Bệnh trầm cảm ở người Việt: Nhiều nguy cơ đáng sợ nhưng ít được quan tâm

Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người t.ự t.ử ở Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8 – 29% t.rẻ e.m đang trong độ t.uổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, số người được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều đó khiến một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, t.huốc l.á và m.a t.úy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm với xã hội.

Liên tiếp các vụ t.ự t.ử vì trầm cảm

Theo một thống kê tại Bệnh viện Tâm thần (TP.HCM), có đến 6% dân số tại TP.HCM mắc bệnh trầm cảm. Vừa qua, tại địa bàn thành phố liên tiếp xảy ra các vụ t.ự t.ử do trầm cảm.

Chỉ trong vòng 1 tuần, tại TP.HCM có 2 phụ nữ n.hảy l.ầu tự tử. Cả hai người đều đang điều trị bệnh trầm cảm.

Trường hợp thứ nhất là chị N.T.A.T. (33 t.uổi, ngụ quận 7, TP.HCM). Chị T. t.ử v.ong khi n.hảy l.ầu tự tử từ tầng 31 của một chung cư tại quận 7. Người nhà cho biết, chị T. mắc bệnh trầm cảm từ năm 2013 đến nay, đã đi khám và điều trị tại nhiều bệnh viện tâm thần.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh không khả quan, gần đây, chị có nhiều biểu hiện tâm thần nặng hơn và có ý định t.ự t.ử. Thấy chị T. có những dấu hiệu tâm lý không bình thường nên người thân đã đến hỗ trợ chăm sóc. Dù vậy, khi người nhà ngủ trong phòng, chị T. đã n.hảy l.ầu tự tử.

benh tram cam o nguoi viet nhieu nguy co dang so nhung it duoc quan tam 5ba 5404538

Bác sĩ Tạ Vương Khoa đang thăm khám cho một bệnh nhân mắc trầm cảm phải nhập viện điều trị. Ảnh: L.A.

Trường hợp thứ hai là bà N.T.M.T. (50 t.uổi, luật sư, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) cũng n.hảy l.ầu tự tử từ một chung cư cao tầng tại quận Thủ Đức. Thời điểm phát hiện nạn nhân n.hảy l.ầu tử vong, cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện trên bàn làm việc của bà T. có hồ sơ khám bệnh tại một bệnh viện tâm thần. Kiểm tra nội dung hồ sơ cho thấy, bà đang trong quá trình chữa bệnh rối loạn giấc ngủ.

Qua kết quả điều tra ban đầu, cơ quan chức năng nhận định có thể nữ luật sư n.hảy l.ầu tự tử do bị trầm cảm.

Không chỉ xảy ra ở người lớn mà trầm cảm còn xuất hiện ở t.rẻ e.m. Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cũng kịp thời cứu sống b.é g.ái L.Q. (11 t.uổi, ngụ T.iền Giang) uống t.huốc n.gủ tự tử dẫn đến tình trạng hôn mê, chức năng gan, thận bị ảnh hưởng.

Khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết bé Q. buồn vì cho rằng cha mẹ thương em gái út hơn mình, ít la mắng, ít đ.ánh em hơn. Cha mẹ còn cho em chơi điện thoại nhiều hơn và tổ chức sinh nhật cho em còn Q. thì không được. Ngoài ra, khi đến trường, Q. bị bạn bè chê xấu, đen, không chơi cùng. Do đó, Q. đã để dành t.iền tiêu vặt mua 1 lọ t.huốc n.gủ giá 70.000 đồng để t.ự t.ử.

Theo bác sĩ Tạ Vương Khoa, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, nguyên nhân trầm cảm trong đa số trường hợp do tác động từ ngoại cảnh bên ngoài liên quan đến vấn đề gây ra những sang chấn tâm lý cho bệnh nhân.

