Báo Sức khỏe&Đời sống mở chuyên mục Tư vấn thẩm mỹ nhằm giải đáp những thắc mắc của bạn đọc trong lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ.
Người tư vấn: Đại tá – TS.BS. Nguyễn Huy Thọ (ảnh) , nguyên Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật hàm mặt và Tạo hình – Bệnh viện TW Quân đội 108, Uỷ viên Hội đồng Khoa học Sở Y tế Hà Nội.
Tôi bị máy nghiền ngô nghiến đứt 3 đốt ngón tay và đã phải cắt bỏ, hiện tôi đã bình phục và làm việc bình thường. Tuy nhiên, 3 ngón tay bị thương thì trở nên ngắn ngủn, rất mất thẩm mỹ. Sau đó có người nói nếu tôi giữ được các mẫu trên ngón tay bị đứt, bảo quản lạnh thì có thể nối lại được.
Ở quê tôi có rất nhiều tai nạn kiểu này, có người còn bị mất hẳn một ngón tay vì lơ đễnh khi làm việc, nên tôi rất quan tâm đến thông tin mà người ấy đưa ra. Thưa bác sĩ, nếu ngón tay bị nghiền đứt bởi máy móc thì có thể nối lại được không?
Công Tráng (Đông Anh, Hà Nội)
Nhiều trường hợp bị đứt ngón tay được nối thành công.
Từ hàng chục năm trở lại đây, các khoa Phẫu thuật tạo hình và Chấn thương chỉnh hình ở những bệnh viện lớn tại Hà Nội (Bệnh viện TW Quân đội 108, Việt Đức, Xanh Pôn) và TP. Hồ Chí Minh ( Bệnh viện Chợ Rẫy) đều có khả năng khâu nối các chi thể bị đứt lìa. Thông tin mà bạn nghe được (có thể nối liền các mẩu ngón tay bị đứt nếu biết bảo quản lạnh) là đúng.
Tôi xin nói rõ hơn những tiêu chuẩn để nối liền chi thể đứt lìa để mọi người có thêm kinh nghiệm đối phó với những tình huống bất ngờ: Phải cho chi thể đứt lìa vào túi ni lông, để vào thùng và đổ đá xung quanh (chi thể sống ở 4 độ C mới có khả năng nối lại được, ở nhiệt độ thường thì chóng c.hết mà nóng quá thì chóng hỏng). Chỉ băng ép vết thương để m.áu đừng chảy thêm, không được thắt mạch m.áu.
Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt (6 tiếng sau tai nạn, chi thể giảm sự sống). Chi thể muốn được nối lại phải có đường cắt tương đối gọn. Những chi thể dập nát vì bị chó nhai, bị ô tô nghiền, bị máy cuốn giập hết gân thì hầu như không cứu vãn được.
Các chi thể càng ở phía ngọn chi thì tỉ lệ sống càng dễ (nối ngón tay dễ sống hơn nối bàn tay, nối bàn tay dễ sống hơn nối cánh tay). Nhưng về mặt kĩ thuật thì khó nhất là ở các đầu chi. Để nối ngón tay, phải dùng đến kĩ thuật vi phẫu với một ê-kíp được đào tạo bài bản, các bác sĩ phải mất từ 8 – 10 tiếng cho một bệnh nhân.
Nhân đây, cũng xin lưu ý thêm với bạn là không chỉ nối được ngón tay, các bác sĩ Việt Nam có thể nối liền nhiều thứ khác nữa. Khi gặp tai nạn, mọi người nên giúp nạn nhân tìm và bảo quản phần bị đứt rời theo cách trên, kể cả d.ương v.ật, môi, đầu mũi, má, thậm chí là phần da đầu bị máy cuốn mất cả mảng (với phần da đầu thì cần cắt bớt tóc trước khi cho vào túi ni lông và ướp đá).
Gia tăng đột quỵ ở người trẻ, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cảnh báo gì?
Đột quỵ xảy ra ở những người dưới 45 t.uổi được gọi là đột quỵ ở người trẻ. Thói quen uống rượu bia, hút t.huốc l.á, ăn nhiều thực phẩm chiên rán, lười vận động… làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ.
GS.TS Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết như vậy tại buổi lễ ra mắt Đơn vị đột quỵ- Khoa Nội hồi sức thần kinh diễn ra sáng 25/11 tại Hà Nội.
Theo GS.TS Trần Bình Giang, mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện có sự thay đổi từ các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới sang mô hình mới chủ yếu là các bệnh liên quan chuyển hóa như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid…. Một trong những hậu quả là bệnh lý mạch m.áu não, đột quỵ ngày càng tăng lên, ngày càng trẻ hóa.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy tại Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc bệnh đột quỵ hàng năm. Điều đáng lo ngại là bên cạnh bệnh không lây nhiễm, những người mắc bệnh đột quỵ đang gia tăng lên một cách nhanh chóng, trong đó 1/3 số trường hợp mắc bệnh đột quỵ là ở những người trẻ t.uổi (từ 40-45 t.uổi).
