Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến và phát tán nhanh trong cộng đồng. Vậy đau mắt đỏ có lây không? Trên thực tế, có 3 loại đau mắt đỏ, và không phải loại nào cũng lây.
1. Bệnh đau mắt đỏ có lây không?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng màng nhầy ở mí mắt, kết mạc và bề mặt mắt bị sưng đỏ. Các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt, ngứa mắt, đổ ghèn mắt có thể khiến hai mí mắt dính vào nhau và nhạy cảm với ánh sáng. Vậy bệnh đau mắt đỏ có lây không?
Để biết đau mắt đỏ có lây không, trước hết cần tìm hiểu tác nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ, có 3 loại đau mắt đỏ. Và tính lây nhiễm của 3 loại này cũng hoàn toàn khác nhau:
– Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường gây ra do tiếp xúc với các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,…
Bệnh rất dễ lây lan và thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Nó có thể lây nhiễm người khác ngay khi các triệu chứng vừa mới xuất hiện, cho đến khi các triệu chứng trở nặng, hoặc trong khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu một đợt điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh đau mắt đỏ có lây không còn phụ thuộc vào đó là dạng đau mắt đỏ nào (Ảnh: Internet)
– Đau mắt đỏ do virus
Đây là loại đau mắt đỏ phổ biến nhất. Vậy đau mắt đỏ có lây không nếu nó là do virus gây ra. Cũng giống như vi khuẩn, virus có khả năng lây nhiễm rất cao. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus nên việc điều trị và ngăn ngừa lây nhiễm có khó khăn hơn. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình kháng virus phù hợp.
Đau mắt đỏ do virus có thể mất vài ngày đến vài tuần để khỏi hẳn và nó có thể lây truyền sang người khác suốt thời gian đó.
– Đau mắt đỏ do dị ứng
Đau mắt đỏ cũng có thể do dị ứng, gió, nắng, khói, hoặc hóa chất. Bạn có cũng thể bị kích ứng mắt sau khi tiếp xúc với lông động vật hoặc bơi trong hồ bơi được khử trùng bằng clo. Đây là tình trạng đau mắt đỏ tạm thời, khi mắt phản ứng với các tác nhân nguy hiểm. Những loại đau mắt đỏ này không lây nhiễm.
2. Bệnh đau mắt đỏ lây lan như thế nào?
Như tìm hiểu nội dung liên quan tới “đau mắt đỏ có lây không?” thì bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm nếu là do virus và vi khuẩn gây ra. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây lan như thế nào?
Cách thức lây nhiễm của bệnh đau mắt đỏ cũng giống như các bệnh n.hiễm t.rùng do virus và vi khuẩn khác. Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi bị nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng) đối với bệnh đau mắt đỏ do vi rút hoặc vi khuẩn là khoảng 24 đến 72 giờ.
Chạm tay vào vật dụng chứa vi trùng sau đó chạm vào mắt có thể khiến bạn bị đau mắt đỏ (Ảnh: Internet)
Nếu bạn chạm vào thứ gì đó có chứa virus hoặc vi khuẩn và sau đó chạm vào mắt, bạn có thể bị đau mắt đỏ. Virus và vi khuẩn gây đau mắt đỏ cũng có thể lây sang người khác qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như bắt tay, ôm hoặc hôn. Ho và hắt hơi cũng có thể làm lây lan n.hiễm t.rùng.
Hầu hết vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt đến 8 giờ, một số khác có thể sống trong vài ngày. Hầu hết các virus có thể tồn tại trong vài ngày, một số tồn tại trong hai tháng trên bề mặt các vật dụng. Bạn cũng có nhiều nguy cơ bị đau mắt đỏ hơn nếu đeo kính áp tròng. Nguyên nhân là do vi khuẩn có thể sống và phát triển trên thấu kính. Do đó hãy chú ý vệ sinh kính áp tròng thường xuyên.
Chúng ta không thể xác định bằng mắt thường rằng đối phương bị đau mắt đỏ dạng gì và đó là dạng đau mắt đỏ có lây không. Do đó, để an toàn hãy giữ khoảng cách thích hợp với người đang bị bệnh. Đối với bệnh nhân, cần chủ động thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm cho người khác như rửa tay thật sạch sau khi chạm vào mắt.
Những kiến thức cần biết về thuốc điều trị đau mắt đỏ cho phụ nữ mang thai?
Điều trị đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai tuy rằng rất dễ dàng do bệnh khá lành tính, các mẹ bầu vẫn cần lưu ý đặc biệt trong quá trình sử dụng thuốc để tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Các chuyên gia y tế. các bác sĩ chuyên khoa luôn luôn khuyến cáo nên sử dụng các liệu pháp không dùng thuốc để điều trị đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn ban đầu nếu bệnh nhẹ. Đây là một phương pháp tiếp cận thận trọng nhằm làm giảm nguy cơ để thai nhi tiếp xúc với thuốc và các chất chuyển hóa của chúng.
1. Thuốc điều trị đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai
Thông thường, đối với các trường hợp đau mắt đỏ do virus gây ra thì không cần điều trị bằng thuốc vì tình trạng này thường sẽ tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày. Vệ sinh mắt thật tốt là điều quan trọng nhất để giảm sự lây nhiễm bệnh sang bên mắt không bị ảnh hưởng. Điều này có thể bao gồm việc không trang điểm mắt để tránh nhiễm bẩn.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ có thể sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt hoặc khăn lau vô trùng để làm sạch mắt và loại bỏ dịch tiết, từ đó giúp giảm một số triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên đôi khi bệnh nhân vẫn muốn điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ để giảm ngay các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống trong thời gian mang thai.
Trên thực tế, cũng giống như các bệnh nhẹ khác ở bệnh nhân đang mang thai, việc điều trị ban đầu được chỉ định khi bị đau mắt đỏ trong thai kỳ sẽ luôn có xu hướng bảo tồn bằng các liệu pháp không dùng thuốc. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ thai nhi tiếp xúc với các chất hóa học có thể có hại cho cơ thể.
Mặc dù đa phần các loại thuốc điều trị đau mắt đỏ có tác dụng tại chỗ, nhưng vẫn có một số sản phẩm có thể được hấp thu trên toàn cơ thể. Do đó chúng có khả năng gây ra các tác dụng phụ toàn thân. Thuốc trong các sản phẩm nhỏ mắt sẽ thẩm thấu vào giác mạc, đi vào dịch nước, thoát ra khỏi mắt qua kênh Schlemm (kênh tròn ở ngã ba xơ cứng của mắt, dẫn lưu thủy dịch từ t.iền phòng vào các tĩnh mạch kết mạc).
Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai rất hạn chế (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, một số sản phẩm sẽ có thể được hấp thu trong đường tiêu hóa vì nó có thể đi qua ống mũi họng vào mũi họng. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu dược động học về lượng cũng như khả năng hấp thu toàn thân từ các sản phẩm nhỏ mắt.
Điều này cũng tương đương với việc thiếu các nghiên cứu về việc thai nhi tiếp xúc với các chất có trong sản phẩm tra mắt tại chỗ, hay nói cách khác, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự vô hại của các loại thuốc tra mắt tại chỗ với thai nhi.
Chính vì vậy, việc cân nhắc kỹ lưỡng việc sử dụng loại thuốc nào để điều trị đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết. Nó cũng đi kèm với việc xem xét kỹ từng trường hợp bệnh nhân để từ đó xác định đúng loại thuốc nên được sử dụng.
Ngay cả việc chỉ định các liệu pháp điều trị tại chỗ cũng sẽ phải cân nhắc về mức độ nghiêm trọng của n.hiễm t.rùng là bao nhiêu, cũng như những hậu quả tiềm ẩn của việc điều trị hay không điều trị cho người mẹ là gì? Khả năng gây độc cho thai nhi của các loại thuốc đang được xem xét chỉ định là như thế nào?
2. Công thức các loại thuốc nhỏ mắt điều trị đau mắt đỏ
Để đảm bảo các chế phẩm thuốc nhỏ mắt kháng sinh tại chỗ điều trị đau mắt đỏ không gây kích ứng, chúng được pha chế để có các đặc tính gần giống với nước mắt nhất. Những loại thuốc này cần có độ đặc thích hợp và phải bao gồm chất bảo quản kháng khuẩn nếu cần phải sử dụng lâu dài. Việc này nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có thể vô tình rơi vào sản phẩm trong quá trình sử dụng.
