Đau nhức ở bắp chân không phải là dấu hiệu của thấp khớp mà có thể là do sự ứ trệ tuần hoàn khi đứng hoặc ngồi nhiều.
Ảnh minh họa
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi hay bị nhức ở bắp chân, liệu đây có phải dấu hiệu của bệnh khớp không? Tôi nghe nhiều người nói cao rắn hổ mang tốt cho xương khớp, tôi có nên thường xuyên sử dụng sản phẩm này không, thưa bác sĩ? – Nguyễn Minh Anh (phố Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Đáp: Đau nhức ở bắp chân không phải là dấu hiệu của thấp khớp mà có thể là do sự ứ trệ tuần hoàn khi đứng hoặc ngồi nhiều. Ngoài ra, đau nhức vùng bắp chân có thể là dấu hiệu của sự co cơ. Để xác định chính xác có phải bị thấp khớp hay không thì chị cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Về việc sử dụng cao rắn hổ mang thì theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, đây là một vị thuốc dùng trong Đông y, có tác dụng bổ trợ gân cốt và chữa bệnh khớp, thần kinh… Thông thường, đông dược được khuyên dùng trong những trường hợp bệnh mạn tính, nhẹ và chỉ nên dùng khi có chẩn đoán rõ ràng từ bác sĩ hay lương y có kiến thức, kinh nghiệm, có uy tín.
Theo tôi, người dân nên đến khám tại các phòng khám hay cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và hướng điều trị, đặc biệt là trong trường hợp bệnh cấp tính với mức độ trung bình đến nặng.
Trên thực tế, bệnh về khớp có hàng trăm loại với nhiều nguyên nhân và cơ chế khác nhau, cách điều trị cũng khác nhau. Người dân nên đi khám để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Việc tự ý chữa bệnh bằng các chế ph ẩm thực ra tốn kém, một số trường hợp thậm chí gây nguy hại nếu dùng không đúng, hoặc nếu nguồn gốc nguyên liệu hay dây chuyền sản xuất không bảo đảm.
Khi bị nhức ở bắp chân, có một số thói quen như ngồi xếp bằng kéo dài có thể làm nghẽn tắc lưu thông tuần hoàn, tăng lực kéo và áp lực lên khớp gối, dây chằng, gân cơ… gây ra đau hay tê chân. Vì vậy, chị nên điều chỉnh thời gian (không nên quá lâu) và tư thế (không quá gập chân) khi ngồi nhằm tránh quá tải cho khớp gối và các bộ phận liên quan.
Vị trí nào trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn phòng ngừa ốm hiệu quả?
Thời tiết lạnh khiến mọi người dễ bị ốm hơn. Vậy vị trí nào trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn phòng ngừa ốm hiệu quả nhất?
Nhiệt độ miền Bắc giảm mạnh, đây là đợt rét đậm rét hại khiến nhiều người lo lắng. Đặc biệt những gia đình có thành viên có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người cao t.uổi hoặc người mắc bệnh lý nền.
Khi nhiệt độ giảm sâu chỉ còn 7 đến 12 độ C là mối lo ngại của hầu hết mọi người. Nếu không giữ ấm cơ thể, bạn rất dễ bị ốm. Vậy phòng ngừa ốm bằng cách nào đem lại hiệu quả nhất?
TS.BS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam còn cho biết thêm, khi thời tiết lạnh cơ thể sẽ có hiện tượng co mạch. Đây là nguyên nhân khiến các lỗ chân lông bị đóng lại để giữ nhiệt cho cơ thể.
Đặc biệt một số vùng như khớp gân, dây chằng thường có ít mạch m.áu nuôi dưỡng nên lưu lượng m.áu tuần hoàn kém dẫn đến tình trạng bị ứ trệ và giảm lưu thông tuần hoàn. Đây cũng là nguyên nhân khiến mùa đông mọi người bị đau nhức và tê bì xảy ra nhiều hơn.
Muốn bảo vệ cơ thể khỏi bị ốm, có những vị trí trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn khỏe mạnh trong mùa đông:
1. Không quên giữ ấm vùng vai gáy và đầu
Trong y học cổ truyền, tính hàn khi trời lạnh thường gây ra tình trạng ngưng trệ. Trong khi đó, phong hay còn được biết là gió thường là di chuyển. Khi phong hàn kết hợp lại còn gây ra hiện tượng khí huyết ngưng trệ phần bên ngoài và nửa trên cơ thể. Đây cũng là lý do vào mùa đông khiến các bệnh xương khớp phát triển nhiều hơn, đặc biệt những vùng như vai gáy.
Khu vực vai gáy và đầu là vị trí trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn khỏe mạnh trong mùa đông – Ảnh pouted
Vì vậy, giữ ấm vùng vai gáy đem lại tác dụng giúp bạn tránh được tình trạng xương khớp đau nhức, tê bì. Đây cũng là bộ phận nếu được giữ ấm sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn trong mùa đông.
Trong khi đó, đầu là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp lưu thông rất nhiều mạch m.áu trong cơ thể. Do đó, nếu để lạnh vùng đầu có thể khiến bạn lạnh toàn cơ thể, dễ xảy ra tình trạng ê buốt và đau nhức đầu.
Đầu là bộ phận cực kỳ quan trọng bởi đây là nơi lưu thông hàng trăm mạch m.áu trong toàn cơ thể. Do đó, nếu bạn để đầu bị lạnh dễ dẫn đến lạnh toàn cơ thể, đặc biệt là tình trạng ê buốt và đau nhức đầu, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh đau đầu mãn tính khó chữa.
2. Phòng ngừa ốm bằng cách giữ ấm vùng cổ và mũi
Như đã biết, cổ là trung tâm của thần kinh và đây là con đường duy nhất giúp cơ thể vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất từ tim lên não. Vì vậy, nếu bạn chủ quan và để hở cổ vào mùa lạnh thì có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như ho hoặc viêm họng và khàn giọng.
Chưa kể, nếu để lạnh cổ vào mùa đông thậm chí còn gây ra ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt khi trời lạnh, bạn cần lưu ý giữ ấm cho cổ và đây là cách phòng ngừa ốm hiệu quả.
Giữ ấm cho cổ và đây là cách phòng ngừa ốm hiệu quả – Ảnh Internet
Giữ ấm cổ bằng cách mặc các loại áo cao cổ hoặc sử dụng khăn quàng cổ khi mùa đông đến. Giữ ấm cổ là cách giúp bạn hạn chế được nhiều bệnh phát sinh.
Nếu bảo vệ mũi không tốt khi thời tiết lạnh có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như: sổ mũi, viêm mũi dị ứng hoặc mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang. Nhiều người bệnh còn có thể bị khô mũi, vỡ mao mạch, thậm chí c.hảy m.áu khi trời lạnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.
3. Bụng là vị trí trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn phòng ngừa ốm
Bụng được xem là bộ phận quan trọng và có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa cũng như cực kỳ nhạy cảm khi trời bắt đầu trở lạnh. Trong khi đó, nếu không giữ ấm bụng còn có thể dẫn tới tình trạng bị nhiễm lạnh vùng bụng và nhu động ruột có thể tăng lên gây ra tình trạng đi ngoài, tiêu chảy, những trường hợp nặng, người bệnh có thể bị mất nước, sốt cao và mất sức đề kháng nghiêm trọng.
Thời tiết lạnh mùa đông, hầu hết mọi người đều mặc nhiều lớp áo với tác dụng chống lạnh nên phần bụng luôn được giữ ấm.
Tuy nhiên, ngoài việc chống lạnh từ thời tiết bên ngoài, cần giữ ấm bụng từ bên trong. Thời điểm mùa đông, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống lạnh. Thay vào đó nên uống các loại nước ấm hoặc thức ăn ấm có hiệu quả tăng cường độ ấm cho bụng.
Ngoài việc chống lạnh từ thời tiết bên ngoài, cần giữ ấm bụng từ bên trong bằng các loại nước uống ấm – Ảnh Internet
4. Giữ ấm tay và chân
Những người mắc bệnh vùng khớp đặc biệt tay chân càng cần giữ ấm khu vực này hơn vào mùa đông. Giữ ấm vùng tay và chân bằng cách đeo găng tay, tất chân.
TS Võ Tường Kha cho biết: “Các đầu ngón tay, chân có huyệt gọi là huyệt tĩnh, đó là nơi khí huyết ra vào, phong hàn tà khí có thể xâm nhập gây ra tình trạng khí huyết bế tắc, không lưu thông được và đau nhức”.
Vì vậy, muốn tránh tình trạng bế tắc khí huyết có thể gây đau nhức thì cần sử dụng dầu có tính nóng bôi vào các vị trí khớp. Biện pháp này đem lại hiệu quả chống co mạch và làm mạch m.áu lưu thông cũng như giảm đau.
>> Đeo tất chân mùa đông là điều cần thiết để giữ ấm cơ thể, phòng ngừa ốm. Tuy nhiên, đeo tất chân đi ngủ có đúng không? Đọc thêm tại bài viết: Đúng hay sai: Trời lạnh đeo tất đi ngủ nên hay không?
Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng cồn ngâm với rượu hoặc một số vị thuốc có tính ôn và ấm như: quế chi, gừng,… thực hiện xoa bóp hoặc ngâm và chườm đắp cũng đem lại hiệu quả giúp làm nóng huyệt, khớp và làm lưu thông khí huyết.
Đặc biệt, bàn chân là khu vực có lớp mỡ dưới da khá mỏng nên khả năng chịu lạnh của bàn chân tương đối kém. Chưa kể, bàn chân còn ở xa tim nhất, vì thế việc lưu thông m.áu đến bộ phận này cũng kém hơn. Nếu không giữ ấm bàn chân sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút đáng kể, càng dễ có nguy cơ mắc các bệnh do trời lạnh gây ra.
Lưu ý, thời tiết mùa đông đặc biệt những ngày lạnh giá, mọi người hạn chế tối đa việc tắm khuya. Nên tắm nhanh và tắm bằng nước ấm. Sau khi tắm xong cần lập tức lau khô người và mặc quần áo ấm, làm khô tóc để giảm tối đa nguy cơ bị ốm có thể gặp phải.