Để làm món đồ uống chữa bệnh này thực ra rất đơn giản. Người làm chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu dễ kiếm và vài bước làm như sau là đã có ngay một lọ tỏi ngâm mật ong. Tuy nhiên, sử dụng vào thời điểm nào mới tốt thì không phải ai cũng rõ.
Tỏi ngâm mật ong – Đồ uống chăm sóc sức khỏe cực dễ làm nhà nào cũng cần
Khi tiết trời chuyển sang se lạnh cũng là lúc những chứng bệnh ho, cảm lạnh, cảm cúm… được dịp ghé thăm dồn dập hơn. Đây chính là thời điểm chúng ta nên trang bị sẵn trong nhà những đồ uống chữa bệnh từ thiên nhiên, tránh lạm dụng kháng sinh nhiều nhất có thể.
Trong những đồ uống chữa bệnh cũng như món ăn, bài thuốc quý, tỏi ngâm mật ong là thứ nhiều người đang săn lùng hiện nay. Để làm món đồ uống chữa bệnh này thực ra rất đơn giản. Người làm chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu dễ kiếm và vài bước làm như sau:
Để làm món đồ uống chữa bệnh này thực ra rất đơn giản.
Nguyên liệu:
– Tỏi, 3-4 củ tùy thích.
– Mật ong.
– Một lọ có nắp đậy kín.
Cách làm:
– Bóc vỏ, làm sạch và thái tỏi thành các lát nhỏ.
– Trộn đều tỏi thái lát cùng với mật ong trong lọ.
– Đậy kín lọ mật ong trộn tỏi, để nơi thoáng mát trong vài ngày.
Cách dùng: Sau vài ngày lấy ra sử dụng một thìa trước khi ăn, bạn sẽ được tăng cường sức đề kháng chống chọi lại với bệnh tật mùa lạnh, ít bị ốm đau, ốm vặt, đ.ánh bay các triệu chứng ho, cảm lạnh… Điều đáng nói, hỗn hợp tỏi ngâm mật ong không chỉ là thuốc chữa bệnh mà còn là thuốc bổ giúp phòng chống bệnh mà ai cũng có thể sử dụng.
Tỏi ngâm mật ong rất tốt cho sức khỏe nhưng tốt nhất khi ăn vào lúc đói
Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị y học cổ truyền), muốn biết ăn tỏi kết hợp với mật ong có tốt cho sức khỏe hay không phải căn cứ vào tính chất của hai loại này cũng như các thành phần cấu thành.
Lương y nhận định, tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm â.m đ.ạo do n.hiễm t.rùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong m.áu. “Nên dùng 5 – 15g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh”, ông Trung nói.
Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, tính bình, không nóng. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường gluco, lenluzo và fructozo, chất thơm, các loại men, có nhiều vitamin A, B, D, khoáng chất.
Theo Đông y, mật ong được dùng làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, sát khuẩn, chữa đau loét dạ dày, tá tràng, viêm phế quản…
Tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời.
“Như vậy có thể nói, mật ong và tỏi có tác dụng tương tự như nhau. Do đó, về mặt nguyên lý, kết hợp ăn mật ong với tỏi là hoàn toàn vô hại. Chỉ có điều khi trộn mật ong với tỏi sẽ tạo ra mùi vị dễ ăn không mà thôi. Tỏi ngâm mật ong hoàn toàn có tác dụng làm thuốc bổ toàn thân”, vị lương y này cho biết . “Chúng ta có thể dùng hỗn hợp này khoảng 15-20g/ ngày, tối đa là 40g, sẽ rất tốt để tăng cường sức khỏe.
Lý do mà chúng ta chỉ nên ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong lúc đói là bởi vì “ăn lúc đói sẽ hấp thu tốt hơn cho cơ thể. Nếu ăn vào lúc no thì hỗn hợp sẽ nhào trộn cùng thức ăn, làm loãng hiệu quả tăng cường sức khỏe“. Lương y cũng nhắc, bạn nên đ.ập dập tỏi trước khi cho vào mật ong ngâm sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn là để nguyên tép tỏi.
Chuyên gia khuyến cáo: “Có một số trường hợp không nên dùng tỏi”. T.rẻ e.m bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.
T.rẻ e.m bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.
Ngoài ra, lương y Vũ Quốc Trung cũng nói thêm, không chỉ hỗn hợp tỏi ngâm mật ong mới có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa bệnh. Đông y cũng đã khám phá ra nhiều công thức như trộn mật ong với nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, hành tá tràng…
Trả lời thêm về vấn đề này, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng nhận định, sử dụng tỏi ngâm mật ong không chỉ có công dụng chữa bệnh mà còn là thuốc bổ giúp tăng cường sức đề kháng cho mọi người khi thời tiết chuyển mùa.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mật ong chứa 60-70% là glucose, ngoài ra còn có sacharose, muối vô cơ, axit hữu cơ, men tiêu hóa, chất béo… Mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, tì, phế, vị, đại tràng. Lượng khuyến cáo mỗi ngày là 10-20g/ ngày.
Đây là một loại thuốc bổ, giảm mật độ axit của dịch vị, làm axit dạ dày hoạt động bình thường. “Nó có thể chữa được nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan, viêm túi mật, diệt vi trùng”, lương y Bùi Hồng Minh nói. Khi kết hợp với tỏi cũng là thuốc quý trong Đông y sẽ tạo thành bài thuốc chữa bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cực tốt. Nhất là việc ngâm trong mật ong vài ngày sẽ làm cho tỏi ngấm hơn, nâng cao hiệu quả chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, mật ong có tính chất phụ thuộc vào vùng nguyên liệu ong lấy mật. Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý, nếu khu vực mật ong có hoa độc thì mật ong có độc là chuyện rất bình thường, điều này không phải do ong tự bài tiết ra. Do đó, khi mua mật ong cần tìm đúng nguồn tin cậy.
Giao mùa hè thu nên ăn gì?
Giai đoạn thời tiết chuyển mùa đặc biệt là thời điểm giao mùa hè thu vô cùng khó chịu khi tiết trời chuyển từ nóng sang lạnh thay đổi thất thường khiến bạn mệt mỏi, ốm yếu và biếng ăn. Vậy nên ăn gì khi giao mùa để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh.
Thời điểm giao mùa, quá trình trao đổi chất xuống rõ rệt và thời tiết thay đổi liên tục khiến cơ thể không kịp thích ứng. Xuất hiện cảm giác muốn ăn uống một vài món đồ ăn hoặc loại nước uống nhưng lại không hiệu quả và đảm bảo sức khỏe.
Cơ thể con người có thể mắc một số bệnh từ nhiều lý do và mắc bệnh bất cứ lúc nào. Một số loại thực phẩm nên ăn khi giao mùa hè thu giúp cơ thể kích hoạt hormone, giúp bạn cảm thấy thoải mái và có thể chữa lành một số bệnh. Giải đáp thắc mắc giao mùa hè thu nên ăn hay uống gì để tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.
1. Nên ăn sữa chua khi giao mùa
Sữa chua là một trong các loại món ăn được xem là tốt nhất khi thời tiết giao mùa hè thu vì sữa chua cung cấp cho cơ thể tới 150 calo và 8g protein, rất giàu canxi. Ngoài ra, đây còn là loại thực phẩm probiotic giúp cơ thể bạn chống lại cảm cúm đối với thời tiết thay đổi thất thường khi giao mùa hè thu giúp bạn ít ốm.
Lượng carbohydrat trong sữa chua cũng đóng vai trò giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp bạn nhanh khỏi ốm. Trong một nghiên cứu mới đây của Hội đồng Sữa Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện, phụ nữ ăn sữa chua hàng ngày trong 9 tuần còn làm giảm các yếu tố xác định viêm trong m.áu.
2. Trái cây theo mùa
Mỗi mùa sẽ có các loại trái cây khác nhau, các loại trái cây thời điểm giao mùa hè thu như: bòn bon, hồng, chuối… các loại quả theo mùa giúp cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Thời điểm giao mùa các loại quả này có tác dụng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại trái cây theo mùa nên ăn thời điểm giao mùa hè thu giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng – Ảnh Internet
Thời điểm giao mùa hè thu nên ăn gì. Nên ăn chuối, chuối là một trong những loại quả được ưu tiên dành cho thời điểm giao mùa hè thu vì thời tiết thay đổi đột ngột dễ khiến bạn bị cảm cúm, cảm lạnh. Chuối cung cấp nhiều calo, chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.
Không chỉ vậy chuối còn giúp giảm buồn nôn, tiêu chảy, loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp người bị táo bón, bị mụn nhọt hoặc xuất huyết do trĩ và sốt nóng khát nước hay bị tăng huyết áp hoặc mắc bệnh mạch vành giúp an thai.
3. Bổ sung yến mạch khi giao mùa hè thu
Bột yến mạch là loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể con người nhiều calo, vitamin và khoáng chất. Bột yến mạch còn có tác dụng giúp kích thích hệ miễn dịch và làm giảm viêm trong hệ thống tiêu hóa, giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Vì vậy đây là loại thực phẩm bạn cần bổ sung cho cơ thể khi thời điểm giao mùa hè thu tới.
4. Các loại gia vị
Các loại gia vị như ớt, hạt tiêu có tác dụng tốt và khả năng làm giảm tình trạng đau mỏi trong cơ thể của con người. Thời tiết giao mùa khiến nhiều người gặp phải các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang và các loại thức ăn cay giúp khắc phục tình trạng này xảy ra.
Các loại thức ăn cay làm phá vỡ chất nhờn, xóa bỏ cảm giác nghẹt mũi khi mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi khi thời tiết giao mùa tới.
Tỏi cũng là một loại gia vị được sử dụng như một loại dược liệu đối với sức khỏe con người thời điểm giao mùa. Tỏi có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn, kháng virus, chống nấm và chữa bệnh để chống lại vi khuẩn, làm kích thích hệ miễn dịch.
Giao mùa hè thu nên ăn gì, nên bổ sung các loại gia vị cay nóng như tỏi – Ảnh Internet
5. Canh và súp
Canh xương hầm, nước canh xương là món ăn nên ăn vào thời điểm giao mùa vì chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các loại món ăn này giúp cung cấp cho cơ thể nhiều calo, vitamin và khoáng chất như magiê, folate, canxi và phốt pho. Thời điểm giao mùa hè thu bạn có thể lựa chọn các món canh xương để bổ sung thêm vào bữa cơm gia đình để giúp gia đình khỏe mạnh trong thời tiết giao mùa.
Súp, một số loại súp như súp gà có thể giúp ích khi thời tiết chuyển mùa như hè thu. Súp gà giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, protein cần thiết cho cơ thể, bổ sung chất điện giải, chất lỏng giúp cơ thể đủ nước.
6. Trà và đồ uống nóng
Thời tiết giao mùa các loại trà và đồ uống nóng nên được ưu tiên. Đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu, cơ thể đang phải tập thích ứng dần với thời tiết chuyển từ hè sang thu. Trong khi đó nhiệt độ thời tiết đều thay đổi thất thường gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Trà và đồ uống nóng giống như một vị thuốc có tác dụng giảm đau tự nhiên, làm sạch chất nhầy gây ra bởi xoang và trong trà còn chứa polyphenols, đây là một chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật.