Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột.
Xiao Li và Dan Dan là một cặp vợ chồng trẻ người Trung Quốc thuộc thế hệ 9X. Đều sở hữu những công việc thu nhập cao, nên cuộc sống của đôi vợ chồng này rất sung túc. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, hai người lại cùng lúc gặp vấn đề về đường ruột như: đau bụng, táo bón và đi ngoài phân đen.
Đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, Li và Dan “c.hết lặng” khi được bác sĩ kết luận rằng, họ cùng mắc ung thư đường ruột. Qua điều tra, bác sĩ đã xác định bệnh ung thư của cặp vợ chồng này có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống của họ.
“Xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói… là món ăn yêu thích của đôi vợ chồng này. Họ không chỉ xem đó là món ăn vặt, mà còn thường xuyên dùng chúng làm nguyên liệu chế biến bữa chính”, bác sĩ điều trị cho hay.
Theo chuyên gia này, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội có chứa nhiều phụ gia thực phẩm không tốt cho sức khỏe, điển hình là kali sorbat, sulfur dioxide, nitrit và aspartame. Nếu thường xuyên hấp thu các loại phụ gia này vào cơ thể sẽ làm thay đổi môi trường trong đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa như: táo bón, viêm ruột mạn tính, polyp đường ruột, thậm chí là ung thư.
WHO cảnh báo nguy cơ ung thư từ thịt chế biến sẵn
Việc lạm dụng thịt chế biến sẵn có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, song đáng sợ nhất vẫn là nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến sản phẩm này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêu thụ 50 g thịt chế biến sẵn mỗi ngày (ít hơn 2 lát thịt) có thể làm tăng 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột.
Qua nhiều công trình nghiên cứu, thủ phạm chính làm tăng nguy cơ mắc ung thư của thịt chế biến sẵn được chỉ ra là nhóm muối nitrate, nitrite. Những mối này được sử dụng như phụ gia làm tăng thời gian bảo quản cho thịt chế biến sẵn, bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn Clostridium botulinum trong quá trình chế biến và trữ lạnh thịt. Hai loại muối này được cho phép sử dụng trong thực phẩm với liều lượng từ 50 mg-350 mg/kg tùy theo loại sản phẩm và dạng muối.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư đường ruột
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Bệnh ung thư đường ruột có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.
Giảm cân bất thường: Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì chúng ta cũng nên chú ý đến sức khỏe. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đường ruột.
Các rối loạn liên quan bài tiết phân: Ung thư đường ruột thường khiến người bệnh đau quặn, khó chịu khi đi ngoài. Các dấu hiệu bất thường cũng có thể quan sát ở phân như: Phân nhầy lẫn m.áu, phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u).
Duy trì thói quen này trên 10 năm, đừng ngạc nhiên nếu ung thư tìm đến
Một số thói quen xấu có tác hại tức thời không đáng kể nên thường bị ngó lơ. Tuy nhiên, nếu liên tục duy trì trong 10-20 năm, nguy cơ bạn phải đối mặt với ung thư là rất cao.
Ung thư đường ruột: Lạm dụng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Tổ chức Y tế thế giới đã xếp thịt đỏ (thịt của các loại gia sức như bò, dê, cừu, lợn…) và thịt chế biến sẵn (thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói) vào nhóm các nguyên nhân gây ung thư, lần lượt ở nhóm 2A và nhóm 1.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học quốc tế Lancet Oncology cho thấy, nếu 1 người ăn hơn 100 gam thịt đỏ (thịt của các loại gia súc như bò, dê, cừu, lợn…) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột lên 17%. Trong trường hợp một người ăn hơn 50 gam thịt qua chế biến (khoảng 2 lát thịt xông khói) mỗi ngày, nguy cơ ung thư đường ruột thậm chí còn tăng thêm đến 18%.
