Trong công cuộc nấu ăn, có 3 hành động được coi là nguy hiểm cho sức khỏe, nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tránh.
Mọi sinh vật trên thế giới đều cần ăn uống để tồn tại. Con người cũng vậy, dù lành hay bệnh đều cần cung cấp dinh dưỡng để phát triển. Chúng ta quen có châm ngôn: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhưng thực tế lại chứng minh, không chỉ có thuốc mà nhiều loại thực phẩm cũng có vai trò trong việc nâng cao sức đề kháng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Làm sao để yên tâm về chất lượng thực phẩm mà gia đình mình tiêu thụ là câu hỏi lớn của nhiều bà nội trợ. Nhiều người cứ nghĩ chỉ cần mình lựa chọn đồ ăn sạch, đảm bảo nấu chín là sẽ an toàn mà quên mất rằng, khâu chế biến, nấu nướng thực phẩm cũng rất quan trọng. Trong công cuộc nấu ăn, có 3 hành động được coi là nguy hiểm cho sức khỏe, nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tránh.
1. Sử dụng quá nhiều dầu ăn khi nấu
Mỗi gia đình đều có thói quen nấu ăn của riêng mình, từ việc nêm nếm gia vị lẫn sở thích sử dụng dầu ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều dầu ăn thật sự có hại cho sức khỏe.
Theo bác sĩ CK 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM): Dầu ăn là một loại thực phẩm cung cấp nhiều chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Dù dầu ăn tốt hơn so với mỡ, nhưng lượng dầu ăn sử dụng với một người có sức khỏe bình thường không quá 4 muỗng cà phê/người/ngày. Nếu ăn quá nhiều dầu ăn sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ m.áu, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp và tai biến mạch m.áu não…
Nếu ăn quá nhiều dầu ăn sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ m.áu, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp…
Trên tờ QQ (TQ) cũng có đăng tải lời khuyến cáo của bác sĩ Xie Congying (Giám đốc Khoa Hóa trị của Bệnh viện Liên kết 1 thuộc Đại học Y Ôn Châu) cho rằng sử dụng nhiều dầu ăn trong nấu nướng sẽ tăng nguy cơ tạo ra nhiều loại tạp chất trong dầu, ví dụ như benzopyrene – một chất có thể gây ung thư.
“60-70% phụ nữ bị ung thư phổi có thói quen sử dụng quá nhiều dầu khi nấu ăn”, bác sĩ Xie Congying cho biết.
2. Nấu ăn bằng nồi nhôm kém chất lượng
Các loại nồi, chảo bằng nhôm không còn xa lạ với căn bếp của các gia đình. Tuy nhiên, thực phẩm được nấu chín trong các vật liệu nhôm sẽ khiến chúng bị hấp thụ nhôm, đặc biệt nguy hại hơn khi dùng nhôm không đảm bảo chất lượng và an toàn. Nhôm được hòa tan trong thức ăn và nước trong quá trình nấu nướng, từ đó có thể đi vào m.áu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta.
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn không nên mua các loại đồ nhôm kém chất lượng. Khi sử dụng nên chọn sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…
3. Thích ăn mặn, bỏ nhiều muối
Tùy vào khẩu vị mỗi gia đình mà cách nêm nếm thực phẩm cũng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình là người thích ăn mặn, thường xuyên bỏ nhiều muối khi nấu đồ ăn thì nên thay đổi.
Theo Cục Y tế dự phòng: Thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch m.áu não, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.
Theo ước tính mỗi người Việt đang ăn khoảng 9,4g muối mỗi ngày, lượng muối này gần gấp đôi lượng muối khuyến nghị mà tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo (5g). Để giảm thiểu lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, bạn nên chủ động giảm bớt lượng muối và gia vị cho vào khi chế biến thức ăn. Đồng thời, hãy hạn chế gia vị, nước chấm đặt trên bàn trong khi ăn; hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm có chứa nhiều muối và thay bằng thực phẩm tự nhiên.
Cách chế biến món ăn từ táo đỏ
Sử dụng táo đỏ trong nấu ăn có lợi cho sức khỏe con người, sử dụng thường xuyên sẽ giúp bổ sung khí huyết, lợi tim phổi, cải thiện giấc ngủ và làm đẹp da.
Canh táo đỏ với cỏ nhọ nồi
Công dụng của táo tàu phơi khô (táo đỏ) kết hợp với cỏ nhọ nồi là gì? Đây là thức uống tuyệt vời cho những người bị thiếu m.áu, viêm loét dạ dày, đại tràng, xuất huyết dạ dày, cầm m.áu.
Nguyên liệu: 10 quả táo đỏ, 30g nhọ nồi, nước 1 lít.
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu trên rồi cho vào nồi. Đổ nước vào đun sôi 10 phút rồi vớt bã ra, lấy nước dùng.
Chè táo đỏ hầm với đậu xanh và lá bạch quả
Món chè táo có tác dụng gì? Đây là món ăn có tác dụng bổ tâm huyết, thích hợp với những người bị trúng gió, bệnh tim hay cao huyết áp.
Nguyên liệu: Táo 10 quả (táo khô hay tươi đều được), đậu xanh 20g, lá bạch quả tươi 20g, nước 600ml, đường trắng.
Cách làm: Ngâm táo và đậu xanh. Giã lá bạch quả tươi ra, cho vào nước đun sôi rồi lọc nước, bỏ bã. Đổ đậu xanh và táo vào nấu cho đến khi đậu nở bung là dùng được.
Ảnh minh họa cháo táo đỏ. Ảnh: BoldSky
Chè dưỡng nhan
Chè rất tốt cho những người suy nhược, người mới ốm dậy, gầy yếu, giúp da dẻ hồng hào.
Nguyên liệu: Táo đỏ, tuyết yến, kỷ tử, nhựa đào, long nhãn, tuyết liên tử, hạt chia mỗi loại 20g, đường phèn, nước 1 lít.
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào đun lên, đến khi có độ đặc thì tắt bếp. Dùng lúc ấm.
Cháo táo đỏ
Nguyên liệu: 10 quả táo (có thể dùng táo đỏ khô hoặc tươi),100g gạo nếp, 20g mộc nhĩ, nước.
Cách làm: Ngâm và vo sạch gạo nếp, mộc nhĩ ngâm cho nở, lọc bỏ phần cuống. Cho gạo nếp, mộc nhĩ, táo vào nồi. Đổ nước vào ninh đến nhừ. Có thể thêm đường nếu thích.
Ngoài ra có thể dùng táo đỏ để chế biến các món khác như: chưng tổ yến, hầm gà, hầm hạt sen, hầm chân giò…