Không có triệu chứng bất thường, bệnh nhi được gia đình đưa đi khám với lý do 12 t.uổi nhưng răng nanh hàm trên, bên trái chưa mọc.
Các bác sĩ khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ, đã phẫu thuật thành công ca u răng hiếm gặp cho bệnh nhi 12 t.uổi. Trước đó, kết quả chụp X-quang răng toàn cảnh của bệnh nhi cho thấy hình ảnh khối u răng ở hàm trên, bên trái.
Gần 20 chiếc răng nhỏ được lấy ra trong khối u. Ảnh: BVCC.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ lấy ra gần 20 chiếc răng nhỏ tại khối u. Chúng có đầy đủ thân, tủy và chân răng. Sau đó, bác sĩ đã thực hiện đặt khí cụ kéo răng nanh ngầm về đúng vị trí. Hiện, sức khỏe của trẻ ổn định và có thể ra viện.
U răng hỗn hợp (Odontoma) diễn tiến âm thầm, ít bộc lộ triệu chứng hay các dấu hiệu lâm sàng. Khối u có thể gây biến dạng khuôn mặt, hàm răng lộn xộn.
Bệnh u răng rất khó phát hiện do không gây đau nhức. Các bác sĩ chỉ chẩn đoán qua phim chụp X-quang toàn cảnh. Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, việc phẫu thuật sẽ đơn giản, nhanh chóng. Trường hợp chậm trễ sẽ rất khó điều trị, thậm chí để lại nhiều di chứng gây nguy hiểm tính mạng.
Thanh Hóa: Cứu chữa bé 2 t.uổi bị chó cắn với các vết thương nặng
Sáng 23/9, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, cơ sở này vừa cứu chữa kịp thời bệnh nhi 2 t.uổi bị chó cắn với nhiều vết thương nặng ở vùng cổ, hàm, mặt, bị bong lóc hộp sọ, chảy nhiều m.áu.
Sau 5 ngày điều trị, hiện tại bệnh nhi đã tỉnh, vết mổ đã khô, ăn uống được, chơi ngoan và có thể xuất viện trong 1 đến 2 ngày tới. Ảnh: Hoa Mai – TTXVN
Bệnh nhi là cháu N.K.T, trú ở xã Đông Quang (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), bị chó cắn khi sang chơi ở nhà hàng xóm. Bé được gia đình đưa đi cấp cứu và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) trong tình trạng vùng da đỉnh đầu rách, bong lóc hộp sọ, trong đó có 3 vết cắn sâu có kích thước 3cm x 8cm, đồng thời bị rách da vùng cổ, mất tổ chức vùng má thái dương phải, lộ mạch m.áu… Bệnh nhi nhanh chóng được hội chẩn mổ cấp cứu. Ca mổ kéo dài 2 giờ.
Bác sỹ chuyên khoa I Vũ Văn Thoan, Phó trưởng khoa Khoa Răng Hàm Mặt, cho biết: Với tình trạng của bé, nếu không kịp thời được phẫu thuật thì các vết thương rất dễ bị n.hiễm t.rùng nặng và diễn biến khó lường khiến thời gian nằm viện kéo dài. Ê kíp phẫu thuật đã nhanh chóng vệ sinh, cầm m.áu, khâu lại các vạt da bị rách cho bé đồng thời cố gắng đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ sau khi hồi phục.
Ê kíp phẫu thuật đã nhanh chóng vệ sinh, cầm m.áu, khâu lại các vạt da bị rách cho bé đồng thời cố gắng đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ sau khi hồi phục. Ảnh: Hoa Mai – TTXVN
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, trung bình mỗi năm Khoa Răng Hàm Mặt tiếp nhận điều trị từ 20 – 30 bệnh nhân bị chó cắn. Chó thường cắn vào mặt của trẻ do vùng cơ thể đó ngang tầm của con vật. Khi bị chó cắn, ngoài những vết thương rách để lại sẹo xấu và các tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe, nạn nhân còn bị sang chấn tâm lý và có thể bị lây bệnh dại qua vết cắn.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo, các gia đình không cho trẻ lại gần chó, đặc biệt là chó lạ, không để trẻ trêu chọc chó khi chó đang ăn, đang ngủ hoặc khi trẻ đang ăn. Cần xử lý vết thương kịp thời cho trẻ khi bị chó cắn. Nếu vết thương nhỏ, không c.hảy m.áu hay c.hảy m.áu ít thì người lớn nên rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước. Nếu vết thương lớn thì cần cầm m.áu, ép vết thương bằng gạc, vải sạch, hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương. Cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời./.