5 nhóm thực phẩm cực tốt cho những người bị viêm xoang

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với những bệnh nhân bị viêm xoang, giúp kiểm soát được các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra.

Bệnh viêm xoang nên ăn gì là băn khoăn của không ít bệnh nhân mắc căn bệnh này. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người mắc bệnh viêm xoang nên dùng.

Bên cạnh việc tuân theo phương pháp điều trị của các bác sĩ, người bệnh viêm xoang cần phải tích cực bổ sung cho mình các loại thức ăn phù hợp để tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Theo các nghiên cứu, thực phẩm tốt cho người bị viêm xoang là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, chất kháng sinh tự nhiên, kẽm, omega-3 và những thực phẩm giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.

1. Người bệnh viêm xoang nên ăn rau quả tươi

Các loại rau quả có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Quan trọng hơn, vitamin C còn giúp hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm niêm mạc mũi, xoa dịu vùng mũi. Đồng thời loại vitamin này còn giúp làm loãng chất dịch nhầy, hỗ trợ giúp thông mũi dễ dàng hơn. Vì vậy, đây là nhóm thực phẩm đầu tiên trả lời cho câu hỏi bệnh viêm xoang nên ăn gì.

Những loại rau quả tốt cho bệnh viêm xoang như: Cà rốt, bí đỏ, khoai lang, cần tây, củ cải đường, bơ, hạt hướng dương, ngô, cam, quýt, bông cải xanh… Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý chỉ sử dụng ăn những loại rau quả sạch, được chế biến kỹ để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

5 nhom thuc pham cuc tot cho nhung nguoi bi viem xoang 07e 5274894

Rau quả tươi chứa nhiều loại vitamin, rất tốt cho người bị bệnh viêm xoang – Ảnh Internet.

2. Thực phẩm kháng sinh tự nhiên

Nhóm thực phẩm thứ hai những người mắc bệnh viêm xoang nên ăn là nhóm thực phẩm có chứa các chất kháng sinh tự nhiên. Một số loại thực phẩm có tác dụng như các chất kháng sinh giúp kiểm soát bệnh viêm xoang.

Mặt khác, các loại nguyên liệu này còn làm giúp làm dịu niêm mạc họng, cải thiện tình trạng tổn thương ở xoang mũi. Nhóm thực phẩm này bao gồm các loại như: mật ong, gừng, tỏi, củ hành,… . Tuy nhiên, bạn cần ăn với liều lượng vừa phải, không được ăn quá nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị.

3. Thực phẩm giàu chất kẽm

5 nhom thuc pham cuc tot cho nhung nguoi bi viem xoang 2f2 5274894

Thực phẩm giàu chất kẽm giúp giảm tình trạng viêm, nhiễm, sưng tấy – Ảnh Internet.

Thực phẩm giàu chất kẽm là nhóm thực phẩm tiếp theo những người bị viêm xoang nên ăn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu chất kẽm sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở niêm mạc mũi, hốc mũi. Đặc biệt, những loại thực phẩm này còn hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Một số loại thức ăn chứa chất kẽm người bệnh có thể cung cấp cho cơ thể của mình như cá, hến, sò, ốc, thịt heo,… Lưu ý, bệnh nhân cần phải chế biến chín thực phẩm trước khi ăn để hỗ trợ điều trị bệnh.

4. Bệnh viêm xoang nên ăn thực phẩm giàu Omega 3

Thực phẩm giàu omega-3 rất tốt cho sức khỏe nói chung. Đặc biệt, đối với người bị viêm xoang, omega-3 sẽ giúp tăng cường đề kháng và cải thiện tình trạng đau nhức do căn bệnh này gây ra.

Người bệnh viêm xoang nên ăn gì để tốt cho sức khỏe khi bị bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như: Cá hồi, cá nục, cá mòi,…Ngoài ra, bắp cải, mè, một số loại hạt như hạt hướng dương… cũng là các thực phẩm giàu omega-3 có nguồn gốc thực vật mà bệnh nhân nên bổ sung trong quá trình điều trị bệnh.

5. Thực phẩm bổ phế âm

Ngoài các nhóm thực phẩm những người bị bệnh viêm xoang nên ăn nêu ở trên, một số loại thức ăn có tính ấm, giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang. Người bệnh có thể ăn các loại thức ăn như táo tàu, củ từ, gạo nếp, sữa chua, đường đỏ,… Theo Đông y, loại thực phẩm này được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang.

5 nhom thuc pham cuc tot cho nhung nguoi bi viem xoang 256 5274894

Người bệnh viêm xoang nên ăn các thực phẩm để tăng cường sức khỏe như táo tàu, củ từ,… – Ảnh Internet

Do đó, người bệnh có thể bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang.

Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thực phẩm nêu trên, bệnh nhân mắc viêm xoang cần phải quan tâm tới chế độ sinh hoạt hàng ngày. Điều này cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh viêm xoang:

– Vệ sinh vùng mũi sạch sẽ: Giúp loại bỏ các sinh vật gây bệnh, giảm dịch nhầy và hạn chế ngạt mũi, sổ mũi.

– Giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn nên sử dụng các vật dụng như khăn choàng cổ, áo khoác, mũ len,… để bảo vệ sức khỏe, tránh cơ thể bị lạnh.

– Dùng khẩu trang: Khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với hóa chất, khí bụi, bạn hãy đeo khẩu trang để bảo vệ vùng mũi.

– Xông hơi và massage vùng mũi: Đây cũng là biện pháp hữu hiệu giúp mũi thông thoáng trở nên thông thoáng hơn, có tác dụng tốt trong việc tăng cường lưu thông vùng mũi và giảm đau nhức hiệu quả.

– Nghỉ ngơi dưỡng sức và luyện tập: Trong quá trình bị viêm xoang, người bệnh không nên làm việc quá sức và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng cần luyện tập nhẹ nhàng nhằm cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ điều trị viêm xoang tốt hơn.

Tổng hợp các phân loại viêm xoang thường gặp

Việc phân loại viêm xoang thường gặp sẽ giúp bệnh nhân có được phác đồ điều trị phù hợp nhất, từ đó nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

tong hop cac phan loai viem xoang thuong gap 90d 5271190

Viêm xoang là một bệnh lý rất thường gặp hiện nay, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa và khi không khí bị ô nhiễm nặng nề. Việc phân loại viêm xoang còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như cấp độ và vị trí của bệnh. Dựa vào phân loại bệnh mà từ đó bác sĩ có thể đưa ra chỉ định về phương pháp điều trị hợp lý.

1. Cấu tạo và chức năng của xoang mũi

Các xương ở phần x.ương s.ọ mặt con người phần lớn là các xương rỗng. Những hốc này được gọi là xoang và được đặt tên theo tên của vùng xương đó. Niêm mạc xoang lót phía trong lòng xoang và có cấu tạo giống niêm mạc hô hấp.

Cấu tạo của xoang cũng được chia thành 2 nhóm là xoang trước và xoang sau. Nhóm xoang trước bao gồm xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán các xoang này vây quanh hốc mắt.Do các dịch tiết của nhóm xoang này đổ về khe mũi trước, nên người bị bệnh viêm các nhóm xoang trước thường có triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi và dễ gây biến chứng mắt.

Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau và xoang bướm. Chúng nằm ở sâu dưới nền sọ và có liên quan tới phần sau của ổ mắt cũng như dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạch, tuyến yên. Do vùng xoang này nằm ở vị trí kín hơn nên ít bị xâm nhập bởi những nguyên nhân bên ngoài. Khi bị viêm, nhóm xoang sàng sau gây tiết dịch ở khe mũi sau ra vùng họng.

tong hop cac phan loai viem xoang thuong gap a08 5271190

So sánh xoang bình thường và xoang bị viêm (Ảnh: Internet)

Chức năng của xoang giúp giảm trọng lượng của vùng đầu. Chúng cũng giúp âm thanh phát ra cộng hưởng với các xoang ở mặt tạo ra giọng nói cũng đặc trưng cho từng người và lưu thông không khí. Khi các niêm mạc ở xoang bị viêm gây ra tắc các lỗ thông xoang và ứ dịch.

