Khi cho con dùng thuốc kháng sinh, bố mẹ nên thận trọng và tuyệt đối tránh những sai lầm dưới đây.
Tháng 9, tháng 10 hàng năm ở miền Bắc là thời điểm chuyển mùa và thời tiết luôn diễn biến thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ, khiến nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, ho, viêm họng…
Để trẻ nhanh khỏi bệnh, không ít cha mẹ thường cho con dùng thuốc kháng sinh từ sớm. Tuy vậy, không ít ông bố bà mẹ cho con uống thuốc kháng sinh không đúng cách, điều này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Dùng không đủ liều
Trái với lạm dụng thuốc, việc cho con uống thuốc không đủ liều theo kê đơn cũng có tác hại không kém. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng và đủ liều. Nếu trẻ bị bệnh nhưng không được uống thuốc đầy đủ hoặc bệnh mới hơi thuyên giảm nhưng cha mẹ đã cho ngừng uống thuốc, thì sức khỏe các bé cũng bị tổn hại rất nhiều.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ: Dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào và dùng trong bao lâu.
Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng (hiện đang làm việc tại Pháp về Tâm lý học phát triển và tâm lý học thực hành) cho hay, nhiều bố mẹ lo sợ việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, nhưng dùng thuốc đúng cách, đúng lúc cũng là một cách hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể trẻ vào thời điểm đó.
Dùng thuốc cũ còn lại
Ngại đưa con đi khám là một trong những lý do khiến cha mẹ cho con dùng lại thuốc cũ (Ảnh minh họa).
Với tâm lý ngại đưa con đi khám và thấy con có biểu hiện bệnh giống lần trước, một số bố mẹ thường cho con uống thuốc cũ được kê trước đó. Tuy nhiên đây là một hành động hết sức sai lầm, vì có thể biểu hiện bệnh giống nhau nhưng không chắc trẻ mắc bệnh cũ, mỗi lần trẻ ốm đều do những nguyên nhân khác nhau.
Chính vì thế, cha mẹ nên đưa con đi bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ths.Bs Đỗ Thiện Hải (Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương) cho biết: “Nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước”.
Dùng đơn thuốc của bạn khác
Mỗi người đều có những nhiễm khuẩn khác nhau và tình trạng bệnh cũng khác nên liều lượng thuốc kháng sinh cũng được kê đơn riêng. Tuyệt đối không cho con uống thuốc theo đơn của bạn khác dù triệu chứng bệnh có giống nhau. Nếu dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ về lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Dù tình trạng bệnh của 2 trẻ giống nhau nhưng tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc (Ảnh minh họa).
Tự ý đổi kháng sinh
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, có đến 80-90% người bệnh tìm đến bác sĩ sau khi đã sử dụng kháng sinh ở nhà không hiệu quả.
Khi cho con uống kháng sinh 2-3 ngày không đỡ, thay vì đưa con vào viện để khám và có phác đồ điều trị phù hợp, các cha mẹ lại xuống hiệu thuốc mua ngay thuốc kháng sinh liều mạnh cho con uống vì suy nghĩ rằng chúng sẽ có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thói quen này của cha mẹ lại đang hủy hoại sức khỏe của con mình, thậm chí có thể khiến bé gặp nguy hiểm đến tính mạng.
“ Vì thế có em nhập viện chỉ viêm đường hô hấp nhưng do kháng kháng sinh nên điều trị mãi không khỏi, đã chuyển sang viêm phổi cấp. Với những ca này các bác sĩ đều rất khó khăn, phải thay đổi phác đồ điều trị, dùng kháng sinh thế hệ cao hơn, liều cao hơn mặc dù nghe qua bệnh thì khá đơn giản“, PGS Dũng chia sẻ.
Cho con uống kháng sinh 2-3 ngày không đỡ, thay vì đưa con vào viện để khám, các cha mẹ lại xuống hiệu thuốc mua ngay thuốc kháng sinh liều mạnh hơn (Ảnh minh họa).
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Khi thấy con mới có dấu hiệu sổ mũi, ho… bố mẹ đã mua ngay thuốc kháng sinh về cho con uống để “dập ngay từ đầu”. Dù nhiều khi những loại thuốc cha mẹ mua về không ghi rõ tên, liều lượng, nhưng vì nghe nói thuốc rất “nhạy”, uống vào nhanh khỏi nên nhiều cha mẹ vẫn cho con uống mà không lường đến những hậu quả về sau.
Bác sĩ Nhi khoa Phillippe Jean Collin (hiện đang công tác tại một phòng khám Đa khoa Quốc tế tại Hà Nội) cũng từng chia sẻ rằng: “Có rất nhiều cha mẹ luôn mong đợi bác sĩ phải kê đơn thuốc kháng sinh cho con mình, và họ không hài lòng khi con không được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Mỗi khi thăm khám bác sĩ, họ chỉ cảm thấy yên tâm khi nhận được một túi đầy các loại thuốc, bất kể đ.ứa t.rẻ có thật sự cần dùng thuốc hay không. Họ yêu cầu được dùng kháng sinh, khiến các bác sĩ đôi khi phải phá vỡ nguyên tắc, kê đơn chỉ để làm bệnh nhân cảm thấy hài lòng”.
