Chuỗi lây nhiễm HIV được kiểm soát như thế nào?

Việc kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV tương tự truy vết ca bệnh Covid-19, nghĩa là tìm kiếm F1, F2 từ nguồn xác định F0.

Tháng 12/1990, trường hợp đầu tiên nhiễm HIV tại Việt Nam được phát hiện tại TP.HCM, khởi đầu cho cuộc chiến liên tục và không ngừng nghỉ chống lại đại dịch AIDS trong suốt 30 năm.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), nhận định trong bối cảnh mới, TP.HCM đối mặt nhiều thách thức để đạt mục tiêu chấm dứt đại dịch. Trong đó, kiểm soát và chấm dứt chuỗi lây nhiễm HIV cấp là ưu tiên quan trọng.

3 bước để kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV cấp

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, vấn đề thách thức hiện nay trong việc cắt đứt chuỗi lây nhiễm HIV là việc phát hiện người có tải lượng virus cao nhưng bản thân họ không hay biết.

“Điều này khiến họ tiếp tục tiếp tục, có hành vi lây nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích, trở thành nguồn lây nhiễm HIV cấp (F0) trong cộng đồng. Do đó, nếu không can thiệp đúng đối tượng, chúng ta sẽ phải day dưa mãi không kiểm soát được đại dịch”, ông Dũng lo ngại.

chuoi lay nhiem hiv duoc kiem soat nhu the nao f72 5518414

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm cấp và nhiễm mới HIV là ưu tiên quan trọng. Ảnh: Times .

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, việc kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV cấp được thực hiện thông qua mở rộng xét nghiệm, truy vết bạn tình, bạn chích và cuối cùng là điều trị ARV cho bệnh nhân, người chưa nhiễm để cắt đứt chuỗi lây truyền.

“Khái niệm truy vết chúng ta được biết đến rộng rãi khi dịch Covid-19 xuất hiện. Thực tế, khái niệm này đã được áp dụng từ lâu. Tương tự Covid-19, với HIV, việc kiểm soát chuỗi lây truyền bắt đầu từ xét nghiệm, phát hiện F0, sau đó truy vết các trường hợp F1, F2 đến khi kết thúc chuỗi lây truyền”, bác sĩ Dũng cho biết thêm.

Các nghiên cứu cho thấy 50% trường hợp mắc HIV xảy ra trong 12 tháng đầu tiên sau nhiễm. Nồng độ virus ở giai đoạn này được xem là cao nhất nên mức độ lây nhiễm cao gấp 26 lần so với giai đoạn sau.

HCDC triển khai xét nghiệm chẩn đoán nhiễm cấp và nhiễm mới HIV thông qua xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể. Khi xét nghiệm sàng lọc nghi ngờ HIV dương tính, mẫu m.áu được chuyển đến phòng xét nghiệm đủ điều kiện để chạy PCR và xét nghiệm tải lượng virus. Kết hợp thông tin lâm sàng, cơ sở y tế sẽ kết luận trường hợp nhiễm mới hay nhiễm lâu.

Theo HCDC, việc tư vấn xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích (F1) là một trong các hoạt động trọng tâm nhằm phát hiện người nhiễm mới HIV. Theo thống kê, tỷ lệ này cũng có kết quả dương tính với HIV là 20%. Tuy nhiên, việc tăng cường xét nghiệm bạn tình, bạn chích của người nhiễm còn hạn chế. Trong hơn 6.800 người nhiễm HIV (gồm người nhiễm mới và người điều trị ARV dưới 6 tháng có tải lượng virus cao), chỉ 2.500 người (37%) được nhân viên y tế tư vấn xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích.

Sau khi xác định được chuỗi lây truyền F0 và F1, ngành y tế tiến hành điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) để cắt đứt chuỗi lây nhiễm.

TP.HCM sẽ tập trung vào nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới

Chia sẻ với Zing bên lề hội nghị tổng kết “Hành trình 30 năm phòng, chống HIV.AIDS và cơ hội kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030″, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết ước tính TP.HCM có khoảng 5.000 người nhiễm HIV chưa được phát hiện trong cộng đồng, trong đó, khoảng 30% là người tải lượng virus cao.

chuoi lay nhiem hiv duoc kiem soat nhu the nao f34 5518414

Nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới chiếm 50-60% ca nhiễm HIV mới mỗi năm. Ảnh: Flickr

Kết quả triển khai xét nghiệm tại thành phố cho thấy khoảng 22% người phát hiện nhiễm HIV là nhiễm mới trong vòng 6 tháng. Trong đó, nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới (MSM) chiếm 84%, chủ yếu thuộc giới trẻ. Đây là nguy cơ bùng phát dịch cấp tính trong cộng đồng do phần lớn những người này khó tiếp cận, có vị trí xã hội, nhiều thành phần, yêu cầu bảo mật cao.

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết thời gian tới, TP.HCM sẽ tập trung vào 30% nhóm người nhiễm có tải lượng virus cao mà chủ yếu là nhóm MSM. Bởi nếu không giải quyết triệt để nguồn lây nhiễm này, nguy cơ đại dịch lây lan và bùng phát trong cộng đồng rất cao.

“HIV có thể được xem như bệnh mạn tính và điều trị lâu dài, tuy nhiên, sự lây nhiễm của HIV là lây nhiễm cấp tính. Do đó, đòi hỏi ngành y tế phải truy vết được F1 là bạn tình, bạn chích để tư vấn, xét nghiệm. Nếu dương tính với HIV, chúng ta lại tiếp tục truy vết các F1 tiếp theo để tìm người nhiễm mới. Hiện tỷ lệ nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con được kiểm soát tốt thông qua việc quản lý bà mẹ nhiễm virus. Vấn đề đáng lo ngại nhất là trường hợp nhiễm mới ở nhóm MSM”, ông Hưng bày tỏ lo ngại.

TP.HCM đã kiểm soát đại dịch HIV, nhưng tỷ lệ lây nhiễm trong các nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới và nhóm chuyển giới có xu hướng tăng. Người nhiễm HIV mới chủ yếu tập trung trên nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới. Tệ nạn m.a t.úy vẫn còn phức tạp do hiện nay chủ yếu sử dụng m.a t.úy tổng hợp, tệ nạn mại dâm có xu hướng tiếp tục phát triển và biến tướng.

Nỗi sợ bị kỳ thị hơn cả cái c.hết của người phụ nữ nhiễm HIV từ chồng

Với người phụ nữ 32 t.uổi, quê Hà Nam giờ đây căn bệnh HIV không còn đáng sợ như 16 năm trước. Chị không sợ c.hết, điều chị sợ nhất chính là sự kỳ thị.

16 năm trước, chị Hà (32 t.uổi, Hà Nam) biết mình nhiễm HIV do lây từ chồng. Thời điểm đó như nhiều người khác, chị không hề biết gì về căn bệnh này. Năm 2006 chồng chị qua đời. Chị vẫn nhớ thời điểm đó, cả đám tang chỉ có 3 mẹ con vì ai cũng sợ, cũng kỳ thị với người bị HIV/AIDS. Sau đó thì ba mẹ con chị bị đuổi ra khỏi nhà.

Thậm chí đã có thời điểm chị nghĩ từ bỏ cuộc sống để hai con gái không bị dị nghị vì mẹ mắc căn bệnh thế kỷ. Lúc đó chị biết đến nhóm Hoa Hướng dương – một nhóm của các bà mẹ cũng mang H do lây từ chồng. Chị như tái sinh vì thấy mình được chia sẻ.

“Chúng tôi cùng nhau tiếp cận thuốc ARV, cùng tìm hiểu về các phác đồ điều trị. Giờ nói tới phác đồ nào, tôi có thể nói vanh vách”, chị Hà nói.

noi so bi ky thi hon ca cai chet cua nguoi phu nu nhiem hiv tu chong 5ad 5424488

Chị cùng 2 con lên Hà Nội thuê căn nhà nhỏ ở gần Bệnh viện Bạch Mai để lấy thuốc uống định kỳ. Hơn 10 năm qua, chị sống khỏe mạnh nhờ nguồn thuốc viện trợ được cấp phát tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

Giờ đây với chị căn bệnh này không còn đáng sợ, điều đáng sợ nhất mà mỗi người bệnh giống như chị phải chịu đựng là sự kỳ thị. Chị không dám về quê, ngay cả khi Trung tâm Bệnh Nhiệt đới phải đóng cửa do Covid-19 vào tháng 3 vừa rồi. Khi đó, các bác sĩ tư vấn cho chị về quê lấy thuốc theo đúng tuyến. Nhưng vì sợ kỳ thị nên chị không về, mà nhờ các bác sĩ liên hệ đến trung tâm khác ở Hà Nội lấy thuốc.

Chị Hà là một trong 1.600 bệnh nhân HIV đang được Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai quản lý và cấp phát thuốc điều trị.

Ông Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, cho biết Bệnh viện Bạch Mai là trung tâm điều trị HIV với tỷ lệ người điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế cao nhất cả nước, lên đến hơn 98%. Các loại thuốc mới, các phác đồ điều trị tân tiến giúp cho bệnh nhân hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tới sức khỏe và phòng tránh lây nhiễm.

Chia sẻ tại hội thảo mới đây hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS ngày 1/12, ông Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết từ một căn bệnh tưởng chừng như “bản án tử hình”, người bệnh hoang mang không còn niềm tin vào cuộc sống, nay HIV/AIDS là một bệnh mạn tính điều trị duy trì như những căn bệnh mạn tính khác (đái tháo đường, cao huyết áp…). Sự kỳ thị xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn song đã dần được cải thiện. Người bệnh đã hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã và đang từng bước được kiểm soát, tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư dưới 0,26%. Tuy nhiên nhóm nguy cơ cao hiện nay tập trung chủ yếu trong nhóm đối tượng nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới.

Theo ước tính của các chuyên gia, trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và hơn 200.000 người không bị t.ử v.ong do HIV/AIDS.

“Việt Nam là một trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS đứng hàng đầu thế giới, cùng với Anh, Đức và Thụy Sĩ. Với kinh nghiệm 30 năm phòng, chống HIV/AIDS cùng với những kết quả đã đạt được, mục tiêu chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030 không còn xa”, ông Hùng nhấn mạnh.

Một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV, tuân thủ điều trị tốt thì sau 6 tháng sẽ có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Khi đó, họ sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình qua quan hệ t.ình d.ục, làm giảm lây truyền từ mẹ sang con.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *