Mẹ ơi, bé nằm trong bụng sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi mẹ thường xuyên ăn những loại thực phẩm không lành mạnh này đấy.
Việc ăn uống trong khi mang thai là một vấn đề quan trọng mà mẹ bầu nào cũng cần phải lưu ý. Bởi lúc này, dinh dưỡng mẹ nạp vào không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mẹ mà còn cả cho em bé ở trong bụng nữa. Do đó, mẹ hãy ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các vi chất cần thiết cho thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy tránh xa những loại thực phẩm không lành mạnh này nhé. Bởi mẹ cứ vô tư “nạp” vào sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể và thai nhi trong bụng đấy.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng cần kiểm soát cân nặng. Một số mẹ bầu có xu hướng thích ăn nhiều đồ ngọt hơn khi mang thai. Tuy nhiên việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến cân nặng tăng vọt, hàm lượng chất béo trong cơ thể tiếp tục tăng lên quá đà và khiến cơ thể mẹ thêm gánh nặng. Bên cạnh đó, do quá trình chuyển hóa khi mang thai nên mẹ ăn nhiều đồ ngọt có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, thai nhi bị dị tật.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng không nên ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Tuy rằng những đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ khiến chị em có cảm giác ăn uống hơn. Nhưng chính thói quen xấu này sẽ mang đến những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể như tồn dư chất độc từ đồ ăn được dùng dầu chiên rán nhiều lần. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.
Đồ ăn cay nóng
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng chán ăn, ăn không cảm nhận rõ mùi vị. Việc ăn đồ ăn cay nóng phần nào kích thích vị giác, giúp chị em ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên mẹ bầu hãy hạn chế điều này bởi ăn nhiều đồ cay nóng có thể khiến cơ thể bị nóng trong, gây ra chứng táo bón. Mẹ bầu ăn đồ cay nóng nhiều cũng dễ bị ợ hơi, ợ nóng vì tăng sự sản xuất axit trong dạ dày.
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn đồ cay nóng quá nhiều cũng sẽ dẫn đến chứng táo bón. Nếu chứng táo bón tiếp diễn trong thời gian mang thai quá lâu, mẹ sẽ có thể bị trĩ.
Đồ muối chua
Đồ muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi… cũng có thể giúp mẹ bầu kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Nhưng bên cạnh đó đồ muối chua cũng khiến mẹ bầu tăng nồng độ natri trong cơ thể, gây mất nước, ảnh hưởng đến lượng nước ối cung cấp cho thai nhi. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm muối chua còn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi, thậm chí con còn tăng khả năng bị chứng cao huyết áp khi lớn lên.
Thai nhi trong bụng mẹ có biết ‘ăn’ không? Bác sĩ trả lời không những biết mà còn ‘ăn rất ngon’
Bác sĩ cho biết, thai nhi đã phát triển hệ vị giác ở tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, nhưng đến 16-17 tuần mới nếm được độ mặn của thức ăn.
Thai nhi “ăn” như thế nào?
Như chúng ta đã biết, thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng khác nhau thông qua dây rốn. Thai nhi 10 tuần t.uổi đã có thể nuốt nước ối, mỗi ngày ít nhất 500ml nước ối, thậm chí khi được 7-8 tháng bé uống tới 1 lít nước ối mỗi ngày.
Thai nhi có thể nếm mùi vị thức ăn không?
Hệ thống vị giác của thai nhi đã được hình thành ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng đến khi thai được 16-17 tuần, bé mới nếm được mùi vị của thức ăn. Nói chung, em bé sẽ thích đồ ngọt, khi mẹ ăn thức ăn có nhiều đường, em bé sẽ nuốt nước ối thường và chuyển động thường xuyên hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn nhiều đồ ngọt vì dễ mắc tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không biết nếm vị đồ ăn, khi bé ăn no cũng sẽ đ.ánh giá đồ ăn. Nếu thấy hài lòng với mùi vị đồ ăn thì bé sẽ ợ hơi. Nếu bạn cảm thấy chuyển động của thai nhi kéo dài trong 2-5 phút, với khoảng cách 2-3 giây mỗi lần, có thể bé đang nấc cụt sau khi ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sở thích ăn uống của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích ăn uống của bé sau khi chào đời. Vì vậy, mẹ bầu nên tận dụng cơ hội quý giá này trong suốt thai kỳ để bổ sung thực phẩm một cách cân đối, đặc biệt là một số loại rau củ, giúp thai nhi hình thành thói quen không kén ăn.
Ngoài ra, những thực phẩm có vị đắng cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, có tác dụng điều hòa hệ thần kinh , xoa dịu tâm trạng mẹ bầu và thúc đẩy sự phát triển vị giác của thai nhi.