Cũng theo bác sĩ Collin, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm gia tăng các loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc
Thêm vào đó, lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể người. Các “vi khuẩn có lợi” trong ruột tương tác với các tế bào hệ miễn dịch và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng các chức năng của hệ miễn dịch. Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ g.iết c.hết “vi khuẩn có lợi” và gây rối loạn sự cân bằng này. Điều này khiến cho một loạt các bệnh khác như dị ứng, hen suyễn, viêm da dị ứng… bùng nổ.
Bị ho do thay đổi thời tiết cần kiêng những gì?
Thời tiết thay đổi thất thường làm cho cả người lớn và trẻ nhỏ bị ho. Ho kèm rát ngứa họng, mất tiếng rất khó chịu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy ho không nên ăn gì?
Bị ho cần kiêng những gì?
Những cơn ho đờm, ngứa họng, viêm họng kéo dài rất khó chịu, nếu không muốn cơn ho gia tăng, cần đẩy lùi bằng thuốc và tránh ăn một số thực phẩm:
Khi bị ho nên kiêng các thực phẩm tanh như cá, tôm cua…
Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh (cá, tôm, cua…) vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho.
Các loại rau củ có nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ… vì chúng kéo đờm, kích thích cổ họng sinh ho.
Những đồ bảo quản trong tủ lạnh, đồ đông lạnh chưa được làm nóng cũng không nên ăn, bởi người đang ho ăn vào sẽ làm đường hô hấp, phổi bị lạnh sẽ khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Các cơ quan liên quan như tì vị ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh cũng bị suy giảm chức năng. Do đó với những đồ ăn trữ lạnh, nên hâm nóng rồi mới ăn.
Các món ăn có vị cay rất ngon miệng, lợi cho tiêu hóa nhưng khi bị ho thì lại không nên ăn, nhất là với người bị viêm họng cấp. Nguyên nhân là khi bị viêm họng, thành họng bị viêm rát đỏ, các món ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt… sẽ có thể làm họng sưng rát nóng đỏ phần viêm nặng hơn. Vị cay kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho gia tăng. Với t.rẻ e.m ăn cay mà bị ho rất dễ bị sặc, gây nguy hiểm.
Các món nướng, rán (chiên), xào cũng không nên ăn nhiều (nhất là người bị viêm họng, người già bị viêm amydan hoặc khi nuốt nước bọt đau…). Nguyên do là dù món này được nhai vẫn cứng, khi nuốt sẽ cọ xát với thành họng gây đau, xước, tổn thương bề mặt… khiến họng lâu hồi phục. Đồ chiên, xào còn làm dịch đờm tăng, ho lâu khỏi.
T.rẻ e.m thích ăn thịt xông khói và những món ăn vặt có hàm lượng muối cao như bimbim, khoai tây… thì bố mẹ cũng không nên chiều con mà cho ăn nhiều vì chúng đều có thể làm ho gia tăng.
Các món như, lòng đỏ trứng, súp khoai, xốt có bột năng, bột đao, không thích hợp với người bị ho, viêm họng bởi thành họng có nhiều chỗ lồi lõm, thức ăn đặc khó nuốt, kích thích gây ho và tình trạng ho rất tồi tệ với người bị viêm amidal. Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.
Đồ uống cần kiêng khi bị ho
Các loại rượu lạnh, bia lạnh được một số người cổ súy, cho là có độ cồn sát khuẩn sẽ sạch họng. Nhưng rượu không đủ nồng độ để sát khuẩn, còn làm hại họng vì với một số chứng viêm họng do virus sẽ làm tăng độ rát ở họng. Cơ thể thay đổi nhiệt đột ngột sẽ làm cơ hô hấp trên khi ngủ tiết dịch nhiều khiến phải há miệng thở, không khí không được lọc, làm ấm, làm ẩm sẽ gia tăng mức độ ho, viêm họng trầm trọng hơn.
Ho do dị ứng thời tiết, bị lạnh cũng không nên cho uống đồ uống có ga vì có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Càng không nên uống nước đá giải nhiệt vì dễ gây khản hoặc mất giọng.
Bị ho nên ăn món gì?
Khi bị ho cần ăn những thực phẩm tốt sau đây:
Cần ăn các món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp loãng, cháo, sữa…
Ăn các món giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, lợn, rau có màu xanh, đỏ.
Thực phẩm có vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa…) tăng khả năng thải độc, loại bỏ các chất gây phản ứng ho, tăng sức đề kháng giúp cơ thể đẩy lùi bệnh. Vitamin C tự nhiên tốt hơn vitamin C dược phẩm, thực phẩm chức năng.
Kẽm (có trong sò, ngao, củ cải trắng) tăng cao sức khỏe đề kháng.
Mật ong rất tốt cho người bị ho, viêm họng. Mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào rất tốt để kháng khuẩn, phòng ho, đẩy lùi cơn rát cổ họng.
Bạc hà dạng kẹo giúp thông các niêm mạc tiết đầy dịch khi ho, ho có đờm, viêm họng kèm ngứa, sổ mũi (không hợp với người viêm họng giai đoạn đỏ rát đau).
Dấm táo rất tốt cho người ho, viêm họng vì diệt khuẩn, kích thích tăng sinh miễn dịch, ngừa bội nhiễm.