm giảm muối, ít thực phẩm béo, nhiều trái cây tươi, rau và thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt.
– Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Duy trì cân nặng hợp lý.
– Tránh khói t.huốc l.á.
– Nếu uống bia rượu, hãy hạn chế
– Sinh hoạt t.ình d.ục an toàn (sử dụng b.ao c.ao s.u; cam kết với một bạn tình).