Theo lý giải của các chuyên gia, lạm dụng thịt đỏ sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt heme, kích thích sự tiết choline, từ đó gây tổn thương nhất định cho đường ruột. Bên cạnh đó, thịt đỏ có chứa 1 loại axit mang tên N-hydroxyacetylneuraminic, mà cơ thể không thể chuyển hóa và gây phản ứng viêm, vốn là một trong những tác nhân làm tăng rủi ro bị ung thư. Các loại thịt chế biến sẵn thậm chí còn nguy hiểm hơn, bởi chúng có chứa nitrite, phụ gia thực phẩm làm nhiệm vụ tăng thời gian bảo quản và tạo màu sắc bắt mắt. Khi vào cơ thể, nitrite sẽ được chuyển hóa thành nitrosamine, chất có khả năng gây ung thư.
Ung thư dạ dày: Ăn quá mặn
Ăn quá mặn không chỉ là tác nhân gây ra các vấn đề về huyết áp, thận, mà còn có mối liên quan mật thiết với nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn nhiều muối hơn mức khuyến cáo thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày sẽ tăng lên 30%. Cần chú ý rằng, chế độ ăn nhiều muối ở đây không chỉ là lượng muối gia vị mà chúng ta nêm nếm vào món ăn, mà còn cả các loại đồ muối như: thịt muối, cà muối, cá muối…
Khi vào cơ thể, lượng muối cao trong món ăn sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến nguy cơ đột biến tế bào gia tăng. Muối cũng gây teo niêm mạc dạ dày, dẫn đến các loại viêm dạ dày, vốn là mầm mống của ung thư. Ngoài ra, muối giúp vi khuẩn HP sinh sôi mạnh trong dạ dày. Trong khi đó, loại vi khuẩn này đã được chứng minh là một tác nhân gây ung thư dạ dày.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn 6 gam muối tăng thêm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ung thư gan: Lạm dụng rượu bia
Yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh ung thư gan chính là đồ uống có cồn như bia, rượu. Theo các chuyên gia, khi vào cơ thể, chất cồn sẽ được chuyển hóa theo 2 bước, lần lượt chuyển thành acetaldehyde và sau đó là axit axetic. Vấn đề nằm ở chỗ acetaldehyde là 1 chất độc hại có thể gây đột biến nghiêm trọng cho tế bào. Bởi vì gan là cơ quan chính tham gia vào quá trình chuyển hóa rượu, nên tế bào gan sẽ là nạn nhân hàng đầu của acetaldehyde. Nếu đột biến liên quan đến quá trình phân chia, khiến tế bào nhân đôi không kiểm soát được thì đồng nghĩa với việc gan bị ung thư.
Bên cạnh đó, việc liên tục hấp thụ lượng bia, rượu nhiều hơn khả năng chuyển hóa của gan sẽ dẫn đến các bệnh về gan như viêm gan và sau đó là xơ gan, đây cũng là mầm mống của căn bệnh ung thư gan.
Ung thư thực quản: Ăn quá nóng
Một cuộc khảo sát được thực hiện ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Nam Mỹ đã chỉ ra rằng, những người thích uống nước, trà hay cà phê nóng (ở nhiệt độ khoảng 65 độ C) sẽ có xác suất mắc ung thư thực quản cao hơn bình thường.
Theo chuyên gia, sử dụng các đồ ăn, thức uống có nhiệt độ quá cao, trong thời gian dài sẽ gây kích ứng và tổn thương thực quản. Việc niêm mạc thực quản liên tục bị tổn thương và được phục hồi sẽ làm tăng khả năng đột biến tế bào, đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Ung thư miệng: Ăn trầu
Trầu cau là món ăn truyền thống ở khu vực Đông Nam Á, Đông Phi, Trung Quốc, Ấn Độ.
Về mặt khoa học, Arecoline có trong trầu cau được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm 1 các chất gây ung thư. Bên cạnh đó, việc nhai trầu cau còn khiến niêm mạc miệng và nướu bị mài mòn, gây tình trạng viêm mạn tính, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
Thực tế đã cho thấy tại Ấn Độ, nước tiêu thụ trầu cau lớn nhất thế giới, cũng chính là nước có tỷ lệ mắc ung thư miệng cao nhất thế giới.