Úp mặt vào nước đá là một phương pháp đang được một số nơi sử dụng ‘trị’ nhịp tim tăng nhanh trong trường hợp khẩn cấp. Thế nhưng theo các chuyên gia tim mạch, việc sử dụng phương pháp này cần phải rất thận trọng.
Êkip các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM thực hiện thủ thuật thay van động mạch chủ qua da cho người bệnh tim – Ảnh: BV ĐH Y dược cung cấp
Mới đây nhất là trường hợp của bé N.Q.A. (5 t.uổi, quê T.iền Giang) được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa trung tâm T.iền Giang cứu sống bằng liệu pháp này thông qua sự trợ giúp qua mạng của bác sĩ tuyến trên.
Bé A. nhập viện trong tình trạng mệt lừ đừ, tay mát, môi tái, huyết áp tụt, nhịp tim rất nhanh trên 200 lần một phút (nhịp tim bình thường của bé 5 t.uổi từ 80 đến 120 lần một phút). Lúc này có chỉ định sốc điện để cứu bé nhưng gia đình kiên quyết không chịu sốc điện, yêu cầu chỉ can thiệp tối thiểu.
Tình trạng bé ngày càng yếu buộc bác sĩ trực khoa nhi của bệnh viện phải gọi điện tham vấn ý kiến một chuyên gia tuyến trên về điều trị loạn nhịp tim. Sau khi xem xét tình trạng của bé (qua mạng) kết hợp với các xét nghiệm đã làm, bác sĩ khuyên tăng liều thuốc bé đang uống và úp mặt bé vào thau nước đá lạnh.
Trải qua 2 lần úp mặt, nhịp tim của bé tụt xuống 110 lần một phút, bé hết khó thở, môi hồng lên trông thấy. Sau 3 giờ nhịp tim đều 100 lần một phút, bé được bác sĩ cho xuất viện về nhà.
Trao đổi với T.uổi Trẻ Online về phương pháp này, bác sĩ Lê Phát Tài – khoa thông tim can thiệp, kiêm trưởng phòng quản lý chất lượng Viện Tim TP.HCM – cho biết phương pháp úp mặt vào thau nước đá lạnh hoặc dùng túi chứa đá lạnh úp vào mặt trong vòng 10-15 giây còn được gọi là nghiệm pháp Vagal (Vagal maneuvers).
Theo bác sĩ Tài, nghiệm pháp này chỉ được áp dụng với người nhịp nhanh kịch phát trên thất (tâm nhĩ) đã được bác sĩ chẩn đoán, được hướng dẫn thực hiện một cách thuần thục nhiều lần trong bối cảnh người bệnh không có triệu chứng nặng nề như khó thở, đau ngực, ngất xỉu. Còn ngược lại bệnh nhân cần được khẩn cấp chuyển vào bệnh viện để cắt cơn bằng cách dùng thuốc hoặc sốc điện chuyển nhịp.
Một điểm đáng lưu ý thêm là rối loạn nhịp tim nhanh có thể xuất phát từ tâm thất, mức độ nguy hiểm cao và có thể đột tử bất cứ lúc nào. Nếu dùng biện pháp này hoàn toàn không hiệu quả, chỉ có thể kéo dài thời gian cấp cứu và không tốt cho quả tim, cũng như sức khỏe người bệnh.
Theo bác sĩ Tài, trên thực tế trong nghiệm pháp Vagal còn có 3 kỹ thuật thường được áp dụng như tạo cơn ho; kích thích gây nôn ói và hít sâu, rồi rặn tạo áp lực trong ổ bụng, lồng ngực (giống đại tiện)… thì có thể ngắt được cơn loạn nhịp nhanh.
“Nghiệm pháp này có những đối tượng áp dụng thích hợp, không phải loạn nhịp tim nhanh nào cũng áp dụng được, do đó người dân cần phải lưu ý, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có quả tim khỏe, an toàn”, bác sĩ Tài khuyến cáo.
Ăn nhiều củ dền trẻ nhỏ có nguy cơ bị chuyển hóa bất thường
Theo bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng TP HCM, củ dền đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần tránh ăn nhiều nhất là đối với trẻ nhỏ.
Báo VNnExress dẫn thông tin từ Phó giáo sư, tiến sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, củ dền là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, vitamin C và B9, mangan, kali, sắt. 100 g củ dền tươi cung cấp 43 kcal, 1,6 g protein, 2,8 g chất xơ, 250 mg nitrat vô cơ.
Đông y ghi nhận củ dền có tác dụng giảm huyết áp, tăng cường lưu thông m.áu, thành phần nitrat vô cơ phong phú giúp tăng khả năng hoạt động thể lực. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và trong thời gian lâu dài không theo định lượng tiêu chuẩn cho phép thì nitrat sẽ tích tụ, các vi khuẩn trong đường ruột sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit, gây ngộ độc.
Củ dền rất tốt cho sức khỏe nhưng tránh lạm dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố TP HCM, giải thích nitrit là chất oxit hóa mạnh, nó hấp thu vào m.áu và biến đổi hemoglobin (hồng cầu tố – có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô) thành methemoglobin, không thể vận chuyển oxy, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy trong m.áu, gây ra một loạt chuyển hóa bất thường.
Đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng t.uổi độ pH dạ dày thấp, hệ thống khử methemoglobin chuyển trở lại thành hemoglobin trong cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non. Nếu hấp thụ quá nhiều khiến hệ thống quá tải, không khử được methemoglobin như người lớn dẫn đến ngộ độc.
Biểu hiện ngộ độc là tím tái, ngột ngạt, khó thở, suy hô hấp, nhịp tim nhanh, nhức đầu, m.áu có màu chocolate. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ thiếu oxy não gây co giật, bứt rứt, hôn mê, thiếu oxy tim gây ngưng tim, ngưng tuần hoàn, suy hô hấp, thậm chí t.ử v.ong.
Liều gây c.hết trung bình của nitrit là 100-200g/kg trọng lượng, tương đương với liều của chất cực độc cyanide. Đến nay các ca nhập viện do ngộ độc nitrit chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng t.uổi.
Cụ thể, trước đó một bệnh nhi ở Long An đã bị ngộ độc do nồng độ methemoglobin hơn 30% chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân. Bác sĩ chỉ mới xác định được trong thai kỳ và sau sinh người mẹ đã ăn củ dền nhiều tháng, chứ chưa tìm hiểu được mẹ có cho bé ăn uống nước củ dền hay không.
Y văn chưa có chứng cứ độc tố có thể truyền từ dây rốn hay sữa từ mẹ sang con. Tuy nhiên yếu tố mẹ ăn củ dền trường kỳ là mấu chốt để bác sĩ thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và giải độc.
Tương tự, do nghĩ củ dền có tác dụng bổ m.áu, chị L. ở Bình Chánh nấu thành nước rồi pha sữa cho con, người mẹ còn pha củ dền vào nước cho con uống. Chỉ sau ba ngày thực hiện thực đơn, bé nhà chị bỗng tím tái và khó thở.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM bé có dấu hiệu ngưng thở do suy hô hấp, toàn thân tím đen. Phải mất hơn hai ngày cấp cứu tích cực, các bác sĩ mới may mắn cứu được bệnh nhi. Nguyên nhân được xác định là do thành phần có trong củ dền gây thiếu ôxy m.áu.
Liên quan tới vụ việc, lãnh đạo Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, suy nghĩ củ dền bổ m.áu là không đúng bởi so với những loại thực phẩm có chứa chất sắt thì củ dền có lượng sắt không cao.
Riêng các loại củ quả có màu vàng – đỏ, xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cam, rau xanh giàu dinh dưỡng, cụ thể là cà rốt, có chất t.iền vitamin A, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A có ích cho mắt; các loại khác giúp tăng miễn dịch cho hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và da. Tuy nhiên dùng quá nhiều, quá thường xuyên với lượng lớn vẫn không có lợi cho trẻ.