GS.TS Trần Bình Giang phát biểu tại buổi ra mắt Đơn vị đột quỵ- Khoa Nội hồi sức thần kinh
Theo GS.TS Trần Bình Giang những người bệnh mắc đột quỵ khi điều trị không kịp thời, không tốt sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Nhiều trường hợp qua được cơn đột quỵ nhưng để lại di chứng vô cùng nặng nề và trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và trong xã hội, bởi họ bị liệt không đi lại, không lao động được, vì vậy việc điều trị bệnh đột quỵ sớm rất quan trọng.
“Những người trẻ uống rượu bia, t.huốc l.á, ăn nhiều thức ăn giàu lipit, đồ chiên, dán, đồ ăn nhanh, những chất kích thích, thể dục thể thao ít làm cho tình trạng sơ vữa mạch m.áu tăng và tiến triển rất nhanh. Nhiều người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn chuyển hóa lipit, men gan… vì vậy tình trạng xơ vữa mạch m.áu xảy ra sớm. Khi người trẻ bị xơ vữa mạch m.áu như vậy là nguyên nhân quan trọng của việc tổn thương mạch m.áu não trong bệnh đột quỵ ở những người trẻ tuổi”- GS.TS Trần Bình Giang phân tích.
Việc điều trị bệnh nhân đột quỵ đòi hỏi sự tiếp cận đa chuyên ngành: nội thần kinh, hồi sức thần kinh, ngoại khoa, can thiệp mạch m.áu, tim mạch, phục hồi chức năng sau điều trị…
“Tỷ lệ đột quỵ tăng lên ở người trẻ ngoài do dị dạng mạch m.áu bẩm sinh thì còn do thay đổi lối sống không rốt. Giới trẻ hiện nay uống rượu bia, hút t.huốc l.á, ăn nhiều thực phẩm chiên rán, sinh hoạt không lành mạnh… Lối sống đó khiến tỷ lệ xơ vữa mạch m.áu tăng rất nhanh, sớm, là nguyên nhân quan trọng tổn thương mạch m.áu não”- GS.TS Trần Bình Giang phân tích.
Vì thế, chuyên gia khuyên người dân cần giữ chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học, rèn luyện cơ thể đều đặn.
Theo GS.TS Trần Bình Giang, với bệnh đột quỵ, việc đưa người bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị được hay không. 6 giờ đầu tiên từ khi khởi phát triệu chứng là thời gian vô cùng quý báu để chữa và phục hồi chức năng tốt nhất. Vì thế, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế có khả năng xử lý được càng sớm càng tốt. Người dân cần nhận biết được những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo đột quỵ, vận chuyển người bệnh an toàn và nhanh nhất đến cơ sở điều trị chuyên khoa.
TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết thêm trước đây nhiều người khi biết đến Bệnh viện Việt Đức chủ yếu là đơn vị ngoại khoa phẫu thuật, nhưng nay bệnh viện phát triển thêm mảng nội khoa nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị đột quỵ một cách toàn diện, tạo thuận lợi cho bệnh nhân.
Với bệnh đột quỵ, yếu tố địa lý rất quan trọng vì trong cấp cứu cứu thời gian là vàng, càng điều trị sớm bệnh nhân càng có cơ hội hồi tốt.
“Việc đơn vị đột quỵ-khoa nội hồi sức thần kinh được thành lập là một nhân tố để bệnh viện hoàn thiện các chuyên khoa trong công tác điều trị toàn diện cho bệnh nhân, từ đó bệnh nhân không phải chuyển viện. Bởi trong điều trị bệnh lý đột quỵ, thì thời gian vàng là bệnh nhân được cấp cứu đến viện sớm và không phải di chuyển nhiều cơ sở là nhân tố để bệnh nhân được phục hồi tốt”- TS.BS Nguyễn Anh Tuấn nói.
Phục hồi chức năng cho một nữ bệnh nhân tại Khoa Nội Hồi Sức thần kinh, Bệnh viện Việt Đức.
Sự ra đời của đơn vị đột quỵ là nền móng để bệnh viện phối hợp triển khai các kỹ thuật cao trong chẩn đoán liên quan đến các bệnh về thần kinh, mạch m.áu…
Người bệnh đột quỵ khi vào viện được chăm sóc điều trị bởi những chuyên gia giỏi nhất về mổ phẫu thuật thần kinh, những kỹ thuật hiện đại nhất về vi phẫu, mổ thức tỉnh, kỹ thuật mổ với sự trợ giúp của robot phẫu thuật, phục hồi chức năng… và những thiết bị hiện đại nhất, hệ thống thiết bị dành cho chẩn đoán và can thiệp hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay.