Để biết dạ dày có vấn đề hay không, bạn có thể theo dõi phản ứng của cơ thể sau mỗi bữa cơm. Sau khi ăn cơm xong thấy một trong biểu hiện dưới đây thì hãy cảnh giác với các bệnh về dạ dày.
Sau ăn chướng bụng, khó tiêu
Ảnh minh họa
Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng xảy đến thường xuyên sau các bữa ăn mặc dù bạn chưa hoàn toàn cảm thấy no hay chỉ mới ăn một lượng thức ăn vừa phải. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của viêm loét dạ dàu hoặc ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Khi mắc bệnh thường có cảm giác đau tức, trướng bụng và buồn nôn sau khi ăn.
Ăn xong cảm giác buồn nôn, nôn
Ảnh minh họa
Đây là biểu hiện của bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh nôn nhiều sẽ kéo theo các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho tình trạng mất nước và điện giải trong dịch dạ dày xảy ra. Nặng hơn có thể là tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh bị sút cân nhanh dẫn đến thiếu m.áu, phù nề.
Đau vùng thượng vị
Ảnh minh họa
Sau bữa ăn, các cơn đau bụng thường xảy ra ở vùng thượng vị – khu vực nằm ở giữa ngay dưới đáy xương sườn. Đặc biệt đối với người cao t.uổi thường bị đau bụng sau những bữa ăn, tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Ăn xong hay ợ chua
Khi ăn xong, sau bữa ăn hay có dấu hiệu ợ chua. Tình trạng trào ngược axit dạ dày, bị ợ chua xảy ra trong thời gian dài thì các chất trong cơ thể như pepsin, axit dạ dày, dịch mật sẽ đi vào thực quản thông qua quá trình trào ngược. Điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thực quản.
4 biểu hiện sau bữa ăn cho thấy bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Nếu có 4 biểu hiện bất thường này sau bữa ăn, bạn nên cảnh giác trước nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là khối u ác tính, có tỷ lệ t.ử v.ong rất cao và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, chỉ khi bệnh đến giai đoạn muộn, đa số bệnh nhân mới phát hiện bệnh. Bạn phát hiện bệnh càng sớm thì nguy cơ chữa trị thành công càng cao, cơ thể càng ít bị tổn thương nặng nề.
Dưới đây là 4 biểu hiện bất thường sau bữa ăn cho thấy bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, nếu phát hiện ra mình cũng có những biểu hiện này thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện tiến hành nội soi để nhận được sự tư vấn và chữa trị kịp thời.
1. Luôn cảm thấy chướng bụng sau bữa ăn
Mọi người sẽ cảm thấy đầy hơi sau khi ăn quá nhiều là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, do các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày không liên quan gì đến việc bạn ăn bao nhiêu nên ngay cả khi bạn ăn rất ít cũng cảm thấy chướng bụng thường xuyên xảy ra thì đừng nghĩ đơn giản đó là do ăn không tiêu hay viêm dạ dày.
Nếu thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc mà bệnh không thuyên giảm thì bạn tốt nhất nên đi nội soi dạ dày để loại trừ khả năng ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
2. Trào ngược axit và buồn nôn sau bữa ăn
Nếu bạn cảm thấy ợ chua và trào ngược axit dạ dày sau khi ăn, điều này có nghĩa là nhu động dạ dày đang trở nên yếu hơn, dẫn đến tiết quá nhiều axit dịch vị. Do đó khi bạn ăn, axit dịch vị trào ngược lên họng cùng thức ăn, gây kích ứng mạnh cho đường tiêu hóa.
Tình trạng buồn nôn và nôn không rõ nguyên nhân sau bữa ăn cũng có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư dạ dày. Để phân biệt với buồn nôn do viêm dạ dày hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa thì bạn có thể uống thuốc và quan sát, nếu uống thuốc lâu mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, hãy đến bệnh viện để điều tra nguyên nhân.
3. Đau dạ dày sau bữa ăn
Nếu dạ dày có những tổn thương thì đặc điểm chính là sau khi ăn rất dễ cảm thấy đau dạ dày, khi khối u dạ dày đang trong quá trình phát triển thì thức ăn ăn vào sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau. Khối u dạ dày ngày càng lớn, chèn ép các mô và dây thần kinh xung quanh, thì dạ dày càng đau quặn hơn.
Vì vậy, khi bạn thường xuyên cảm thấy đau dạ dày sau khi ăn thì đó chắc chắn là do bệnh dạ dày gây ra, ung thư dạ dày là loại bệnh nghiêm trọng nhất, tốt nhất bạn nên đi nội soi dạ dày kịp thời.
4. Đi ngoài phân đen sau bữa ăn
Bệnh ung thư dạ dày thường gây c.hảy m.áu dạ dày, nếu c.hảy m.áu dạ dày nhiều lần thì m.áu sẽ được thải ra ngoài theo đường ruột, cuối cùng sẽ tạo thành phân đen. Khi thải ra nhiều phân đen thì người bệnh bắt đầu cũng có triệu chứng thiếu m.áu.
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, chúng ta phải thực hiện những điều sau:
1. Chú ý đến thói quen ăn uống, ăn ít đồ hun khói, đồ nướng, đồ chua, chú ý vệ sinh ăn uống, không ăn đồ quá hạn, mốc, bỏ t.huốc l.á, hạn chế rượu bia, ăn uống nhạt.
2. Tránh nhiễm Helicobacter pylori (HP) – thủ phạm chính gây bệnh dạ dày, nếu để nó sinh sôi và phát triển rất dễ gây ung thư dạ dày. Vì vậy, cần làm tốt công tác phòng bệnh, chú ý vệ sinh cá nhân, hạn chế sử dụng dụng cụ ăn uống công cộng, vệ sinh khử trùng bộ đồ ăn, không cho trẻ ăn mút tay.
3. Khám sức khỏe thường xuyên là cần thiết. Đặc biệt nếu bạn trên 40 t.uổi, có t.iền sử gia đình bị ung thư dạ dày, mắc bệnh dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP thì nội soi dạ dày thường xuyên là cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả nhất.