Không ít trường hợp điều trị triệu chứng lo âu, trầm cảm thì các cơn đau xương khớp, dạ dày cũng biến mất.
Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, bệnh lý trầm cảm ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh trầm cảm nhưng lại biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan khác khiến bệnh nhân lẫn bác sĩ (BS) lầm tưởng, chỉ tập trung chữa trị bệnh lý các cơ quan mà không biết rằng căn nguyên lại chính từ vấn đề tâm lý.
Đau lưng gần ba năm không khỏi
Khoa nội thần kinh – Bệnh viện (BV) Quân y 175 (TP.HCM) tiếp nhận nhiều bệnh nhân từng chữa các bệnh lý cơ xương khớp, dạ dày, thậm chí Parkinson ở nhiều nơi mà không khỏi.
Mới đây, khoa tiếp nhận bệnh nhân NTN (28 t.uổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) bị đau lưng gần ba năm. Thời gian đầu chị N. tự mua thuốc ở phòng mạch tư về uống nhưng triệu chứng không giảm. Chị tiếp tục đi khám ở vài BV chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình, được cho thuốc kháng viêm giảm đau, giãn cơ và tập vật lý trị liệu. Thậm chí chị còn được cho sử dụng phương án mạnh tay là “phong bế” chích thuốc trực tiếp vào vùng đau.
Chị N. tìm đến Khoa nội thần kinh của BV để điều trị rối loạn giấc ngủ. Chị cho biết mình đang làm việc cho một công ty đa quốc gia, thường xuyên được giao khoán công việc và phải hoàn thành với thời gian gấp gáp. Do từ miền Tây lên TP.HCM lập nghiệp, kinh tế không dư dả nên chị luôn cố gắng làm tốt công việc để nhận mức lương, thưởng cao nhằm trang trải cuộc sống.
Qua khai thác bệnh sử, các BS nhận thấy bệnh nhân có nhiều yếu tố thiên về thể bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm nên quyết định cho dùng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý. Sau hai tuần điều trị, các triệu chứng đau lưng của chị giảm hẳn, ngủ ngon hơn. Sau sáu tháng, chị N. đã phục hồi tốt. Chị cho biết xác định sức khỏe là quan trọng nên đã tạm gác công việc, dự định tìm việc khác nhẹ nhàng để tránh bệnh tái phát.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là ông LAT (47 t.uổi, quận Tân Bình, TP.HCM) đến BV khám sau thời gian dài lo âu, căng thẳng vì công việc làm ăn thất bại. Cạnh đó, ông còn có triệu chứng lờ đờ, chậm chạp. Theo lời ông T., ông từng được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson và phải uống thuốc thời gian khá dài, thậm chí nhập viện điều trị nội trú nhưng không đỡ.
Tại Khoa nội thần kinh, các BS đã bỏ hết thuốc điều trị chứng Parkinson, tập trung vào nhóm thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân thì các triệu chứng của bệnh Parkinson thuyên giảm. Sau hai tháng, ông T. đáp ứng tốt với điều trị, không còn run tay chân, vận động thanh thoát và hiện được tiếp tục duy trì thuốc, liệu pháp tâm lý đến sáu tháng sau.
BS Tạ Vương Khoa đang tìm hiểu và tư vấn tâm lý cho một người bệnh trẻ. Ảnh: AC
Trầm cảm ảnh hưởng nhiều cơ quan
BS Tạ Vương Khoa, Khoa nội thần kinh BV Quân y 175, cho biết tình trạng người bệnh đến đăng ký khám tâm lý, than phiền về việc điều trị đau cơ xương khớp dai dẳng ở nhiều nơi nhưng không khỏi khá phổ biến. Sau khi khai thác bệnh sử và điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm, các chứng đau thực thể của bệnh nhân cũng được cải thiện.
Theo BS Khoa, trầm cảm gây rối loạn hoạt động thần kinh não bộ, cuối cùng biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng khó chịu ở hàng loạt cơ quan đích như cơ xương khớp, tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, thận, mạch m.áu… Người bệnh vì vậy có thể than phiền triệu chứng ở bất cứ cơ quan nào. Trong đó, cơ xương khớp là một trong những vị trí hay thể hiện triệu chứng nhất.
Nhiều người mắc bệnh trầm cảm nhưng không hề biết, lâu dài có thể gây tổn thương các cơ quan đích, là yếu tố nguy cơ của hàng loạt bệnh lý, trong đó có các bệnh lý rất nguy hiểm như nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ. Nếu có những triệu chứng lo âu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi bất thường về sức khỏe tinh thần…, bạn cần đến gặp BS chuyên khoa tâm thần kinh để được can thiệp sớm.
BS TẠ VƯƠNG KHOA, Khoa nội thần kinh – BV Quân y 175
Cũng theo BS Khoa, trầm cảm có thể gặp ở nhiều lứa t.uổi nhưng nhiều nhất ở t.uổi trung niên. Đáng lo ngại là xu hướng mắc bệnh đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, Khoa nội thần kinh BV Quân y 175 gặp bệnh nhân ở độ t.uổi 20-30 tương đối phổ biến. Gặp bệnh nhân trẻ đến khám, than phiền đã chữa trị các triệu chứng đau cơ xương khớp dài ngày ở nhiều nơi không khỏi, các BS sẽ có thêm cơ sở nghĩ đến nhóm bệnh trầm cảm.
“Các BS tuy không thuộc chuyên khoa tâm thần kinh nhưng cũng cần có kiến thức cơ bản để nhận diện và tư vấn cho người bệnh. Chẳng hạn, người bệnh than đau khớp dai dẳng nhưng phim chụp thể hiện hình ảnh thoái hóa, viêm rất ít, thậm chí không có thì cân nhắc tham khảo ý kiến hoặc gửi bệnh nhân đến BS chuyên khoa tâm thần kinh để phối hợp chẩn đoán và điều trị. Không nên tập trung vào mỗi bệnh lý tại chỗ” – BS Khoa lý giải.
BS Khoa khuyến cáo đối với bệnh nhân, nếu có các triệu chứng bất thường về cơ xương khớp, dạ dày, bụng, ngực… đã khám và điều trị nhiều đợt tại các chuyên khoa liên quan không thấy đỡ, hãy nghĩ và thử tìm đến các BS chuyên khoa tâm thần kinh. Đối với các BS, nếu quá trình thăm khám, điều trị và theo dõi cảm thấy nghi ngờ, nên tư vấn và giới thiệu bệnh nhân đến gặp BS chuyên khoa tâm thần kinh, tránh bỏ sót nhóm bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm.
Trầm cảm vì liều mua chung cư trả góp
Anh THV (32 t.uổi, quận Thủ Đức, TP.HCM) đến Khoa nội thần kinh BV Quân y 175 khám do đau dạ dày đã sáu tháng với một xấp giấy xét nghiệm dạ dày, danh mục thuốc bảo vệ niêm mạc, chống co thắt dạ dày được kê trước đó. Anh V. là công nhân, lương ba cọc ba đồng nhưng… đ.ánh liều mua chung cư trả góp. Vài tháng gần đây, áp lực nợ nần tăng, vợ chồng thường xuyên lục đục nên anh cảm thấy bế tắc. Sau khi được các BS cho uống thuốc kết hợp với tư vấn tâm lý, các triệu chứng về tâm thần kinh dần cải thiện, chứng đau dạ dày của anh cũng biến mất.
Nhiều người trẻ chọn đi bộ
Không chỉ là đi bộ thể thao vào các khung giờ cố định trong ngày, nhiều người trẻ sống tích cực đang tận dụng nhiều cơ hội nhất trong ngày có thể đi bộ, từ leo cầu thang bộ, đi bộ để ăn trưa, cà phê…
Đi bộ giúp người trẻ hạnh phúc, sáng tạo hơn – ẢNH: THÚY HẰNG
Đi bộ nếu khoảng cách dưới 1 km
Phạm Thị Thùy Liên (29 t.uổi), nhân viên một công ty du lịch tại Q.1 (TP.HCM), tập luyện thể thao bằng cách leo cầu thang bộ trong tòa nhà mỗi buổi sáng. Khi vẫn chưa đủ số bước chân, cô đi đi lại lại trong chính căn hộ của mình.
Bạn trẻ có thể dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để đi bộ tương đương với quãng đường 2.500 – 3.000 bước là tốt nhất để vận động và duy trì vóc dáng
Bác sĩ Đặng Văn Đạt, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức (TP.HCM)
Còn Phạm Việt Anh, 18 t.uổi, sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, bị cuốn hút bởi một thử thách của một số bạn trẻ trong trường, đó là làm sao để dậy đúng 5 giờ, leo cầu thang bộ hoặc tập tạ, chạy bền, yoga… Miễn là tham gia một môn thể thao nào đó rồi quay video, check in cùng các bạn. Cả Liên và Việt Anh vẫn đang duy trì thói quen đi bộ và tập nhiều môn thể thao khác.
Tại Đường sách Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP.HCM), chúng tôi gặp nhóm bạn trẻ đang đi bộ cùng nhau. Nguyễn Thị Yến (21 t.uổi), sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) đi du lịch tại TP.HCM, cho biết trong các khoảng cách gần dưới 1 km, cô sẽ chọn đi bộ để di chuyển. Ngoài ra, 3 tháng nay, sáng nào cô cũng dành 30 phút đi bộ vòng quanh hồ Đền Lừ, gần nhà trọ mà mình đang ở.
“Khi có hẹn với bạn uống cà phê ở đâu, tôi cũng chọn không gian có nhiều đất để đi bộ như quanh hồ Hoàn Kiếm, ven Hồ Tây. 3 tháng nay, tôi thấy tâm trạng của mình được cải thiện, vui vẻ hơn, nhất là mỗi sáng sẽ khởi đầu một ngày tỉnh táo, đi học hay đi làm thêm đều thấy hiệu quả”, Yến nói.
Mai Thị Trang, sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, cho biết cô thường đi bộ mỗi ngày 30 phút ngay trong khuôn viên ký túc xá khu B ĐH Quốc gia TP.HCM. Ngoài ra, những khoảng cách ngắn vài trăm mét tới dưới 1 km, nếu không quá gấp về thời gian, Trang cũng chọn đi bộ thay vì ngồi lên xe máy. “Không phải lo chỗ gửi xe, chủ động che dù nếu trời mưa, giả dụ có bạn bè đi cùng vừa đi vừa nói chuyện thì thấy quãng đường rất ngắn”, Trang nêu lý do.
Thuốc chống trầm cảm thiên nhiên
Đi bộ nhiều hơn không chỉ giúp thải ít hơn khói bụi từ phương tiện cá nhân ra môi trường, theo các chuyên gia, nó còn rất tốt cho sức khỏe. Bác sĩ Đặng Văn Đạt, Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức (TP.HCM), cho biết thường xuyên đi bộ giúp bạn trẻ ngăn ngừa được bệnh tim mạch, tăng sự trao đổi khí ở phổi, giúp phòng ngừa một số bệnh mạn tính, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch. Đồng thời, đi bộ giúp giảm cân, cải thiện tốt hệ tiêu hóa, phòng loãng xương, giảm đau lưng…
Anh Hồ Nhật Hà (32 t.uổi), giáo viên kỹ năng sống tại TP.HCM, người từng một mình đi bộ hơn 400 km về quê ăn tết chia sẻ, đi bộ giúp anh cảm thấy hạnh phúc hơn, sáng tạo hơn, nhất là đi bộ trong thiên nhiên, đi trong rừng, hay còn được gọi là “tắm rừng”. Đặc biệt, theo anh, đi bộ còn cho người trẻ khám phá cuộc sống nhiều hơn, được sống chậm lại, khám phá vẻ đẹp những phong cảnh, con người mà trước giờ có thể mình đã bỏ qua.
Bác sĩ Đạt cũng đồng ý quan điểm này. Theo bác sĩ, các nghiên cứu chỉ ra, đi bộ giúp duy trì các mối quan hệ, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng sáng tạo. Đi bộ nhanh giúp cơ thể tiết hormone hưng phấn, đây được xem như thuốc chống trầm cảm thiên nhiên giúp giảm các triệu chứng liên quan đến trầm cảm như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi trong ngày, thèm ăn…
Theo bác sĩ Đạt, bạn trẻ có thể dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để đi bộ tương đương với quãng đường 2.500 – 3.000 bước là tốt nhất để vận động và duy trì vóc dáng.
Để nhiều người chọn đi bộ hơn
Nhiều người trẻ cho hay họ hiểu rõ lợi ích của việc đi bộ, tuy nhiên đôi khi e ngại vì những trở ngại hạ tầng. Vỉa hè, phần không gian công cộng vốn giúp cho người đi bộ có không gian thoải mái, an toàn nhưng dễ quan sát thấy, ở nhiều con đường trong các đô thị lớn, người dân kinh doanh, dựng xe tràn lan.
Thử kiểm chứng thông tin trên, chúng tôi đi bộ xuống lòng đường ở đoạn Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thiện Thuật (Q.3) hay khi có mặt trên con đường Nguyễn Biểu, Q.5, TP.HCM giờ tan trường, chúng tôi bắt gặp nhiều học sinh cũng phải đi bộ xuống làn đường xe máy đông đúc.
“Đoạn đường không vỉa hè, chúng tôi phải bước xuống lòng đường, đi cùng với xe máy, xe hơi đông đúc rất nguy hiểm. Người trẻ sẽ không ngại đi bộ nếu nó an toàn, vỉa hè thông thoáng, có nhiều cây xanh”, Nguyễn Thị Phước, 21 t.uổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, trao đổi.
Anh Hồ Nhật Hà cho hay nếu mỗi khu phố có một khu dành riêng cho người đi bộ, nơi đó trồng nhiều cây xanh, mỗi người trong khu phố có thể đóng góp một, hai cây xanh để cho phố đi bộ của mình trong lành hơn là điều rất tuyệt vời. “Chúng ta cũng cần quản lý vỉa hè tốt hơn để lối đi cho người đi bộ không bị xâm phạm. Đồng thời để khuyến khích phong trào đi bộ, mỗi công ty nên tổ chức những hoạt động đi bộ vào mỗi cuối tuần hoặc 1 lần/tháng trong thiên nhiên. Các nhóm bạn trẻ hay gia đình có thể đi bộ cùng nhau mỗi sáng để gắn kết tình cảm gia đình”, anh Hà nói.
Trong khi đó, bác sĩ Đạt cho hay trong bối cảnh ai cũng bận rộn, mỗi người trẻ đang làm ở các tòa nhà cao tầng có thể không đi thang máy nữa mà tận dụng chính cầu thang để đi bộ. “Với từ 15 – 25 phút leo cầu thang mỗi ngày giúp đốt cháy gần 200 – 300 calo. Thời điểm leo cầu thang lý tưởng nhất là vào buổi sáng khi đi làm, hay vào buổi chiều tối khi đi làm về, hoặc khi bạn thấy stress. Các bạn cần lưu ý không nên leo cầu thang sau khi vừa ăn xong vì điều này sẽ gây áp lực lên dạ dày và thận”, bác sĩ Đạt khuyên.