“Bệnh nhân có những khó khăn, thất bại trong công việc, xung đột dai dẳng trong gia đình hay biến cố xảy đến đột ngột… Ngoài ra, có những nguyên nhân khác như sử dụng chất gây nghiện m.a t.úy, nghiện rượu lâu ngày, t.rẻ e.m thanh niên chơi game kéo dài, thời kỳ hậu sản, những bệnh lý não như u não, tai biến mạch m.áu não gây trầm cảm”, bác sĩ Khoa lưu ý.

Chủ động kết thúc mạng sống

Bác sĩ Tạ Vương Khoa cho biết, người bệnh trầm cảm sẽ có các triệu chứng rối loạn về giấc ngủ. Đa số mất ngủ, giảm tập trung chú ý, không tập trung vào công việc, chán ăn, sút cân. Bên cạnh đó, đa số người trầm cảm vận động đi, đứng, nói chuyện rất chậm chạp, một số có trạng thái hưng phấn kích thích.

“Đặc biệt, triệu chứng đáng ngại cũng thường xảy ra ở người trầm cảm là họ tự cho rằng mình là người vô dụng, bất lực, cảm thấy bản thân như gánh nặng cho gia đình và xã hội nên tích tụ lâu dài khiến họ muốn k.ết l.iễu đời sống”, bác sĩ Khoa nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Khoa, trầm cảm có 3 mức độ. Trong đó, mức độ nhẹ thông thường không ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với những người mức độ trung bình đến nặng hầu như không làm được việc gì, không thể giao tiếp…

Tuy nhiên, bất kỳ bệnh trầm cảm nào dù nhẹ, trung bình hay nặng thì bệnh nhân đều có nguy cơ t.ự s.át. Ý định và hành vi t.ự t.ử có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong bất kỳ giai đoạn nào của bệnh trầm cảm.

“Có thể một người chưa từng có ý tưởng t.ự s.át nhưng ở thời điểm đó, họ nảy sinh ra ý tưởng t.ự s.át và thực hiện hành vi t.ự s.át. Cũng có thể sau sau nhiều lần có ý tưởng, người ta mới thực hiện. Về nguyên tắc chung, một người bị trầm cảm thì người thân, bác sĩ phải luôn luôn để ý đến việc người này sẽ t.ự s.át bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần có chế độ điều trị cũng như theo dõi, giám sát cho tốt”, bác sĩ Khoa cho hay.

Để phòng ngừa và chặn đứng nguy cơ người bệnh t.ự s.át, người sống bên cạnh là những người đầu tiên sẽ giúp đỡ, hỗ trợ bệnh nhân tránh được nguy cơ này. Có thể phát hiện ra những dấu hiệu người bệnh có nguy cơ t.ự s.át. Người có dấu hiệu t.ự s.át hoàn toàn chủ động muốn tự k.ết l.iễu cuộc sống chứ không phải người tâm thần phân liệt.

Nhiều bệnh nhân trầm cảm nhưng tưởng bị đau xương khớp

Bị đau nhức xương khớp, nhiều người mất thời gian dài điều trị nhưng không khỏi. Chỉ đến khi bệnh nhân được chữa triệu chứng lo âu, trầm cảm, các cơn đau mới chấm dứt.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh gây hại đến sức khỏe của con người đứng thứ 2, chỉ sau bệnh tim mạch.

Một thống kê cho thấy có 6% dân số tại TP.HCM bị trầm cảm. Nếu trước đây, người bệnh đa phần nằm trong độ t.uổi từ 60 tới 65 t.uổi, hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa.

nhieu benh nhan tram cam nhung tuong bi dau xuong khop 18d 5275613

Nữ bệnh nhân trẻ được bác sĩ Tạ Vương Khoa tư vấn khi mắc bệnh trầm cảm

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực về công việc, gia đình, học hành… khiến nhiều người trầm cảm. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại có biểu hiện đau nhức các cơ quan. Bởi vậy, cả bác sĩ lẫn bệnh nhân chỉ tập trung điều trị triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân xuất phát từ vấn đề tâm lý.

Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị trầm cảm nhưng trước đó mất thời gian dài điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, dạ dày, Parkinson.

Anh L.A.T. (47 t.uổi, ngụ quận Tân Bình) sau thời gian dài điều trị bệnh Parkinson với các triệu chứng chậm chạp, lờ đờ, hay quên… không khỏi, anh T. mới đến Bệnh viện Quân y 175 thăm khám.

Tại đây, anh T. cho biết, do công việc làm ăn thất bại, anh thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi…

Các bác sĩ đã bỏ thuốc điều trị Parkinson anh T. sử dụng trước đó mà chuyển sang nhóm thuốc chống trầm cảm. Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân đã giảm hẳn các triệu chứng, có thể vận động nhanh nhẹn hơn trước. Hiện anh T. tiếp tục duy trì thuốc và các liệu pháp tâm lý để giảm hẳn tình trạng bệnh.

Tương tự, chị N.T.N. (28 t.uổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) cũng mất 3 năm điều trị triệu chứng đau lưng. Chị mua thuốc tại phòng khám tư, khám bệnh viện chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình, tập vật lý trị liệu nhưng không thuyên giảm. Thậm chí, chị còn chích thuốc trực tiếp vào vùng đau để chữa trị nhưng cơn đau vẫn không chấm dứt.

Chỉ đến khi tới Bệnh viện Quân Y 175 để chữa trị rối loạn giấc ngủ, chị mới được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Bác sĩ nhận định chị N. thường xuyên gặp áp lực công việc nên lâu ngày dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm.

Sau đó, chị được bác sĩ cho dùng thuốc kết hợp các liệu pháp tâm lý. Qua 2 tuần điều trị, các triệu chứng đau lưng của chị giảm hẳn, bớt căng thẳng, mệt mỏi hơn trước. Hiện sau 6 tháng điều trị, chị N. đã phục hồi tốt.

“Sức khỏe là quan trọng nên tôi cũng dự định sắp tới tìm một công việc khác nhẹ nhàng hơn để tránh bệnh tái phát”, chị N. chia sẻ.

Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể

Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, cho biết, trầm cảm liên quan đến sinh lý học chức năng của não. Bộ não điều khiển, chi phối tất cả các cơ quan nên sự xáo trộn về não bộ khiến chức năng dẫn truyền thần kinh bị rối loạn sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng đau đầu, mắt, tai mũi họng, tim, phổi, cơ xương khớp…

Theo bác sĩ Khoa, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những trường hợp sau thời gian dài điều trị các triệu chứng về cơ xương khớp nhưng không thuyên giảm. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp chống trầm cảm thì sức khỏe tốt hơn.

Trầm cảm có thể gặp ở nhiều lứa t.uổi nhưng nhiều nhất là độ t.uổi trung niên, trong đó phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

nhieu benh nhan tram cam nhung tuong bi dau xuong khop 3d1 5275613

Bác sĩ Tạ Vương Khoa đang thăm khám cho một bệnh nhân mắc trầm cảm phải nhập viện điều trị

Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực khiến bệnh có xu hướng trẻ hóa đặc biệt là tại các thành phố lớn. Tại bệnh viện, độ t.uổi từ 20-30 đến khám về bệnh lý trầm cảm tương đối phổ biến.

Bác sĩ Khoa cho rằng, những đồng nghiệp dù không thuộc chuyên khoa về thần kinh cũng cần có kiến thức cơ bản để nhận diện và tư vấn cho người bệnh. Nếu sau thời gian dài điều trị các triệu chứng, bác sĩ cần cân nhắc kết hợp với chuyên khoa thần kinh để cùng chẩn đoán và điều trị tránh bỏ sót nhóm bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm.

Bác sĩ Khoa cũng khuyến cáo, nếu có các triệu chứng bất thường về cơ xương khớp, dạ dày, bụng, ngực… đã khám và điều trị nhiều đợt tại các chuyên khoa liên quan không thấy đỡ, bệnh nhân hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *