B.é t.rai ở Phú Thọ bị phù nề xuất huyết cấp tính, trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, đã được điều trị kịp thời.
Phù nề xuất huyết cấp tính (AHEI – Acute Hemorrhagic Edema of Infancy) là bệnh hiếm trên thế giới với khoảng 300-500 ca từng được báo cáo.
Y văn Việt Nam mới ghi nhận ca đầu tiên cách đây ít ngày là b.é t.rai Đ.N.D. (6 tháng t.uổi) tại Phú Thọ. Bé gặp tình trạng vành tai, má, tay và chân xuất hiện mảng xuất huyết tím đen, đối xứng nhau. Sau khi vào viện, trẻ tiếp tục phát ban trên bàn tay, chân kèm theo sưng nề, đau.
Nguyên nhân?
Theo tài liệu từ Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, AHEI ở trẻ sơ sinh là loại bệnh viêm mạch bạch cầu lành tính, thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng t.uổi. Chứng phù nề xuất huyết cấp tính ở trẻ sơ sinh lần đầu tiên được mô tả vào năm 1913, tại Mỹ.
Sau đó, năm 1936, bệnh được ghi nhận ở Argentina. Năm 1938, bác sĩ Finkelstein báo cáo về chứng AHEI tại châu Âu và được ghi chép trong các tài liệu ở khu vực này dưới nhiều thuật ngữ khác nhau như bệnh Finkelstein, hội chứng Seidlmayer, phát ban xuất huyết giống mống mắt sau n.hiễm t.rùng và phù nề ở trẻ, phù nề Purpura en cocarde avec.
Trường hợp của bé D. tại Phú Thọ mang những đặc trưng điển hình của ca mắc AHEI. Năm 2019, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Tallaght, Dublin, Ireland, cũng ghi nhận trường hợp tương tự. Đó là b.é g.ái 4 t.uổi, nhập viện khoa Cấp cứu với t.iền sử phát ban đỏ lan tỏa 2 ngày, đau và sưng khớp. Bé đã không khỏe cách đó 2 tuần với các triệu chứng ho, viêm đường hô hấp trên.
Phù nề xuất huyết cấp tính ở trẻ sơ sinh có triệu chứng điển hình là các nốt phát ban, xuất huyết tím đen. Ảnh: Medscape.
B.é g.ái có nốt ban đỏ lan rộng thành vùng hợp lưu lớn trên mặt, mông, thân, cẳng chân, cánh tay. Hai khớp cổ chân của bệnh nhân đau và sưng tấy khiến em không thể đi lại, vận động.
Tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện trong 48 giờ và không cần phải can thiệp y tế. Sau 2 ngày theo dõi tại nhà, bệnh nhân không còn triệu chứng.
Biểu hiện bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của mề đau, ban đỏ, phát ban xuất huyết Henoch-Schnlein (vì thế thời gian đầu bệnh được coi là biến thể của chứng này), giảm tiểu cầu vô căn, meningococcemia, bệnh Kawasaki và phát ban do thuốc. Hiện nay, phù nề xuất huyết cấp tính được phân loại là thực thể riêng biệt.
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh hiếm gặp trên vẫn chưa thể xác định. 84% ca mắc có t.iền sử nhiễm virus (n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên cấp tính, viêm dạ dày ruột), sử dụng thuốc kháng sinh.
Trong một đ.ánh giá của các bác sĩ chuyên khoa tại Israel, bệnh nhân bị phù nề xuất huyết cấp tính còn gặp nhiều tình trạng n.hiễm t.rùng khác nhau như đường tiết niệu do khuẩn E.coli; viêm dạ dày ruột do virus rota; n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên do adenovirus, Streptococcus pyogenes; viêm amiđan – nướu do herpes simplex; nhiễm cytomegalovirus (CMV). Ngoài ra, một số báo cáo mô tả mối liên quan giữa bệnh nhân và tình trạng nhiễm virus Coxsackie.
Y văn thế giới mới chỉ ghi nhận 300-500 ca mắc phù nề xuất huyết cấp tính. Ảnh: The Lancet.
Dấu hiệu và biến chứng
Thông thường, phù nề xuất huyết cấp tính ở trẻ sơ sinh, phổ biến ở b.é t.rai. Phần lớn bệnh sẽ khỏi trong vòng 1-3 tuần sau khi điều trị.
Tuy nhiên, y văn từng ghi nhận trường hợp gặp phải 4 lần phát ban với cấp độ nặng dần. Đó là một b.é g.ái 16 tháng t.uổi tại Hy Lạp. Sau đó, nhờ sự chữa trị của các bác sĩ, b.é g.ái đã thoát khỏi nguy hiểm, mất dần các nốt phát ban, không gặp đáng ngại nào về sức khỏe.
Trẻ mắc bệnh sẽ gặp các triệu chứng bao gồm phát ban, phù nề, sốt và các dấu hiệu tổn thương liên quan nội tạng. Theo tài liệu ghi chép của tiến sĩ Andre Schultz, Bệnh viện Waikato, Hamilton, New Zealand, triệu chứng phát ban của trẻ thường phát triển nhanh trong vòng 24-48 giờ, các vết bầm tím tự phát và đốm kích thước khác nhau, màu hồng hoặc ban xuất huyết. Những vết phát ban này phân bổ ở tứ chi, mặt, đặc biệt là tai, mí mắt, má và có hình hoa thị.