Một số đặc tính cần lưu ý trong công thức của các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh điều trị đau mắt đỏ:
– Tính đẳng trương. Theo một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng dung dịch nhược trương và ưu trương có thể gây kích ứng mắt. Do đó dung dịch nhỏ mắt nhược trương (công thức tương tự như nhiều loại thuốc tiêm tĩnh mạch) được sử dụng làm đẳng trương bằng cách bổ sung các chất tăng trương lực, chẳng hạn như natri clorua, dextrose và muối đệm PBS.
– Độ pH. Nước mắt cóđộ pH gần như trung tính. Nước mắt có khả năng hỗ trợ và có chứa các acid và bazơ yếu có thể chịu được khoảng pH từ 3,5 đến 9 trong mắt. Do đó, thuốc nhỏ mắt cũng cần có độ pH tương tự, có thể bao gồm các dung dịch đệm, chẳng hạn như dung dịch đệm borat và dung dịch đệm phốt phát.
Thuốc nhỏ mắt cần có độ pH trung tính tương tự nước mắt tự nhiên (Ảnh: Internet)
– Độ đặc. Các polyme có thể tăng độ đậm đặc và tan trong nước như methyl cellulose và hydroxypropyl methylcellulose, có thể được thêm vào các công thức thuốc nhỏ mắt để tăng độ đậm đặc. Chúng cũng giúp kéo dài thời gian lưu giữ thuốc trong mắt và tăng khả năng hấp thụ thuốc.
– Chất bảo quản kháng khuẩn. Các chất kháng khuẩn phổ rộng có tác dụng chống lại vi khuẩn Gram dương và âm, nấm men và nấm mốc. Chúng cũng có độc tính thấp đối với con người, là chất cần thiết cho các loại thuốc nhỏ mắt sử dụng nhiều lần. Số lượng các chất kháng khuẩn thích hợp để sử dụng trong nhãn khoa là rất hạn chế, trong đó benzalkonium chloride được sử dụng phổ biến nhất.
Axit fusidic đôi khi có thể được sử dụng để bào chế thuốc nhỏ mắt dạng đặc (fucithalmic) có chứa polyme carbomer để bảo quản. Công thức thuốc nhỏ mắt dạng đặc thường dễ sử dụng và các công thức chứa polyme sẽ hóa lỏng và trở nên trong suốt khi tiếp xúc với dịch nước mắt. Từ đó giúp tăng thời gian tồn tại trong mắt và tăng mức độ bền vững của thuốc hơn so với công thức thuốc nhỏ mắt thông thường.
– Tá dược. Việc quyết định sử dụng bất kỳ tá dược nào trong công thức thuốc nhỏ mắt điều trị đau mắt đỏ phải tính đến khả năng tương thích với thuốc.
3. Lựa chọn điều trị như thế nào cho bà bầu?
Trong trường hợp việc điều trị bảo tồn như đã kể trên không thành công và nếu không điều trị đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến các tổn thương ở mắt và n.hiễm t.rùng xâm lấn. Bác sĩ nên chỉ định sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh nào?
Trước hết cần lưu ý rằng để điều trị tổn thương ở mắt do viêm kết mạc cần phải có một tác nhân phổ rộng, vì vậy cloramphenicol sẽ là một lựa chọn tốt.
Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về nguy cơ dị tật bẩm sinh ở t.rẻ e.m nếu mẹ sử dụng cloramphenicol trong thai kỳ, đã có những trường hợp lo ngại việc sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn có liên quan đến dị tật ở trẻ. Vì vậy các nhà khoa học ở Anh đã khuyến cáo nên tránh sử dụng chloramphenicol trong thai kỳ nếu có thể.
Nếu nhất định phải dùng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai, lựa chọn sử dụng acid fusidic là một giải pháp thay thế tiềm năng an toàn nhất. Trên thực tế, các nhà sản xuất đã tuyên bố rằng acid fusidic có thể được sử dụng trong thai kỳ.