Vào tháng 10, gia đình ông Ngô gồm 3 người thường xuyên gặp phải triệu chứng tiêu chảy. Nghĩ là ăn phải đồ gì hết hạn nên cả nhà kiểm tra thực phẩm trong bếp, tủ lạnh nhưng tất đầu đều không phải.
Theo tờ 39 Health Network đưa tin, ông Ngô năm nay 55 t.uổi, người Trung Quốc, đầu tháng 11, gia đình 3 người lần lượt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, hiện ông vẫn đang điều trị tại bệnh viện và tình hình không mấy khả quan.
Trước đó, vào tháng 10, gia đình ông Ngô thường xuyên gặp phải triệu chứng tiêu chảy, đau bụng âm ỉ mãi không dứt. Ban đầu, họ nghĩ đó là do đã ăn phải thực phẩm không tốt, nhưng khi kiểm tra thực phẩm trong nhà bếp và tủ lạnh, họ lại không thấy thực phẩm nào hỏng hay hết hạn sử dụng.
Không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh nhưng cũng không đến bệnh viện khám xét ngay, gia đình ông Ngô đã mua một số loại thuốc trị tiêu chảy, uống ròng rã trong 1 tuần thì các triệu chứng cũng hơi thuyên giảm. Nhưng sau đó, chứng tiêu chảy của ông Ngô và con trai lại tiến triển nặng thêm, thậm chí ông Ngô còn bị đau bụng dữ dội. Lúc này, cả nhà mới đến bệnh viện khám.
Ảnh minh họa
Sau khi kiểm tra, chỉ số alpha-fetoprotein của ông Wu và con trai mình cao tới 500ng/ml và họ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Sau khi bác sĩ điều tra bệnh sử mới biết hóa ra gia đình ông Ngô mắc phải vấn đề rất nghiêm trọng với chế độ ăn uống hàng ngày. Nói đến đây, bác sĩ lập tức đề nghị bà Ngô cũng nên đến kiểm tra sức khỏe. Kết quả không ngoài dự đoán của bác sĩ, bà Ngô cũng mắc phải căn bệnh ung thư gan. Tai họa bất ngờ ập tới khiến cả nhà ông Wu hoàn toàn sụp đổ.
Được biết, ông Ngô đặc biệt thích ăn mộc nhĩ, để tiện ăn, ông thường nhờ vợ mình ngâm mộc nhĩ từ đêm hôm trước để sáng hôm sau là có để chế biến món ăn ngay. Tuy nhiên, họ lại không hề biết rằng việc làm này là rất nguy hại cho sức khỏe.
Thực tế, mộc nhĩ nếu được ngâm quá lâu trong nước rất dễ bị nhiễm khuẩn trong không khí, sinh ra độc tố axit mycolic (chất độc axit men gạo). Đây là chất rất độc và thuộc nhóm chất gây ung thư hàng đầu, không thể bị loại bỏ bằng nhiệt độ cao. Khi ăn chất độc này vào cơ thể, gan sẽ bị nhiễm độc nặng trong quá trình giải độc, từ đó làm tăng khả năng bị ung thư gan.
Do đó, khi chế biến mộc nhĩ, các gia đình không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu, hãy chỉ ngâm nó trong thời gian vừa đủ để mộc nhĩ nở hết. Lưu ý, chỉ ngâm lượng vừa đủ để ăn hết trong một bữa, mộc nhĩ ngâm thừa nên loại bỏ, không thể sử dụng tiếp dù đã bảo quản ở nhiệt độ lạnh thì cũng rất nguy hiểm khi tiêu thụ.
Các triệu chứng phổ biến của ung thư gan
Ung thư gan giai đoạn đầu cơ thể chúng ta không có triệu chứng gì đặc biệt rõ ràng, hầu hết các trường hợp bệnh sẽ phát hiện ở giai đoạn giữa và cuối. Tuy nhiên, có 2 triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư gan dưới đây hi vọng bạn sẽ không gặp phải.
1. Vàng da
Sau khi ung thư gan phát triển sẽ gây vàng da, triệu chứng chính là nước tiểu vàng, củng mạc vàng và vàng da. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này liên quan nhiều đến hàm lượng bilirubin trong cơ thể quá nhiều, bilirubin màu vàng được chuyển hóa chủ yếu qua gan.
Sau khi biểu mô tế bào gan phát triển ung thư, chức năng trao đổi chất bị suy giảm nghiêm trọng, và các bất thường xảy ra khi tham gia vào quá trình chuyển hóa bilirubin dẫn đến tăng hàm lượng bilirubin, sau đó lắng đọng trên màng nhầy, da và hệ tiết niệu.
Sau khi ung thư gan phát triển sẽ gây vàng da, triệu chứng chính là nước tiểu vàng, củng mạc vàng và vàng da
2. Đau vùng bụng trên bên phải
Vùng bụng xuất hiện triệu chứng đau cũng có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư gan nhưng hầu hết mọi người sẽ hiểu nhầm là viêm dạ dày ruột, làm chậm trễ quá trình điều trị bệnh.
Gan nằm ở vùng bụng trên bên phải, thiếu các dây thần kinh gây đau do đó chúng ta khó cảm thấy đau trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, xung quanh gan có một nang gan là nơi chứa nhiều dây thần kinh, khi số lượng tế bào ung thư tăng lên sẽ sưng to bất thường và cuối cùng khi kích thích nang gan gây ra cảm giác đau.
Sút cân, mệt mỏi có phải đã mắc ung thư gan?
Bố tôi 54 t.uổi, đã điều trị viêm gan B cách đây 3 năm, nhưng sau đó không đi khám lại, tháng gần đây ông bị sút 3kg, mệt mỏi. Tôi đã tìm hiểu và rất lo lắng về bệnh ung thư gan.
Bác sĩ cho hỏi các dấu hiệu của bố tôi có phải ung thư gan không? Để biết chính xác có bị bệnh hay không thì cần làm gì, xét nghiệm nào và chi phí như thế nào? (Huy dũng)
TS.BS Đỗ Anh Tú, Phụ trách cơ sở Tam Hiệp, Trưởng khoa Nội Tam Hiệp, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội):
Về các yếu tố, nguy cơ có thể mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào gan, thống kê giai đoạn 2010-2016 tại Việt Nam có gần 25.000 ca mắc ung thư gan, thì có đến 2/3 số trường hợp có nhiễm virus viêm gan B, 1/4 trong số đó có viêm gan C. Hiện tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trong quần thể của người Việt Nam chiếm 8-20%. Những người mắc viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn đến 15-20 lần so với người không mắc viêm gan B.
Ung thư gan khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì thế tiên lượng của bệnh thường xấu.
Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C cũng chiếm khoảng 3% dẫn số, nhiễm cả hai loại virus viêm gan này cũng khoảng 3%.
Vấn đề đặt ra là bố bạn 54 t.uổi, có viêm gan B thì nằm trong nhóm có nguy cơ mắc ung thư gan. Tuy nhiên chỉ có dấu hiệu là sút cân thì chưa đầy đủ để chẩn đoán mắc ung thư gan.
Ngoài dấu hiệu sút cân, ung thư gan còn có các triệu chứng như vàng da, đau bụng, nôn/buồn nôn, bụng to lên, ngứa da, sờ thấy khối u ở bụng… Các triệu chứng đó cũng không thể khẳng định một người bị ung thư gan.
Bạn cần đưa bố đi khám để đ.ánh giá thêm, nội soi đường tiêu hóa đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xem xác định có khối u ở gan hay không. Qua đó làm một số xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư nữa để chúng ta có thể khẳng định chẩn đoán.
Về chi phí điều trị cho những trường hợp như thế này, với bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì hầu hết các xét nghiệm đó được bảo hiểm y tế chi trả, và chúng ta phải chi trả rất ít (tuỳ theo mức độ 80% hoặc 100%).
Nếu không có bảo hiểm y tế thì các chi phí đó cũng không quá nhiều. Cần phối hợp các chuyên gia về chẩn đoán hình ảnh, nội soi, phẫu thuật… để làm thế nào chúng ta có thể chẩn đoán được bệnh và qua đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để phát hiện bệnh, người dân nên đi tầm soát ung thư gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C,…).
Để phòng chống ung thư gan, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng/lần bằng siêu âm, xét nghiệm m.áu,… để phát hiện sớm các tổn thương gan, đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao của ung thư gan: viêm gan virus B, C, xơ gan,…
Tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng viêm gan B.
Hạn chế hoặc bỏ bia, rượu, t.huốc l.á, đặc biệt đối với những bệnh nhân có xơ gan, viêm gan virus.
Không dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt thuốc chưa rõ nguồn gốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Hầu hết các thuốc đều chuyển hóa qua gan, việc lạm dụng thuốc có thể gây suy giảm chức năng gan nhất là những bệnh nhân đã có bệnh gan mạn tính và đây là nguy cơ cao cho ung thư gan.