2. Phân loại viêm xoang theo nguyên nhân

Viêm xoang có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để phân loại bệnh viêm xoang theo nguyên nhân có thể kể đến:

Viêm xoang do nhiễm vi khuẩn. Loại viêm xoang này thường do các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc nhiễm khuẩn răng gây ra.

Viêm xoang do nhiễm virus. Các loại virus gây loại viêm xoang này bao gồm virus cúm, adenovirus…

Viêm xoang do nấm. Loại bệnh này thường xảy ra ở 1 bên xoang.

Viêm xoang do dị ứng. Khi cơ thể tiếp xúc với những dị nguyên như phấn hoa, bụi, lông động vật… gây ra.

Viêm xoang do bất thường cấu trúc giải phẫu. Các trường hợp có thể gặp là vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, khối u hốc mũi…

Viêm xoang do yếu tố nội tiết. Loại bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ có thai hay người bệnh bị suy giáp.

3. Phân loại bệnh dựa trên mức độ

Ngoài nguyên nhân, bệnh viêm xoang cũng có thể được phân loại dựa vào diễn tiến hay mức độ của bệnh. Dựa theo tiến triển của bệnh bao gồm:

Viêm xoang cấp tính. Đây là tình trạng viêm diễn ra trong 1 thời gian ngắn và người mắc bệnh cũng đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Khi mắc viêm xoang cấp tính, nếu được điều trị đúng và kịp thời sẽ có thể khỏi hoàn toàn.

Viêm xoang bán cấp. Các biểu hiện của viêm xoang bán cấp tuy không diễn biến nhanh như cấp tính nhưng lại có tốc độ và mực độ tăng hơn trước. Nếu chủ quan, không nhận biết và điều trị dứt điểm sẽ có nguy cơ rất cao trở thành viêm xoang mạn tính và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm xoang mạn tính. Thường khi bị viêm xoang cấp tính mà không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm xoang mạn tính. Việc điều trị viêm xoang mạn tính thường khó hơn, cần kết hợp sử dụng thuốc và thủ thuật. Một số trường hợp đặc biệt cần can thiệp bằng phẫu thuật.

Viêm xoang tái phát. Đây là loại viêm xoang thường tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm. Điều trị viêm xoang tái phát cũng khó khăn hơn, cần sự kiên trì và cố gắng của người bệnh.

4. Phân loại dựa theo vị trí

Dựa theo vị trí kích hoạt xoang mà các chuyên gia các phân loại viêm xoang khác nhau. Tiêu biểu trong đó là viêm xoang sàng, viêm xoang trán, viêm xoang bướm, viêm xoang hàm và viêm đa xoang.

tong hop cac phan loai viem xoang thuong gap 9b9 5271190

Vị trí các xoang ở cơ thể người trưởng thành (Ảnh: Internet)

4.1. Viêm xoang sàng

Xoang sàng có diện tích bé nhất trong các xoang, bao gồm nhiều hốc nhỏ và nằm giữa hốc mũi với hốc mắt. Viêm xoang sàng được chia thành:

Viêm xoang sàng trước. Khi mắc bệnh viêm xoang sàng trước, người bệnh sẽ bị chảy dịch nhày ra khe trước và giữa của mũi. Chất dịch nhày này ứ đọng gây tắc nghẽn và đau nhức gốc mũi.

Viêm xoang sàng sau. Ở trường hợp này, chất dịch nhày chảy qua khe mũi sau xuống vòm họng gây vướng họng và khó chịu. Từ đó người mắc bệnh sẽ phát sinh phản xạ khạc nhổ đờm liên tục. Bệnh diễn tiến nặng có thể ảnh hưởng đến thị giác.

Viêm cả 2 xoang sàng. Đây là tình trạng khi cả xoang sàng trước và sau đều bị viêm. Người mắc bệnh bị ngạt mũi, chảy nước mũi đồng thời có đờm ở cổ họng.

Viêm xoang sàng ở t.rẻ e.m. Đây là tình trạng bệnh đặc biệt nguy hiểm ở t.rẻ e.m. Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng nhìn và biến chứng nội sọ.

4.2. Viêm xoang trán

Xoang trán nằm trong xương trán và ở vị trí cao nhất ở trong các xoang mặt. Nó tương ứng với đầu lông mày. Đây là bệnh thường gặp nhất và thường đi kèm với viêm xoang sàng trước. Một số triệu chứng đặc trưng của viêm xoang trán có thể kể đến bao gồm:

– Đau, nhức phía trên ổ mắt, vùng chân mày.

– Chảy dịch mủ nhiều, thường xuyên bị nghẹt mũi, chảy nước mũi.

– Đưa mắt qua lại đôi khi cũng gây đau. Đặc biệt đau nhói khi ấn vào trên hố mắt.

Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa cấp hay viêm tai giữa mạn thủng màng nhĩ, viêm màng não mủ và có nguy cơ t.ử v.ong.

4.3. Viêm xoang bướm

Xoang bướm nằm sâu trong khoang mũi, dưới sàng sọ. Nó có liên quan với thần kinh thị giác và động mạch cảnh trong. Các triệu chứng của bệnh đa phần thường không rõ ràng do đó gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán bệnh. Một số triệu chứng nhận biết bệnh viêm xoang bướm bao gồm:

– Nghẹt mũi, chảy dịch mũi.

– Đau ở giữa hai hốc mắt, trên đỉnh đầu và lan ra phía sau gáy.

– Dây thần kinh khứu giác hoặc thị giác bị ảnh hưởng.

– Hôi miệng, chảy dịch ra sau họng nhiều.

4.4. Viêm xoang hàm

Xoang hàm là xoang lớn nhất trong các xoang mặt. Chúng nằm ở hai bên má và hướng về phía cánh mũi. Bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn tới áp-xe ổ mắt hoặc lây sang các xoang khác. Một số dấu hiệu của bệnh bao gồm:

– Dịch chảy ra từ khe mũi, gây ngạt mũi, chảy nước mũi, có mùi khó chịu.

– Đau nhức ở hai bên má.

– Đau nhức nhiều hơn khi ấn vào vị trí rãnh mũi má.

4.5. Viêm đa xoang

Một số trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Tình trạng này được gọi là viêm đa xoang. Nguyên nhân gây bệnh viêm đa xoang có thể do sự nhiễm khuẩn lây lan từ xoang này sang các xoang khác. Có thể do dị ứng hay yếu tố môi trường cũng như cấu trúc giải phẫu bất thường của cơ thể.

Một vài dấu hiệu điển hình của viêm đa xoang thường gặp bao gồm:

– Chảy nhiều dịch mũi, số lượng nhiều, màu xám có thể là xanh hay vàng. Đôi khi trong một số trường hợp còn chứa lẫn m.áu hoặc mủ.

– Người bệnh đau đầu nghiêm trọng và thường xuyên. Đặc biệt đau nhức ở vùng thái dương, trán, xung quanh mắt, đỉnh đầu và sau đó lan ra vùng sau gáy.

– Một số người có thể bị giảm thị lực và giảm khả năng ngửi do dây thần kinh khứu giác bị ảnh hưởng.

– Người mệt mỏi, ăn không ngon.

– Sốt nhẹ.

– Họng có dịch chảy ra nên gây vướng và khó chịu, từ đó khiến người bệnh luôn muốn khạc đờm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *