Thời gian gần đây các bệnh viện ở TPHCM liên tục tiếp nhận trường hợp các bé nhập viện liên quan tới đồ chơi, dị vật.
Bác sĩ “bật mí” cách chọn đồ chơi cho trẻ. Ảnh: BVCC
Vừa qua, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) vừa tiếp nhận trường hợp bé N.T.Đ.T ngụ Hậu Giang đau nhức â.m đ.ạo do dị vật, không lấy ra được nên gia đình đưa tới bệnh viện Nhi Cần Thơ và chuyển ngay đến Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố trong đêm.
Tại đây sau chụp chiếu phim xác định vị trí, các bác sĩ đã nội soi gây mê gắp dị vật trong â.m đ.ạo cho b.é g.ái. Theo các bác sĩ, trường hợp này để lâu sẽ bị viêm nhiễm, có thể gây thủng vách giữa bàng quang và â.m đ.ạo, gây xuất huyết và mủ. Đến nay sau nội soi sức khoẻ và tinh thần bé dần ổn định.
Đồ chơi được các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng Thành phố đưa ra ngoài từ â.m đ.ạo b.é g.ái. Ảnh: BVCC
Trước đó, các bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cũng tiếp nhận 1 trường hợp là b.é g.ái 7 t.uổi đi khám bệnh vì rỉ dịch â.m đ.ạo kéo dài, do nhét dị vật vào â.m đ.ạo. Tại đây các bác sĩ đã siêu âm ghi nhận, lòng â.m đ.ạo có dị vật kích thước 16×30mm. Sau đó, bệnh nhi được các bác sĩ Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu chuyển phòng mổ để thám sát lấy dị vật là 1 viên pin đã bị ăn mòn cùng nhiều bột than bị thoát ra ngoài.
Chính vì vậy, các bác sĩ đưa ra các lưu ý cho bậc phụ huynh khi chọn đồ chơi cho trẻ.
Đề phòng hóc các vật nhỏ: Ở lứa t.uổi thích khám phá, đa số bé đều thích đưa dị vật vào các lỗ tự nhiên như lỗ tai, lỗ mũi, â.m đ.ạo…Do đó, bậc phụ huynh nên để trẻ tránh xa các loại đồ chơi có thể tháo ra thành những phần nhỏ, đồ chơi làm bằng thủy tinh, mắt làm bằng nút áo…
Không dùng đồ chơi có cạnh bén nhọn: Trẻ hay cầm đồ chơi mà chạy nhảy, nên nếu bị ngã sẽ dễ bị các cạnh bén nhọn này làm rách da hoặc đ.âm vào các vùng nguy hiểm trên cơ thể.
Không cho trẻ chơi các món đồ nặng: Trẻ thường tưởng là mình có thể nhấc, mang các vật nặng một cách dễ dàng. Mang một vật quá nặng sẽ khiến cho trẻ dễ té ngã, buông rơi nó. Nếu vật nặng rơi trúng người thì nó có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng như gãy xương.
Tuyệt đối không mua các món đồ chơi vũ khí: Không mua cho t.rẻ e.m kể cả những món trông có vẻ vô hại như s.úng hơi, phi tiêu, cung tên, Bum-mê-răng, s.úng sơn… Chúng vẫn có thể gây ra thương tích nghiêm trọng cho t.rẻ e.m nếu b.ắn trúng các bộ phận dễ tổn thương như tai, mắt…
Cảnh giác với những món đồ chơi gây nguy hiểm tính mạng trẻ
Nếu trẻ bị hóc nghẹn sặc hay nghi ngờ bị hóc phải đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng.
Bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM đã cấp cứu thành công cho b.é g.ái P.N.K .N 10 tháng
Đó là khuyến cáo của bác sĩ BS CK2 Nguyễn Hoàng Nhật Mai, Phó khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ chí Minh.
Vừa qua, bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM đã cấp cứu thành công cho b.é g.ái P.N.K .N 10 tháng ở Cần Đước, Long An. Theo thông tin từ gia đình bé, thấy bé ho sặc sụa, ói liên tục sau khi mẹ phát hiện bé ngậm và hóc đầu đèn nhựa dò tín hiệu của điện thoại đồ chơi. Dùng tay móc họng mãi không ra, gia đình đưa bé đến trạm y tế địa phương, chụp phim thì dị vật đã nằm trọn phế quản phải, nguy cơ tắt ứ khí xẹp luôn phần phổi được dẫn khí..
Hình ảnh gắp dị vật đèn nhựa điển hình, nhỏ xíu mà nguy hại
Ngay sau đó, gia đình chuyển bé đến bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM, các bác sĩ đã chụp phim kiểm tra kĩ lại vị trí, và tiến hành soi khẩn gắp dị vật ra thành công.
BS CK2 Nguyễn Hoàng Nhật Mai, Phó khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM chia sẻ: May một điều là dị vật đã được gắp ra kịp thời, không gây bít tắc ứ khí hoặc xẹp phổi..Dị vật chưa hoại tử n.hiễm t.rùng, chưa tạo ổ mủ áp xe, hay rơi vào bít tắc đường thở chính, có thể gây ngưng thở, thậm chí t.ử v.ong nếu cấp cứu không kịp.
Dị vật được gắp ra thành công
“Với các trẻ nhỏ khi hóc dị vật khó gắp hơn nhiều, phải dùng thiết bị nội soi mềm và chuyên dụng mới gắp được và đường thở trẻ thì nhỏ, rất dễ có biến chứng..Khi phát hiện hóc tại hiện trường, làm thủ thuật sơ cứu tại chỗ chưa chắc bài bản và hiệu quả nữa..Tai nạn hay xảy ra ở t.rẻ e.m do thói quen ngậm đồ chơi hoặc trêu đùa trong lúc đang ăn, uống.
Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ hóc như hạt lạc, hạt dưa, hướng dương, các đồ chơi nhỏ li ti nên để xa tầm với… Nếu trẻ bị hóc nghẹn sặc hay nghi ngờ bị hóc phải đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng..”BS Mai khuyến cáo quý phụ huynh.
Hiện bé đã tỉnh mê, sinh hiệu ổn, và tiếp tục được ổn định sức khoẻ, điều trị viêm phổi.