Dấu hiệu phù nề ở trẻ đặc trưng bởi những vết phù, sưng mô mềm. Đây cũng là triệu chứng xuất hiện sớm, bắt đầu từ bàn tay, chân và kéo dài đến các chi. Một số trường hợp có phù nề xung quanh các tổn thương ban xuất huyết.
Phù nề xuất huyết cấp tính ở trẻ sơ sinh rất hiếm khi liên quan nội tạng và da. Tuy nhiên, tiến sĩ Elisabetta Fiore, Trung tâm Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, Đại học Wuerzburg (Đức) và cộng sự từng ghi nhận 2 ca gặp biến chứng dính ruột. Một trường hợp khác tại Nhật Bản gặp biến chứng liên quan thận và thiếu m.áu.
Kết quả xét nghiệm m.áu của trẻ mắc phù nề xuất huyết cấp tính thường không đặc hiệu. Các thông số huyết học, sinh hóa và xét nghiệm nước tiểu không bất thường. Do đó, các bác sĩ có thể gặp khó khăn khi xác định bệnh của trẻ qua những xét nghiệm cận lâm sàng.
Theo tiến sĩ Andre Schultz, đến nay, AHEI là bệnh chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Trẻ mắc phù nề xuất huyết cấp tính có thể tự khỏi. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng corticosteroid toàn thân để cải thiện các biểu hiện cấp tính.
Đây là bệnh lành tính nhưng một số trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm. Đó là các ca hiếm gặp bị viêm khớp, thận, đau bụng, xuất huyết đường tiêu hóa, lồng ruột, đau bìu, xoắn t.inh h.oàn.
Phát hiện, xử trí sớm trẻ bị lồng ruột
Lồng ruột là một bệnh lý nghiêm trọng, trong đó 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 t.uổi, là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở t.rẻ e.m.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đoạn ruột bị lồng vào nhau sẽ b.ị h.oại t.ử, dẫn đến thủng ruột và gây viêm phúc mạc (màng bụng).
Nguyên nhân gây lồng ruột
Hiện các bác sĩ vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây lồng ruột. Tuy vậy, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải hiện tượng này như: độ t.uổi bị lồng ruột nhiều nhất là trẻ 5 – 9 tháng t.uổi;
Giới tính: chứng lồng ruột xảy ra nhiều hơn ở các b.é t.rai; Các vấn đề bất thường: viêm ruột, khối u trong ruột, polype lồng ruột hoặc mắc bệnh gây rối loạn co bóp ruột, mắc hội chứng suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng lồng ruột
Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng từng cơn, khóc thét đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn,… Cơn đau bụng có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú; Nôn: ở giai đoạn đầu lồng ruột, trẻ bị nôn ra thức ăn. Ở giai đoạn muộn, trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng;
Đại tiện ra m.áu: thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, trẻ có thể đại tiện ra m.áu đỏ hoặc nâu, phân có nước nhầy; Với những trẻ đang bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay những trẻ đã từng bị lồng ruột thì triệu chứng trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn cũng là một dấu hiệu nghi ngờ bị lồng ruột,…
Trẻ bị lồng ruột cần được xử trí kịp thời.
Cách xử trí khi trẻ bị lồng ruột
Do lồng ruột diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn ói nhiều, phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ xác định bệnh qua thăm khám, siêu âm, chụp X-quang ruột, chụp CT.
Trong trường hợp phụ huynh đưa trẻ đến trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau, gây sưng nề, tắc nghẽn mạch m.áu hay thậm chí là hoại tử, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột bị lồng này. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ cũng rất khó khăn, phức tạp, trẻ dễ t.ử v.ong do suy kiệt và viêm phổi nặng. Vì vậy phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện lớn ngay khi bé có dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột.
Hình ảnh lồng ruột.
Chăm sóc trẻ sau khi tháo ruột lồng
Tỷ lệ lồng ruột tái phát cao trong vòng 48 giờ sau khi tháo lồng, do vậy bố mẹ hay người chăm trẻ phải chú ý biểu hiện của lồng ruột tái phát như: đau bụng đột ngột, trẻ khóc thét, bỏ chơi, biếng ăn, nôn ói,… để đưa trẻ khám ngay; Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc, không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa kê;
Sau khi tháo ruột lồng vẫn cho trẻ ăn uống, sinh hoạt như bình thường, không cần phải kiêng cữ nên cho trẻ vui chơi, vận động mạnh hay nhún nhảy quá nhiều vì việc này không ảnh hưởng đến lồng ruột; Với trẻ bị lồng ruột tái phát nhiều lần, phụ huynh không nên quá lo lắng, chỉ cần đưa trẻ đến khám ở bác sĩ ngoại nhi để được tư vấn và xử trí cho trẻ.
Quan trọng là phát hiện bất thường của trẻ và đưa đi khám kịp thời; Giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa đông xuân, ăn uống vệ sinh, tránh nguy cơ viêm hạch mạc treo dẫn tới lồng ruột.
Lồng ruột là bệnh lý nguy hiểm, trẻ cần được thăm khám ở giai đoạn sớm, nếu để lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, sau khi điều trị bệnh, chế độ chăm sóc trẻ sau khi tháo lồng ruột cũng cần được chú ý. Vì thế các bậc cha mẹ nên chọn địa chỉ thăm khám uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi giàu kinh nghiệm, chuyên môn để chăm sóc và điều trị tốt nhất cho trẻ.